Bàn luận

Ở lại chia cái nhục với anh em, cũng là có chút tình và khí phách

SOI: Đây là cmt của Phó Đức Tùng cho bài “Khi di cư nội mắng di cư ngoại là cầu vinh…“. Soi xin được đặt tên và đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. * Thực ra thì chẳng ai có quyền yêu cầu người khác ở hay về, và ai làm […]

Ý kiến - Thảo luận

16:05 Sunday,31.7.2016

Đăng bởi:  RauMuong Noigian

Nhất trí Châu Hồng Lĩnh, kết bạn với nhau đi. Chứ còn như anh Tùng và anh Gấu thì đất nước lại chia đôi nữa thì bỏ mịa...
Châu Hồng Lĩnh, đề nghị kết bạn tha thiết lần nữa đi, nếu bạn còn ghé Soi chơi, email của tôi: hachausonttvh@gmail.com

8:41 Saturday,12.12.2015

Đăng bởi:  Jack Kevin

Có lý có tình mà mình không biết kkkk

22:33 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
mình cho rằng người tài, người hiền, người quân tử của đất nước thời nào cũng có, và cũng đều không nhiều. có điều bây giờ nhiều giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ quá, thành ra dễ bị lẫn chức danh với hiền tài. Nhiều người có bằng thì nghĩ là mình là nhân tài. và nhiều người khác cũng kỳ vọng ở họ như vậy. thực ra mấy chuyện đó chẳng liên quan gì tới nhau.

21:15 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  capcuu

Gửi bác Ngoc Mai,
Có lẽ bác chưa hiểu rõ ý tôi. Tôi không có ý trách ai đi du học rồi ở lại (dù dễ dàng hơn hay khó khăn hơn).
Chỉ nhắn nhủ rằng, ai đi cứ đi, ai ở lại bển cứ ở lại. Có điều, đừng quăng bom về nước với những câu nói kiểu.... quay về thì "bị đàn áp, thiếu tự do, bị tước đoạt quyền sáng tạo, phải chạy vạy chỗ này chỗ kia để xin đuợc việc làm, cày bằng đầu gối và nước bọt ...." , vì những câu nói đó làm những kẻ ở lại VN như tôi rất đau lòng, và có phần "tủi thân".
Và thêm nữa, các bạn ở lại bển, đừng than thân kiểu "nơi xứ tuyết lạnh lẽo, đôi khi cô đơn quạnh quẽ..." vì dù sao, các bạn cũng còn có lựa chọn (ở lại hoặc quay về VN).
Xem ra, quyền "kêu ca" cũng thuộc về các bạn nốt....

19:14 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác Tùng. Em nghĩ là so với thế hệ đi trước thì hiện nay những người gọi là tài năng, tinh hoa đất nước hiếm vô cùng. Cũng có thể em nhầm.

18:14 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Candid
mình không rõ ông Ngọc thời đó nghĩ thế nào. Mình chỉ biết là không thấy ông phàn nàn hay tỏ ra hối hận về việc đã ở lại bao giờ. Mình biết là thời đó, sau một số thử nghiệm làm công trình và dạy học cho chế độ, ông đã thôi không hợp tác. Nhưng còn việc phải phục vụ cho dân cho nước thì đối với ông là điều tất nhiên. Và một thể chế không như ý chưa từng là một vấn đề đáng phải bận tâm đối với ông. Mình cho rằng câu hỏi "thành đạt" cá nhân không phải thứ đủ quan trọng để khiến ông quyết định đi hay ở. Từ nhỏ sống với ông, mình đã coi việc mọi vinh quang, lợi lộc do bên ngoài đem lại đều chỉ là hư danh và có thể bị người ta lấy đi bất kỳ lúc nào. Và chẳng một yếu tố "thân ngoại chi vật" nào đáng để ta thay đổi những quyết định của đời mình. Ông yêu từng gốc, cây, ngọn cỏ, từng đứa bé, cụ già ở cái đất nước này, và yêu tới mức ngày nào cũng vẽ từng chi tiết với đầy trìu mến. một chế độ không vừa ý chẳng qua như cái giẻ bẩn trong kho báu, làm sao khiến ta bỏ kho báu được. Những hành xử thô thiển này nọ của vài quân đầy tớ nô tài ô trọc làm sao khiến ta từ bỏ tri kỷ bạn bè. Quay trở lại Trần Đức Thảo, một trí thức như tầm cỡ đó hiển nhiên phải có kho báu tự thân vô cùng lớn. Làm sao một chế độ có thể làm ô nhiễm kho báu đó được.

17:06 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  candid

Trước giờ trên Soi em đọc về cụ Trịnh Hữu Ngọc có một số câu hỏi, nhân tiện hỏi bác Tùng. Em đọc các bài về cụ thì thấy là năm 54 với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh như thế, cụ hoàn toàn có thể chọn vào Nam như nhiều người khác nhưng cụ đã không đi. Không hiểu có cùng lý do như trong bài bác Tùng không?

15:57 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình chưa đọc được đoạn nào Trần Đức Thảo than phiền về việc về, toàn thấy thiên hạ thương vay khóc mướn. Mình cũng chẳng thể biết Trần Đức Thảo sẽ nghĩ thế nào. Nhưng chỉ từ góc độ của bản thân, mình thấy việc được quan sát đất nước trong một giai đoạn lịch sử, cho dù dưới góc độ từ một người không có chức quyền, chẳng thể góp phần thay đổi đất nước, cũng có nhiều điều hấp dẫn, hơn là cắm công nghiên cứu lý thuyết, đóng góp một hạt cát vào cái kho tàng đằng nào cũng đã khổng lồ của bọn Tây.

15:08 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Lac rang ca vo

Bác Phan:
"Tôi không biết Triết gia Trần Đức Thảo và Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sẽ tham gia cuộc thảo luận này như thế nào. Phó Đức Tùng có tưởng tượng nổi không."

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường thì em không đề cập gì. Còn triết gia Trần Đức Thảo thì em đoán, chỉ đoán thôi vì em không thể nói thay được cho ông.
Tức là em đoán, có một khả năng, ông sẽ nói: "Biết thế hồi đó, nghe theo lời ông Cụ". Vì có một số tư liệu nói rằng, khi ông cũng muốn về, như ông Trần Đại Nghĩa, .. thì ông Cụ bảo: "Chú Thảo làm lý thuyết, nên ở lại thì hơn".

13:37 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cũng không đến nỗi thế bác Ngọc Mai ạ. Em làm việc nhiều với các bạn xa mẹ về, có bạn giỏi nhưng cũng có bạn rất bình thường. Một số bạn hòa nhập tốt nhưng cũng có bạn không chịu nổi môi trường làm việc sau một thời gian phải quay lại xa mẹ tiếp hoặc ra ngoài làm. Cái này cũng tương tự chuyện ba ba với rùa biển bác Riêng Chung từng kể.

13:14 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  ngoc mai

Gửi bác CAPCUU,

Bác có bao giờ nghĩ rằng có những người đi du học và ở lại làm việc ở nước ngoài thì những người ở nhà lại có thêm cơ hội không ạ? Bản thân tôi thì đôi khi thấy mình may mắn vì rất nhiều bạn tôi đã phải tha phương nơi đất khách quê người để mình có một chỗ làm ở quê nhà, nơi người càng ngày càng khôn và của càng ngày càng khó. Tôi thường thật lòng với các bạn mình rằng "chúng mày mà về thì tao chả có cửa".

Sao bác lại nghĩ ở nước ngoài là lựa chọn dễ dàng, sự thật là ngược lại. Ở ta đi nhậu, đi chơi, trà đàm tửu khoái chém gió dài dài chứ ở tây thì cứ cắm mặt cắm mũi vào mà làm, lại còn phải cạnh tranh với cái bọn tây vừa khôn vừa ngoan, vừa lọc lõi, vừa dai sức. Bản thân tôi thì thương cho các bạn mình nơi xứ tuyết lạnh lẽo, đôi khi cô đơn quạnh quẽ. Nhiều người trong số họ cũng con nhà gia thế, về chắc chắn họ kiếm được chỗ ngon nhưng họ muốn tự thử thách và tự chọn con đường độc lập và lương thiện.

Nhưng sắp tới sẽ có trào lưu con các nhà gia thế học ở nước ngoài về rồi ào vào cơ quan nhà nước, khi đó xem các bác có ca ngợi họ là yêu nước thương dân và đồng cam cộng khổ giống nòi không ạ.

8:51 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Phan

Tôi không biết Triết gia Trần Đức Thảo và Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sẽ tham gia cuộc thảo luận này như thế nào. Phó Đức Tùng có tưởng tượng nổi không.

7:40 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Nhớ lại có chuyện vui hầu các bác. Năm ấy thiên hạ xôn xao sắp tẩn nhau với Tàu đến nơi rồi, phải đổi vàng, đổi đô tích trữ và tính đường chạy. Em phát chán khi nói với bọn bạn là không có vàng cũng không có tiền mà chúng nó không tin. Thế là lúc có đứa hỏi em tính chạy đường nào, em trả lời là tao không chạy vì giữ truyền thống gia đình. Truyền thống gì? Truyền thống toàn làm điều Ngược với thiên hạ, ví dụ ông nội em năm 1930 thay vì chọn làm cho chính quyền bảo hộ thì trở thành Đảng viên Đảng CS Đông Dương. Sau này bố em tiếp nối, chọn ra chiến trường thay vì sang Liên Xô xa mẹ. Thế nên em dứt khoát phải giữ lấy truyền thống dại dột đấy.

Thế là bạn em mắng em mỗi câu Ngu, rồi bỏ đi. :D

6:30 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Liên quan đến chuyện này em nhớ năm nọ khi Tầu kéo giàn khoan HD vào, thấy tình hình có vẻ nóng bỏng em nghe nhiều người nói: chị bảo cháu cứ ở bên ấy đừng về. Rồi nhiều người khác tính đường có gì thì chạy vào Nam rồi từ đấy sang Campuchia. Có người hỏi em tính chạy đằng nào, em cũng chả lời như bác cấp cứu là làm gì có lựa chọn mà chạy.

Đến đợt Nga với Ukraina đánh nhau, lại thấy nhiều người Việt bảo muốn chạy vì sợ con bị bắt đi lính. Có người nói Nga đánh Ukraina không liên quan đến họ, trong khi trước đấy họ chọn ở lại thay vì về.

Tóm lại là chỉ những người có cơ hội mới phải đau đầu.

4:00 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  capcuu

Tôi và những kẻ ở lại Việt Nam (phần lớn là những kẻ không có cơ hội để ra đi) xin có ý kiến:
Thẳng thắn mà nói, tôi cũng muốn đi du học lắm chứ. Đời tôi không thể đi, tôi cũng mong đời con tôi được đi du học.
Nhìn bạn bè cùng trang lứa đi du học thành tài (rồi ở lại nước ngoài), tôi cũng mừng và có phần ghen tị.
Nhưng.....
Các bạn làm tôi đau lòng...
Các bạn (những kẻ ra đi và ở lại bển), những người giỏi giang (kiếm được học bổng để đi du học) hoặc là con cái của những bậc cha mẹ thành đạt (có tiền để du học tự túc) lại lựa chọn cơ hội sống và làm việc dễ dàng (môi trường phù hợp, mức lương mơ ước.v.v..) để lại cho chúng tôi (những kẻ tầm thường) tất cả những thứ lộn xộn, xấu xí mà các bạn chê, không thèm nhận (bị đàn áp, thiếu tự do, bị tước đoạt quyền sáng tạo, phải chạy vạy chỗ này chỗ kia để xin đuợc việc làm, cày bằng đầu gối và nước bọt - như chính các bạn đã nói ).
Chúng tôi buộc phải nhận (vì có cơ hội nào khác đâu?), phải sống, làm việc và cố gắng sáng tạo trong một môi trường mà theo các bạn ở lại nghĩa là "tạch". Chúng tôi phải sống và làm việc với những thứ tệ hại mà các bạn bỏ lại.
Có điều, như đã nói, chúng tôi là những kẻ tầm thường (không đủ năng lực để đi du học), nên những điều chúng tôi làm ở VN cũng chỉ tầm thường mà thôi. Chúng tôi không đủ khả năng để thay đổi môi trường làm việc trong nước, để tạo điều kiện thuận lợi rồi mời các bạn quay về làm việc với mức lương mơ ước.
Nhưng chúng tôi đủ khả năng sống sót, làm việc và sáng tạo ở Việt Nam, và đợi đến ngày các bạn trở về làm những điều lớn lao hơn.
Đọc lại lịch sử, những ngày tháng sau năm 45, rất nhiều giáo sư, bác sĩ, rất nhiều trí thức đã quay về Việt Nam theo lời kêu gọi của cụ Hồ. Họ quay về rồi chui lên rừng rú Việt Bắc, làm việc và chiến đấu trong những lán trại, hang hốc... vì mục đích cao cả hơn nhiều.

0:08 Friday,11.12.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Việt Tiên

Anh Phó Đức Tùng ới ời, ở nước ngoài cũng cày gần chết mới chọi lại tụi bản xứ để sống và kiếm tiền chứ có phải ngồi không rồi "mổ ăn" đâu anh ơi. Chỉ có điều ở các nước ấy chúng em cày bằng chính năng lực và sức lực của bản thân chứ ko cày bằng đầu gối và nước bọt như ở mình đâu anh :)

23:39 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  LC

Đọc bài này buồn quá, như một tiếng than xé ruột...

11:03 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Châu Hồng Lĩnh

Cái này thì em không đồng ý với anh được rồi.
Nếu đất nước có chiến tranh, thì làm công dân nên trở về bảo vệ Tổ quốc. Còn đất nước hoà bình, ai ở đâu mặc kệ người ta. Ai cũng có quyền chọn chỗ mình ở sao cho thích thú nhất.
Tất nhiên là ở chỗ này cũng không cần thiết phải dè bỉu chỗ kia. Cuối cùng em vẫn thấy bài này của em hay: :))

10:56 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Hồ Quang Dũng

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống với cà dầm tương
Nhưng anh chỉ nhớ với thương
Anh về chắc có mỗi tương với cà...

3:41 Thursday,10.12.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Thiên Lộc

Em cũng muốn về lắm nhưng mà nói chuyện tiền nong thì bên này (Canada) làm đuợc nhiều hơn anh ạ. Cơ hội thăng tiến nhiều hơn là ở nhà. Mà em cũng thèm không khí quê nhà lắm. Có điều cảnh sát bên này nó không chặn em giữa đuờng để đòi mãi lộ. Mà em cũng chả cần phải chạy vạy chỗ này chỗ kia để xin đuợc việc làm như hồi còn ở VN. Cái nữa là mình nhìn ai đó thì họ cuời, gật đầu chào chứ không "nhìn gì mày, chém chết mẹ giờ". Nên là em chết nhát ở lại Canada.

23:52 Wednesday,9.12.2015

Đăng bởi:  ngoc mai

Tại sao lại phải chia sẻ cái nhục ạ, và anh em liệu có cần sự chia sẻ ấy? Nếu không giải thoát cho anh em khỏi cảnh nhục, thì về làm gì, chỉ càng nhục thêm và bế tắc thêm mà thôi. Nhiều trí thức có thể cam chịu như anh Lê Bá Khánh Trình nhưng nhiều người vì bản tính thẳng thắn và quyết liệt, họ không thể sống cùng nỗi nhục bị đàn áp, bị tước đoạt quyền tự do, quyền sáng tạo. Khuyên họ về chẳng khác nào đẩy họ vào chỗ chết, họ đã không cống hiến được gì mà lại sẽ rơi vào tình trạng bất mãn và khốn cùng.

Mỗi người có lựa chọn sáng suốt nhất cho riêng mình để có thể cống hiến nhiều nhất có thể. Anh Phạm Tuấn Anh sẽ làm lợi cho Tổ quốc nhiều hơn nếu anh ấy ở nước ngoài. Nếu về VN anh có thể tạo thêm được công ăn việc làm cho người khác, tạo thêm những cơ hội mới thì mới nên về, chứ nếu anh chỉ nhăm nhăm kiếm một chỗ làm công ăn lương, ngày ngày "chia sẻ" nỗi nhục trí thức thì sự "đồng cam cộng khổ" ấy liệu có thể được gọi là yêu nước thương nòi và tự hào khí phách được không? Ngày xưa các cụ bảo không thành công cũng thành nhân nhưng thời nay không thành công thì lại thành ... dở người như thày Khoa với bạn Đăng ấy.

20:58 Wednesday,9.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Vừa ngẫu nhiên đọc phỏng vấn Lê Bá Khánh Trình. Mình cho rằng đó là những nhận định có trí và có tình. share lại để bạn nào chưa đọc có thể tham khảo.


20:24 Wednesday,9.12.2015

Đăng bởi:  admin

Có hai cmt sau cho bài này nhưng lại tiếp liền bên bài “Chuyện dở hơi…”. Soi xin được post qua đây lại để cho liền mạch trao đổi tiếp.

Bạn Ba Bốn Năm viết:
“Anh Tùng đang nói về chuyện các bạn du học sinh nói không về nước vì môi trường làm việc này nọ, nhưng đó không phải là lập luận của anh Phạm Tuấn Anh. Việc đưa tới kết luận “chim cứ nên đất lành mà đậu” của Tuấn Anh là kết quả của một chuỗi lý luận và lý do đã liệt kê từ trên xuống, trong đó không có cái nào miệt thị quê hương và chọn ở lại vì tiền.
“Không phải cứ xa quê hương là vì tiền và bỏ rơi nước, còn ở lại quê hương là giúp nước. Có nhiều người chọn ở lại trong nước và bán quê hương ngay tại chỗ ạ. Gọi là bán tận gốc.”

Anh Phó Đức Tùng trả lời:
“Ba Bốn Năm
Ý mình là nói cái chuyện “đất lành chim đậu” ấy. Người ta bao đời xây dựng, cố gắng mới được. mình ở đâu đến, lại cứ nghiễm nhiên coi như của trời cho, ai cũng có quyền hưởng như nhau. Bố nghiện hút thì con ăn mày, cái đó là thường tình, chứ đời cha tha hồ hủ bại, con mình đẻ ra, thấy nhà ai giàu thì bảo đất lành chim đậu, sang đó mà ở, thì còn ra cái gì. Người thế hệ này, làm điều gì phải nghĩ con mình phải chịu. Người thế hệ sau, sinh ra trong nhà nào, cũng phải có trách nhiệm gánh hậu quả của đời trước, thế mới là con người. Người ta trồng cây vun xới bao đời mới có được quả, mình có phải chim rừng đâu mà cứ đến mổ ăn. Xã hội loài người không phải rừng xanh. con người cũng không phải cầm thú. làm người không có liêm sỷ, lấy gì để lập quốc, chả trách coi quê hương, đất nước ra gì.”

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả