Gẫm & Bình

“Kho báu từ con tàu đắm…” nhấn chìm sự nghiệp Damien Hirst?

Phi lộ: Cái tên Damien Hirst không xa lạ gì với giới mỹ thuật đương đại thế giới. Sinh năm 1965, là tác giả của các sắp đặt từ xác động vật ngâm trong bể phoóc-môn, của pho tượng đầu lâu nạm kim cương, hay các tranh bướm, ngay từ 30 tuổi, Hirst đã là […]

Ý kiến - Thảo luận

2:38 Sunday,8.4.2018

Đăng bởi:  Con Mòe Béo Bụng

Cảm ơn bác Hàm Phong vì bài dịch. Cảm ơn SiêuNoob, lâu rồi mới thấy :3

9:21 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  SiêuNoob

Em mạn phép "chê" phần dịch của bác Hàm Phong thêm tí nữa, vì có thể nó liên quan tới phần bình của hai bác Tùng-Linh:

- Đoạn "Lúc đầu, tôi đã sẵn sàng vứt bỏ hoài nghi, để nhập cuộc với tất cả mớ hỗn độn này, nhưng rốt cuộc, vẫn có điều gì đấy thật lạ trong bức tượng Chiến binh và gấu, một sự ngớ ngẩn đến mức ‘cười không nhặt được mồm’. ". Đoạn này bác Phong dịch không chính xác đâu, ở đây ông Tây không hề chê tác phẩm, ngược lại nguyên văn ông ấy viết "At first, I was willing to suspend my disbelief, and play along with the whole farrago: after all, there’s something so gloriously demented about The Warrior and the Bear, so exultantly absurd, that my jaw hit the polished-concrete floor."
Ở đây, ý ông Tây là thực sự tác phẩm này, với sự hoành tráng/kỳ quặc của nó, đã khiến ông ấy bị cuốn hút vào cuộc chơi của Hist. Theo ông Tây thì tác phẩm Chiến binh và gấu này, tuy có thể lấy ý tưởng từ Banality của Jeff Koons, nhưng được Hist phóng đại và trang trí hoa lá cành thêm.

- Đoạn "Đây không phải là các nhân vật của Homer, mà đúng hơn, là sản phẩm của trí tưởng tượng vị thành niên của Hirst, nếu có thể gọi như vậy – phiên bản rẻ tiền của bộ phim ăn khách “Game of Thrones”." Nguyên văn ông Tây nói là "Homer, this isn’t, but, rather, adolescent fantasy: Hirst’s version, if you like, of the cheap thrills of Game of Thrones.". Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy cách bác dịch "phiên bản rẻ tiền của bộ phim ăn khách “Game of Thrones”" là sai nghĩa. Thực ra phải dịch là "...cảm xúc rẻ tiền như trong bộ phim “Game of Thrones”". Nếu hiểu như em nói thì sẽ thấy sự nhất quán trong tác phẩm của Hist, đó là nhắm tới cảm xúc (rẻ tiền?) của đại chúng, những người mê thể loại "Game ò Thrones". Cá nhân em ở đây liên tưởng tới một câu của Matisse. Matisse nói rằng khi vẽ bức quỷ hiếp tiên (Nympth and Satyr), ông ấy không biết là đang vẽ cảm xúc của quỷ hay của chính ông ấy. Vậy ở đây Hist chỉ khác Matisse là thay vì tả cảm xúc cá nhân thì ông ây tả cảm xúc của quần chúng mà thôi.

- Đoạn cuối "Nói cho công bằng, cũng có những bùng sáng của sự nhanh trí, những khoảnh khắc bộc lộ kỹ thuật, và một tầm tưởng tượng, mà về lý thuyết, có vẻ quyến rũ. Là màn trình diễn hội chợ [của một kẻ] dân túy, triển lãm này không thể chấp nhận được." nguyên văn ông Tây là "In fairness, there are flashes of wit, moments of technical virtuosity, and an imaginative vision that, on paper, seems alluring. As a populist fairground spectacle, the show is unmissable." Bác Phong dịch "unmissable" thành "không thể chấp nhận được" là ngược nghĩa. Ở đây ông Tây nói triển lãm này với dân thường là "không thể bỏ qua", một ý khen. Nói cách khác, nó chính là cái kitsch mà Hist hướng tới.

***Em đại cảm ơn bác nào bỏ công đọc hết mấy đoạn em viết ở trên ạ.

8:18 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  sea

Cảm ơn về bài viết

16:10 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  admin

@ Nhất Linh: cmt của bạn đã lên thành bài riêng rồi nhé. Bài có tên: "Hirst rởm rít hay Hirst nhất quán và nắm được tinh thần thời đại?". Cảm on Nhất Linh nhiều.

14:45 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Dạ, nhưng đừng bỏ cái link nhạc ở đoạn cuối của em nhé :)

Để nếu ai không thích nghệ thuật thì nghe nhạc cho nó vui Soi ạ, thỉnh thoảng bọn mình phải thay đổi không khí một chút cho vui :)

14:38 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  admin

@ Nhất Linh: chờ Soi một chút rồi đưa cmt của bạn lên thành bài luôn nhé, để mọi người dễ thảo luận. Cảm ơn Linh nhiều.

14:32 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Nhất Linh

Cảm ơn anh Phạm Long vì bài dịch. Cá nhân em thấy bài viết này hơi ngớ ngẩn, nó chê Hirst nhưng chẳng đặt trên một luận điểm nào cụ thể hay gợi ra được điều gì đó để người đọc có thể tìm thấy điều gì lý thú hay học thêm được điều gì đó, đơn giản chê là cứ thế chê thôi.

Em không thích Hirst cũng như phần lớn tác phẩm của ông này. Nhưng nhìn từ góc độ người thực hành, em thấy Hirst đã làm được một số việc rất quan trọng đối với một nghệ sỹ. Thứ nhất là lộ trình của Hirst rất nhất quán. Các tác giả có thể tạo ra những tác phẩm mang một mùi vị nào đó, rất mềm-ướt, rất cương cứng, rất chính trị, rất tinh tế, rất nhân văn, rất bạo lực, rất hóm… Nhưng đẩy những tính chất đó lên thành một lộ trình nhất quán là việc khó. Các tác phẩm của Hirst từ những cái xác ngâm, những cánh bướm, đến dự án này đều toát lên một vẻ phù phiếm khá rõ nét.

Điều thứ 2 mà Hirst làm được là dường như ông ấy đã thành công trong việc nắm được cái tinh thần của thời mà ông ta sống và đưa nó vào tác phẩm. Có nhiều con đường để nghệ sỹ thành công, có thể bằng cách nhìn ngược về quá khứ, hay đi sâu vào các khoảng không tâm lý, hay tạo ra sự phản kháng… nhưng không nhiều nghệ sĩ đi theo hướng mà Hirst đi và làm được tốt điều đó. Có lẽ để đánh giá Hirst cần một khoảng thời gian lâu hơn thời điểm chúng ta đang sống. Andy Warhol ở thời điểm của mình cũng bị chê rất dữ dội khi ông vẽ ra những bức tranh “màu thì mỏng và nom thì nông choèn ra” Nhưng bây giờ Andy có một vị thế đáng nể, và một phần quan trọng có lẽ bởi bất cứ ai trong chúng ta khi nhìn mấy cái nhãn “nông choèn” của ổng là có ngay cảm giác về cái thời kỳ đó, với văn hóa đại chúng, văn hóa tiêu thụ…

Hirst cũng thế, ăn em ta thử nhìn lại cái mặt Hirst mà xem, rõ là một người rất thông minh. Và có vẻ con người thông minh đó đưa rất tốt cái tinh thần của thời này vào tác phẩm. Câu chuyện cầu kỳ, “sâu tuổi”, với cái tên Hy Lạp rất hàn lâm, những món chế tác tinh xảo mà bác viết bài phải thốt lên nhìn quá rởm rít… Toàn là ngọc ngà châu báu cả mà nhìn… như cứt. Em nghĩ Hirst không ngu khi tạo ra một cấu trúc sượng như thế, trừ khi nó là một sự cố tình. Milan Kundera có cái quote rất chất là : “Kitsch là sự phủ nhận hoàn toàn khả thể của cứt” (chữ “khả thể” là em mạn phép chua vào cho nó có tí triết ạ, nguyên gốc là “Kitsch is the absolute denial of shit”)

Chỉ xem riêng từng tác phẩm của Hirst thì không đủ. Mà toàn bộ câu chuyện của Hirst từ trước đến nay, cách ông ta tạo ra những vật phẩm cầu kỳ, cách ông ta bán chúng, cho tới dự án này; nó giống như một cú đùa dai nhưng rất ra tinh thần của thời này. Thời mà người ta có thị hiếu kiểu đám đông, ham muốn sở hữu rất cao nhưng cũng rất phù phiếm… Thời mà một cục gạch Supreme phải xếp hàng để mua với giá 1000 usd mà có khi lúc cáu dùng đập vào đầu thằng khác chưa chắc hiệu quả tương tác đã bằng cục gạch đặc Ma Dziê In Việt Nam giá 1200 vnđ.

Cuối cùng, để góp vui với các bác đọc mấy dòng lan man của em tới đây, em xin giới thiệu một bản Remix có tính thư giãn. Thực ra nó chẳng lien quan gì tới nội dung bài này. Nhưng em nghĩ đến nó bởi con tàu của Hirst có tên “Không thể tin nổi” còn bản Remix này nó cũng có cùng tên như vậy :D

https://www.youtube.com/watch?v=BBr5ojEfgLw

Thân mến.

15:17 Tuesday,25.4.2017

Đăng bởi:  SiêuNoob

Tranh thủ vạch lá tìm sâu với bài dịch của bác Hàm Phong tí cho vui:

- Đoạn bác dùng cụm từ "câu chuyện của thời Byzantine" rõ ràng là mâu thuẫn. Câu chuyện về Amotan là ở thế kỷ thứ 1, 2, vậy tất nhiên xảy ra trước thời đế chế Byzantine nhiều. Ở đây chữ "byzantine" viết thường nên hiểu là một câu chuyện dài dòng, phức tạp...

- Đoạn "... một đồng xu, và cuối cùng – rất rõ – những giọt nước:..." nguyên văn tiếng Anh là "...the penny, finally and unambiguously, drops:..." không phải là đồng xu với giọt nước đâu bác, mà là đồng xu dấu trong túi nó rơi ra, kiểu như sự thật bị phơi bày ý ạ :).

13:26 Tuesday,25.4.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Bức tượng Chuột Mickey bị ăn mòn trông ấn tượng ghê !

11:52 Tuesday,25.4.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Đọc bài giới thiệu triển lãm này tui liên tưởng đến 2 thằng lừa đảo trong truyện "Bộ quần áo mới của hoàng đế". Sự thật rành rành nhưng không ai dám công nhận vì sợ nếu nói ra điều mình thấy thì sẽ bị cho là không sành điệu, thiếu đẳng cấp. Thế mới biết mấy cái ngôn từ "sành điệu" với chả "đẳng cấp" nó hành hạ con người ta đến mức nào. Nhưng chân lý cuối cùng sẽ thắng!!! :)))))))

Kế đã cùng nên lòi quẫn!!! :))))))))))

9:00 Tuesday,25.4.2017

Đăng bởi:  candid

Tuy lời lẽ thì chê nhưng ảnh chụp lại rất ấn tượng.

8:51 Tuesday,25.4.2017

Đăng bởi:  SiêuNoob

Chẳng liên quan gì mấy nhưng tòa nhà Palazzo Glassi được Tadao Ando tu sửa năm 2005. Trông ảnh chụp triển lãm thì thấy cái không gian bao quanh là hấp dẫn nhất.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả