|
|
|
|||||||||||||
Bàn luận“Chủ nghĩa Hậu hiện đại” là có hay không hả các bác? 28. 04. 17 - 5:47 pmPhó Đức TùngDương Trần Tôi có đọc một bài viết của bà Thụy Khuê, trong đó bà cho rằng “chủ nghĩa Hậu hiện đại” chỉ là một sự gán ghép đầu Ngô mình Sở giữa lý thuyết Hậu hiện đại của Lyotard với một rọ những triết gia, những nhà phê bình và những tác giả đặc dị của văn chương thế giới như Nietzsche, Kafka, Joyce, Lévi-Strauss, Beckett, Robbe-Grillet, Marquez, Blanchot, Barthes, Eco, … bị nhốt chung vào với nhau… Theo các bác thì có thực sự tồn tại “chủ nghĩa Hậu hiện đại” không ạ? Phó Đức Tùng Nhân câu hỏi của Dương Trần, xin góp một bài bàn kỹ hơn một chút về Hậu hiện đại. Hậu hiện đại quả có thể coi là một tập hợp nhiều triết lý. Trước hết, muốn hiểu nó là gì phải hiểu thế nào là hiện đại, vì hậu hiện đại không phải một khái niệm tự túc. Vắn tắt có thể hiểu như sau: Hiện đại là một thời kỳ mà loài người có một quan điểm về vũ trụ quan cơ học, duy vật. Vũ trụ là một cỗ máy vật lý, được cấu thành bởi những đơn nguyên cơ bản nhỏ bé theo một số quy luật tự nhiên. Tuy phức tạp, nhưng sự phức tạp đó chỉ là lượng chứ không phải chất. Và nếu con người đủ thời gian, đủ dữ liệu thì sẽ hiểu được sự vận hành của thế giới. Trên thực tế, tất nhiên con người chỉ là thầy bói sờ voi, nhưng dù sờ thấy phần nào thì cũng là một phần con voi, và sau vô cùng nhiều tích luỹ thì hiểu biết về con voi sẽ chính xác dần. người ta muốn tìm ra hạt nhỏ nhất, cơ bản nhất, quy luật chung nhất v.v. chi phối cỗ máy đó, và đó chính là đại tự sự. Trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, người ta đều hướng tới việc tìm ra một cái đẹp, cái hay, cái quy luật mang tính phổ quát. Cái quan điểm mang tính hiện đại này được coi là bắt đầu từ đầu Phục hưng. Mà người ta gọi là thời kỳ Khai sáng, theo nghĩa là con người đã nhận ra chân vấn đề, và do đó thoát khỏi mối lệ thuộc kiểu con cừu trong nhà thờ, cũng là thoát khỏi nghìn năm Trung cổ mà người ta gọi là đêm trường. Có thể nói, đây là “tái phát hiện vai trò vũ trụ của loài người, của con người lý tưởng”, một motive đã có trong Hy Lạp. Mô hình vũ trụ cơ học đó khiến con người lao vào nghiên cứu khoa học, không tin nhà nhờ nữa, và đặc biệt đã làm nảy sinh hệ thống công nghiệp. (Công nghiệp về cơ bản là một hệ thống sản xuất hàng loạt, mà hệ thống này có nguồn gốc sâu xa nhất ở niềm tin rằng mọi sự chỉ là lượng, mọi người đều có cùng một dạng nhu cầu, nên sản xuất càng nhiều, càng rẻ thì đời sống sẽ càng tăng). Vấn đề thứ nhất là từ mấy phát minh của vật lý lượng tử đầu thế kỷ 20, chứng minh được rằng con người không có cách gì tiệm cận được về sự thật khách quan cả, và rằng mô hình duy vật về cỗ máy cơ học chưa chắc đúng. Cùng với sự mất niềm tin vào kết quả khoa học này, người ta nhận ra hai vấn đề cực hệ trọng khác: vấn đề thứ nhất là môi trường, biểu hiện bởi cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm. Vấn đề này nằm trong nội tại của hệ thống công nghiệp, là một hệ thống sản xuất hàng loạt các đồ vật chất, tiêu dùng. Vấn đề thứ hai là xã hội, người ta có cảm giác con người bị hệ thống máy móc do chính mình tạo ra khống chế, tới mức chỉ còn như một con ốc trong bộ máy, không còn khả năng tự kiểm soát. Từ 3 nhận định chính này, dẫn tới một trào lưu phản hiện đại, với chủ đề “tái phát hiện ra con người cá thể”. Khi đó, không phải là con người lý tưởng, đại diện cho loài người, đang dùng khoa học cố hiểu cỗ máy vũ trụ ngày xưa nữa, mà là từng con người cá nhân, đơn lẻ, với tất cả các đặc điểm của mình. Và đó chính là các tiểu tự sự. Do sự phản biện hiện đại có 3 nguồn gốc chính như vậy, nên nhìn chung, hậu hiện đại cũng có 3 nhóm chính, mang hơi hướng khoa học lượng tử, nhân học hậu hiện đại và môi trường. Hàng loạt triết thuyết được đề ra để kiến giải cái tôi cá nhân có thể là cái gì, có những đặc điểm gì. Và về nguyên lý, mỗi người đều có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống tiểu vũ trụ lý luận cho cái tiểu tự sự của mình. Vì vậy có cả mớ những thứ được coi như hậu hiện đại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không cần có lý luận gì, thuyết phục gì, rằng không có gì tốt hơn, tồi hơn, tất cả là tương đối, chủ quan v.v. Cứ xem như ngành vật lý lượng tử tuy nói con người không thể biết chính xác về thế giới do những hạn chế mang tính vật lý của mình, nhưng không dẫn tới việc bảo mọi sự đều sai, rằng định luật Newton chẳng qua là một ngẫu hứng nghệ thuật tự phát. Trái lại, cần rất chặt chẽ về điều kiện đưa ra cho từng hệ thống mô hình, và nó sẽ chỉ đúng trong phạm vi đó thôi. Trong nghệ thuật hậu hiện đại, tất cả các câu chuyện đều là những tiểu tự sự, những thứ rất riêng của từng cá nhân nghệ sỹ. Tuy nhiên, nếu là tác phẩm lớn, nó sẽ hiển nhiên tới mức có cảm giác như đại tự sự, vì mọi người đều hiểu và cảm nhận được thông điệp. Hậu hiện đại là một tập hợp các con đường dẫn tới sự tự do của cá nhân khỏi hệ thống vũ trụ quan cơ học và máy móc. Mọi con đường sẽ được ngưỡng mộ, nếu người ta cảm nhận được sức tự do của nó, và nó giúp mỗi người tự tin thêm vào giấc mơ tự do của mình. * SOI: Đây là cmt cho bài “Thế nào là nghệ thuật đương đại? (phần 1): Vài chia sẻ khi đứng trên hàng rào… “. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Cảm ơn anh Phó Đức Tùng đã chu đáo cmt. Ý kiến - Thảo luận
13:57
Tuesday,2.5.2017
Đăng bởi:
LC
13:57
Tuesday,2.5.2017
Đăng bởi:
LC
Cờ Lay Tồ Dương
Có Hậu thì có nghĩa là sẽ phát triển chứ, bằng chứng là Việt nam có những gallery đương đại lớn, thế giới biết, chỉ có chúng ta không biết họ thôi. Hậu cấu trúc tớ sẽ nghiên cứu rồi cmt dài ngoẵng, xem Soi có tải nổi không. Hi ha
11:23
Tuesday,2.5.2017
Đăng bởi:
Clayton Duong
CN Hậu hiện đại có liên quan như thế nào tới CN Hậu Cấu trúc? Các CN này đều thật khó có đất phát triển ở VN.
...xem tiếp
11:23
Tuesday,2.5.2017
Đăng bởi:
Clayton Duong
CN Hậu hiện đại có liên quan như thế nào tới CN Hậu Cấu trúc? Các CN này đều thật khó có đất phát triển ở VN.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Có Hậu thì có nghĩa là sẽ phát triển chứ, bằng chứng là Việt nam có những gallery đương đại lớn, thế giới biết, chỉ có chúng ta không biết họ thôi.
Hậu cấu trúc tớ sẽ nghiên cứu rồi cmt dài ngoẵng, xem Soi có tải nổi không. Hi ha
...xem tiếp