Bàn luận

Bơi để nhanh hơn thằng khác hay để tồn tại?

  Tôi đọc hết cả loạt bài phổ biến việc dạy bơi của Candid và còn thích nữa là sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tất cả những cách bơi mình học theo bản năng đều là sai bét (so với việc dạy bơi, lấy hơi thở, chuẩn của Candid phổ biến là thế […]

Ý kiến - Thảo luận

3:37 Thursday,25.8.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Vũ Lâm, thì ra mặt đỏ mặt đen chúng em đều là diễn viên. Còn bác tuy đóng vai "sửu" nhưng kì thực kiêm cả đạo diễn.
Chúc vui bác nhé ạ.

10:53 Wednesday,24.8.2016

Đăng bởi:  vũ lâm

:) rieng&chung và Nguyễn Hoàng: Nhanh hay chậm, không quan trọng bằng đừng để bị chìm :). Thở kém hay thở giỏi, đừng để ngừng thở :0

:) Đây là tôi "vẽ rắn thêm chân", vi va vi vồ, có gì mà bạn phải ấm ức vậy? Chứ còn loạt bài của bạn bổ ích thì đã bổ ích và thú vị rồi, tôi "phê bình" thêm cái gì được. Bàn cho vui như là quanh một chuyện chính có chuyện râu ria thôi. Bạn hát hay thì có vũ đoàn phụ họa, há chẳng vui sao?

22:06 Monday,22.8.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Em thấy so sánh "nhanh hơn thằng khác" với "tồn tại" có vẻ không ăn nhập với bài của bác Candid.

Mấy bác thuyền chài họ bơi giỏi là tất yếu, vì họ sống trong môi trường sông nước. Chả có bác thuyền chài nào là không biết bơi. Nói cách khác là nhờ vào môi trường sinh sống đó mà họ biết bơi và bơi giỏi hơn bọn sống bằng nghề bắt lươn, câu cá, đốn củi v.v... Chẳng phải họ xác định chuyện sinh tồn rồi hì hụi tập bơi, cũng chẳng phải họ bơi giỏi lên sau mỗi lần đối mặt với cái chết trên biển. Đơn giản là vì cuộc sống của họ, đó là sinh sống, không phải sinh tồn hay tồn tại.

Hồi bé, em được quan sát những gia đình sống trên thuyền, trên sông Hương, sông An Cựu. Tận mắt thấy những thằng cu tầm 4, 5 tuổi bò lon ton ra mép thuyền rồi rơi tòm xuống sông, giữa trưa hè. Nó xuống nước bơi cho mát, quanh mạn thuyền, rồi trèo lên ở phía bên kia.

Chứ còn nói chuyện tồn tại, lấy luôn chuyện thở ra bàn có hơn chuyện bơi không. Ai chẳng phải thở để tồn tại, nhưng có giỏi thở không? Mấy ông ngồi bàn giấy chắc thở kém hơn mấy ông làm việc tay chân (mất sức), càng kém hơn mấy ông ca sĩ và thổi kèn hoặc vận động viên thể dục. Nhưng thở giỏi nhất chắc phải là ấy ông yoga, khí công nọ kia. Ấy là nhờ vào tập luyện có phương pháp, lòng kiên trì và tri thức cao siêu. Đâu phải cứ "tồn tại" là sẽ giỏi nhất nhì được ạ.

23:25 Sunday,21.8.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng

Xin hỏi bác Vũ Lâm một câu:
"Bơi nhanh hơn thằng khác" thì không "tồn tại" được ạ?

12:24 Sunday,21.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Tôi không làm nghệ thuật nên không rõ có phải thói quen của các nhà phê bình là phải nói lòng vòng không rõ nghĩa và trích lời ông nọ ông kia để chứng tỏ mình sâu sắc?

11:34 Sunday,21.8.2016

Đăng bởi:  vũ lâm

@ Ivan Tung: bạn nhận xét đúng là tôi hoàn toàn cảm tính. Nhưng có lẽ chưa đúng ở chỗ phân biệt cái tôi muốn bàn là "chiến thuật" hay cái Candid bàn là "kỹ thuật". Cái tôi muốn bàn là sự "tự ứng phó", ứng biến để sinh tồn thôi. Và đó là bản năng sinh tồn của con người nói chung. Chứ còn được đào luyện thì nhất rồi. Thế thì thời phong kiến trung đại mới sinh ra con nhà quý tộc và con nhà bình dân (cái ảnh chụp bọn trẻ con quý tộc và mấy thằng bụi đời đứng cạnh nhau mà bạn Nguyễn Trương Quý từng đưa trên Soi ấy, hay cực)
Được đào luyện và tự học vì chỉ để sống thôi là hai việc khác nhau. Nhưng phẩm chất cá nhân luôn là một việc khác nữa, nó chỉ bộc lộ cuối cùng khi có tình huống nguy hiểm, và lúc ấy thì lại khá ngược đời, có thằng rất giỏi, được đào luyện tốt thì lại hèn nhát hoặc đờ hết cả ra, có thằng bình thường rụt rè, hèn nhát thì lúc đó lại nhanh thế :). Phim Hollywood hay có kiểu là đẩy một nhóm người đến trước sự ứng phó để tồn tại cho nó kịch tính. Anh hùng nhất khoảnh thì thường là da trắng, còn các loại anh hùng hạng hai thì nó nhường cho dân da đen hay da vàng. Nhưng cũng có khi ko có đen hay vàng gì cả, chỉ có cuộc đấu giữa hai anh trắng với nhau, ví dụ như phim Titanic chẳng hạn. Cách ứng phó của anh quý tộc tư bản Cal Hockley và anh họa sĩ bình dân vô sản Jack Dawson trước hiểm họa là khác nhau. Kết quả là một anh chìm xuống biển băng, một anh thì sống ngon (dù hơi gian một tí). Trái tim của người xem tất nhiên là hầu hết dành cho anh chìm. Nhưng nhớ lúc là cả hai anh đều (vì gái) mà nhường chỗ thì anh hùng không kém gì nhau cả.
Nói chung là cảm ơn Candid vì loạt bài hướng dẫn bơi công phu của bạn. Cứ học đúng những kiến thức đúng người ta chia sẻ trên mạng, học đủ hết, thì người ta có thể trở thành siêu nhân được đấy!
Nói nốt: riêng tôi thì thích cách ứng phó của một người trong dòng họ Guggenheim trong phim Titanic, thích hơn cả thái độ ứng phó của mấy anh nhạc công hay ông tầu trưởng. Nó vừa ngạo nghễ, trịch thượng, vừa chán đời không thể tả. Chẳng rõ là họ tư bản Guggenheim có đầu tư cho phim Titanic không?

22:39 Saturday,20.8.2016

Đăng bởi:  Ivan Tung

Cá nhân em thấy bác Lâm hoàn toàn cảm tính trong việc chạy núi, bơi để sống.
Em thấy bác Candid đang hướng dẫn những kỹ thuật căn bản, để người ta có thể tự tin, thoải mái khi ở dưới nước và giữ sức trong nước thôi.
Giống như em luyện võ thuật, đối kháng tay đôi sẽ khác một chấp hai, một đấu ba, hai đấu ba, hai đấu năm, ba đấu năm, hoặc đánh số đông. Nhịp điệu, tiết tấu, kỹ thuật sẽ khác, nhưng kiến thức cơ bản như đấm, đá, đỡ, gạt tiến lui là như nhau, và phải thành thạo thì mới theo các chiến thuật kia được.
Cái bác Lâm đang nói đến là chiến thuật, còn bác Candid đang hướng dẫn là kỹ thuật, hai cái liên quan nhưng chẳng phải là một, so sánh ví von có khập khiễng quá không?

7:26 Saturday,20.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Yên tâm là vì mục đích giới thiệu cho mọi người thì tôi không phải vì một vài người comment mà bỏ dở ý định của mình. Đây chỉ là bài viết dựa trên giáo trình 6 tuần cho người mới tập bơi. Giáo trình cho người bơi thành thạo và giáo trình bơi open water khi nào đấy thành thạo tôi sẽ viết tiếp.

Khả năng của con người là rất lớn nếu ta chịu học hỏi.

Ngay chuyện chạy núi nếu thích tôi có thể kể lại hành trình đưa tin theo vận động viên của cuộc đua Raid Gauloise tại Việt Nam tư Bắc Hà đến Cát Bà. Hành trình tự tìm đường, đi bộ 100km trong 24h ở nơi xa lạ chỉ dựa vào bản đồ, tự support, bà con dân tộc đứng xem đều nể phục vì họ không làm thế được.

6:45 Saturday,20.8.2016

Đăng bởi:  admin

Còn bài số 10 nữa Lâm ơi, mà bọn Soi chưa đưa lên thôi :-)

2:27 Saturday,20.8.2016

Đăng bởi:  vũ lâm

Ối ối, xin lỗi Thà thật, tôi không có ý chặn dòng cảm hứng vương quốc kẹo wreck it ralph của bạn, mà chỉ comment thôi, thật là thế. Thề đấy. Đẩy lên thành bài là cảm hứng của admin chứ không phải của tôi.
Nhưng an ủi một tẹo nhé. Các composer vĩ đại nhất đều soạn đến bản giao hưởng thứ 9 là oách. Tôi vừa tình cờ nhìn loạt bài dạy bơi của bạn cũng đến chín rồi thì phải :)
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi tất cả,. Chắc là do cơn bão số 3 nó làm mưa suốt cả ngày nay!

0:07 Saturday,20.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Định trả lời đủ rồi nhưng thấy thành bài nên nói lời cuối cùng.
- mục đích của loạt bài là để giới thiệu một phương pháp dễ học cho ai muốn vượt qua bản thân mình chứ không phải để khoe hay khoe giỏi.
- Bơi hay vẽ đều cần nghiên cứu khoa học chứ không phải một môn thần bí nào. Nếu Gúc thì sẽ thấy trên thế giới lịch sử bơi sải luôn cải tiến kỹ thuật để giúp người bơi thoải mái hơn.
- nếu ai đấy có phương pháp nào dễ dàng và có ích hơn thì thoải mái giới thiệu vì ở đời không ai là biết hết mọi thứ nhưng khi sẵn sàng chia sẻ và học hỏi thì sẽ tiến bộ.
Chỉ có những người tự giới hạn bản thân mình sẽ không bao giờ vượt qua mình.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả