Gẫm & Bình

Thế nào là nghệ thuật đương đại? (phần 1): Vài chia sẻ khi đứng trên hàng rào…

“Tôi không đồng ý với những điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của anh.” Voltare nói như vậy từ khá lâu rồi. Ở đây không có ai chết cả, chỉ muốn nói với bạn/bác Dove (trong cmt của bài này), cá nhân em luôn cho rằng: tôn […]

Ý kiến - Thảo luận

9:33 Sunday,10.3.2019

Đăng bởi:  tri ròm

Theo tui, quá trình thay đổi logo  của hãng Apple là 1 định nghĩa của con-temporary.
từ 1 cây táo lung tung đến khi đớp thành quả ( đớp: cắn dứt khoát, gọn gàng ) từ cây táo.
thế thôi...
để làm 1 sản phẩm đương đại thì rất dễ, nhưng để đẹp hả??? làm đi..

1:50 Saturday,29.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Cảm ơn anh Tùng, định trả lời bạn Dương thì thấy anh đã type rồi.

Chủ nghĩa Hậu hiện đại cũng có những mặt tích cực của nó. Một trong những tính chất của nó là tính Phi-tâm hóa (la décentralisation). Nó là tiền đề để những giọng điệu mới và được coi là nằm ở ngoại vi của các trung tâm nghệ thuật lớn như một nghệ sỹ Việt Nam có thể xuất hiện ở những nơi được coi là có vị thế trung tâm hơn.
Tuy nhiên nó cũng là một thứ gây nhiều tranh cãi bởi nội hàm của nó chứa nhiều thuộc tính bất quy tắc và khó nắm bắt.

17:50 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  admin

Lên thành bài riêng rồi đây nhé LC:
Chủ nghĩa Hậu hiện đại” là có hay không hả các bác?"

16:19 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  LC

Hay quá, Soi đưa cmt này của anh MOBH lên thành bài đi

15:19 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nhân câu hỏi của Dương Trần, xin góp một bài bàn kỹ hơn một chút về hậu hiện đại.
Hậu hiện đại quả có thể coi là một tập hợp nhiều triết lý. Trước hết, muốn hiểu nó là gì phải hiểu thế nào là hiện đại, vì hậu hiện đại không phải một khái niệm tự túc.
Vắn tắt có thể hiểu như sau:
Hiện đại là một thời kỳ mà loài người có một quan điểm về vũ trụ quan cơ học, duy vật. Vũ trụ là một cỗ máy vật lý, được cấu thành bởi những đơn nguyên cơ bản nhỏ bé theo một số quy luật tự nhiên. Tuy phức tạp, nhưng sự phức tạp đó chỉ là lượng chứ không phải chất. Và nếu con người đủ thời gian, đủ dữ liệu thì sẽ hiểu được sự vận hành của thế giới.
Trên thực tế, tất nhiên con người chỉ là thầy bói sờ voi, nhưng dù sờ thấy phần nào thì cũng là một phần con voi, và sau vô cùng nhiều tích luỹ thì hiểu biết về con voi sẽ chính xác dần. người ta muốn tìm ra hạt nhỏ nhất, cơ bản nhất, quy luật chung nhất v.v. chi phối cỗ máy đó, và đó chính là đại tự sự. Trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, người ta đều hướng tới việc tìm ra một cái đẹp, cái hay, cái quy luật mang tính phổ quát.
Cái quan điểm mang tính hiện đại này được coi là bắt đầu từ đầu Phục hưng. Mà người ta gọi là thời kỳ Khai sáng, theo nghĩa là con người đã nhận ra chân vấn đề, và do đó thoát khỏi mối lệ thuộc kiểu con cừu trong nhà thờ, cũng là thoát khỏi nghìn năm trung cổ mà người ta gọi là đêm trường. Có thể nói, đây là "tái phát hiện vai trò vũ trụ của loài người, của con người lý tưởng", một motive đã có trong Hy lạp.
Mô hình vũ trụ cơ học đó khiến con người lao vào nghiên cứu khoa học, không tin nhà nhờ nữa, và đặc biệt đã làm nảy sinh hệ thống công nghiệp. (Công nghiệp về cơ bản là một hệ thống sản xuất hàng loạt, mà hệ thống này có nguồn gốc sâu xa nhất ở niềm tin rằng mọi sự chỉ là lượng, mọi người đều có cùng một dạng nhu cầu, nên sản xuất càng nhiều, càng rẻ thì đời sống sẽ càng tăng)
Vấn đề thứ nhất là từ mấy phát minh của vật lý lượng tử đầu thế kỷ 20, chứng minh được rằng con người không có cách gì tiệm cận được về sự thật khách quan cả, và rằng mô hình duy vật về cỗ máy cơ học chưa chắc đúng. Cùng với sự mất niềm tin vào kết quả khoa học này, người ta nhận ra hai vấn đề cực hệ trọng khác: vấn đề thứ nhất là môi trường, biểu hiện bởi cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm. Vấn đề này nằm trong nội tại của hệ thống công nghiệp, là một hệ thống sản xuất hàng loạt các đồ vật chất, tiêu dùng. Vấn đề thứ hai là xã hội, người ta có cảm giác con người bị hệ thống máy móc do chính mình tạo ra khống chế, tới mức chỉ còn như một con ốc trong bộ máy, không còn khả năng tự kiểm soát.
Từ 3 nhận định chính này, dẫn tới một trào lưu phản hiện đại, với chủ đề "tái phát hiện ra con người cá thể". Khi đó, không phải là con người lý tưởng, đại diện cho loài người, đang dùng khoa học cố hiểu cỗ máy vũ trụ ngày xưa nữa, mà là từng con người cá nhân, đơn lẻ, với tất cả các đặc điểm của mình. Và đó chính là các tiểu tự sự.
Do sự phản biện hiện đại có 3 nguồn gốc chính như vậy, nên nhìn chung, hậu hiện đại cũng có 3 nhóm chính, mang hơi hướng khoa học lượng tử, nhân học hậu hiện đại và môi trường. Hàng loạt triết thuyết được đề ra để kiến giải cái tôi cá nhân có thể là cái gì, có những đặc điểm gì. Và về nguyên lý, mỗi người đều có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống tiểu vũ trụ lý luận cho cái tiểu tự sự của mình. Vì vậy có cả mớ những thứ được coi như hậu hiện đại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không cần có lý luận gì, thuyết phục gì, rằng không có gì tốt hơn, tồi hơn, tất cả là tương đối, chủ quan v.v. Cứ xem như ngành vật lý lượng tử tuy nói con người không thể biết chính xác về thế giới do những hạn chế mang tính vật lý của mình, nhưng không dẫn tới việc bảo mọi sự đều sai, rằng định luật Newton chẳng qua là một ngẫu hứng nghệ thuật tự phát. Trái lại, cần rất chặt chẽ về điều kiện đưa ra cho từng hệ thống mô hình, và nó sẽ chỉ đúng trong phạm vi đó thôi.
Trong nghệ thuật hậu hiện đại, tất cả các câu chuyện đều là những tiểu tự sự, những thứ rất riêng của từng cá nhân nghệ sỹ. Tuy nhiên, nếu là tác phẩm lớn, nó sẽ hiển nhiên tới mức có cảm giác như đại tự sự, vì mọi người đều hiểu và cảm nhận được thông điệp. Hậu hiện đại là một tập hợp các con đường dẫn tới sự tự do của cá nhân khỏi hệ thống vũ trụ quan cơ học và máy móc. mọi con đường sẽ được ngưỡng mộ, nếu người ta cảm nhận được sức tự do của nó, và nó giúp mỗi người tự tin thêm vào giấc mơ tự do của mình.

13:51 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Về "chủ nghĩa Hậu hiện đại" thì tôi có đọc một bài viết của bà Thụy Khuê, trong đó bà cho rằng "chủ nghĩa Hậu hiện đại" chỉ là một sự gán ghép đầu Ngô mình Sở giữa lý thuyết Hậu hiện đại của Lyotard với một rọ những triết gia, những nhà phê bình và những tác giả đặc dị của văn chương thế giới như Nietzsche, Kafka, Joyce, Lévi-Strauss, Beckett, Robbe-Grillet, Marquez, Blanchot, Barthes, Eco, ... bị nhốt chung vào với nhau:
Vậy theo các bác thì có thực sự tồn tại "chủ nghĩa Hậu hiện đại" không ạ ?

13:09 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  LC

Gửi Anh mật ong bạc hà !
Em mới chỉ lọ mọ trong Hiện đại và mỹ cảm của em phần nhiều thiên về kinh điển thôi. Mặc dù em cùng trang lứa đầu tiên đón làn gió đương đại vào Hà Nội, tay em setup triển lãm installation đầu tiên công khai ( của Jun Nguyen Hatsushiba)....Và quan điểm em theo đuổi không phải là Hirst..
Cho nên, em không viết về Hirst. Anh có thể nhờ MĐ xin các tư liệu bài viết art critic độc quyền của Saachii, may chăng giải thích được yêu cầu học thuật của anh. Em dốt lắm, chính em cũng không hiểu và không thích, hihi

9:41 Friday,28.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

LC
Anh đã đọc bài của Nhất Linh về nghệ thuật đương đại, anh hoàn toàn đồng ý với nhưng đặc điểm Linh đề ra, anh đã nghiên cứu khá kỹ về từng đặc điểm đó, cũng như hệ thống triết lý hậu hiện đại từ 20 năm trước, bởi vì những đặc điểm đó đúng cả cho kiến trúc hậu hiện đại. anh nắm khá rõ hệ thống lý luận mà từng trường phái Linh nêu ra từ đâu ra, tại sao tại thời điểm đó lại trở thành thời sự v.v.
Nhất Linh nghĩ rằng anh và ông tây kia lạc hậu đến mức không biết rằng tác phẩm nghệ thuật đã không nằm tại bức tranh. Đó là một tiền giả định rất trẻ con mà chỉ có ở VN mới có được. Trên toàn thế giới, chậm nhất là từ khi những thành tựu của khoa học não về giải thích cơ chế cảm thụ nghệ thuật được nhóm Wien đưa vào áp dụng cả trăm năm trước thì bất kỳ cháu bé phổ thông nào của Tây cũng đã được học điều đó. Tất là những phân tích đó rất khoa học, không liên quan gì đến những giải thích mù mờ về Hirst cả. Nó là những đặc điểm, nhưng không phải là điều kiện đủ để coi một thứ là nghệ thuật. Chẳng hạn nghệ thuật đương đại là ý niệm, nhưng không phải ý niệm nào cũng là nghệ thuật tốt. Là con đường, nhưng không phải bất kỳ đường nào cũng được tôn vinh. Nó là tương tác, nhưng không phải bất kỳ tương tác nào cũng là nghệ thuật có giá trị.
Nếu LC có thể giải thích được mạch lạc về giá trị nghệ thuật của bộ sưu tập mới của Hirst thì cứ trình làng đi, đừng ú tim như vậy.

21:09 Tuesday,21.6.2016

Đăng bởi:  admin

@ Thien Bao: Chờ phần II vì đang có một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa Bàng Nhất Linh và Soi trong việc biên tập bài. Soi nhất định thắng, Linh nhất định không thua. Kết quả là Thien Bao... chắc chắn sẽ có phần II để đọc, nhưng phải sau một thời gian. Trước mắt chúng ta cứ thảo luận những đặc điểm của Nghệ thuật Đương đại mà Linh nói tới trong bài nhé. Thân mến.

20:03 Tuesday,21.6.2016

Đăng bởi:  Thien Bao

Bạn này đầu sáng thật , mình đọc lại bài này mấy lần. Sao chờ phần II mãi không thấy vậy Soi ơi? . Giới làm nghệ thuật đương đại Việtnam cả già cả trẻ cũng nhiều người tài phết mà không hiểu sao Nghệ thuật ta nó cứ lẹt đẹt mãi nhỉ? Ở Sài Gòn đang sắp có triển lãm ở Factory cũng hay đó

21:20 Saturday,18.6.2016

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Bài viết tốt nhưng như thế là nghệ sĩ đương đại phải bán tác phẩm như thế nào và ai là người mua?

Đâu đó ở Tây thì được nhưng với điều kiện Việt nam thì các nghệ sĩ đương đại bán cho hổ và phải chịu ảnh hưởng chính trị từ nhiều phía để có đầu ra cho tác phẩm.

Vân vân ...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả