Tạp hóa - Xã hội

Thắc mắc về quả dưa hấu

  IVAN TUNG Em đang thắc mắc đến quả dưa hấu. Có phải dưa hấu bắt nguồn từ Nga Sơn, Thanh Hóa từ thời vua Hùng và giờ đi khắp thế giới như trong truyện Mai An Tiêm không ạ? Hay nó là giống ngoại lai từ nơi khác tới, và truyện Mai An Tiêm […]

Ý kiến - Thảo luận

20:35 Friday,14.9.2018

Đăng bởi:  candid

Có mắm ngoé mà bác

9:43 Friday,14.9.2018

Đăng bởi:  Ivan Tung

Em lại có thắc mắc thêm về nghề mắm. 
Cô Tấm đã đem xác em gái là cô Cám làm mắm, nhưng mắm thịt sẽ là mắm như thế nào? Vì em mới thấy làm mắm từ mắm tép, mắm tôm, mắm cá. Thịt thì chỉ có mắm tép chưng thịt thôi.
Vậy mắm thịt có phải đã thất truyền hay không? Giờ còn làng hay nghề nào làm mắm thịt nữa ạ. 

7:33 Monday,23.7.2018

Đăng bởi:  Đặng Thái

Bạn Nam có thể đọc tạm một số bài của mình trên Soi bằng cách search "Đặng Thái" ở ô tác giả. Hiện giờ mình đang khá bận bịu nên không có nhiều thời gian để viết nữa, thời gian đọc sách còn đang khan hiếm nên phải dành để nạp thêm một lượng kiến thức đã rồi nhất định sẽ viết tiếp cho Soi.

11:11 Sunday,22.7.2018

Đăng bởi:  admin

@ Nam: không phải không đưa lên đâu, chỉ là chậm thôi :-)

7:07 Sunday,22.7.2018

Đăng bởi:  Nam

Mình lấy tên khác thôi vì thấy câu hỏi trước không thấy admin đăng lên. Thấy văn phong của bạn rất hay, kiến thức rộng, không biết có thời gian viết vài bài về những loại quả phổ biến ở Việt Nam không?

20:34 Saturday,21.7.2018

Đăng bởi:  Đặng Thái

Ở phần bình luận bài Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuốicó bạn Việt hỏi: "ăn cũng ngon như dưa TQ  Không biết bạn Đặng Thái nói dưa này là dưa gì vậy?"

Sang bài này lại có bạn Nam hỏi: "ăn cũng ngọt như dưa Trung Quốc. dưa TQ này là dưa gì vậy bác Đặng Thái?"

Xin trả lời hai bạn Việt, Nam là ngoài dưa hấu ra thì ở Trung Quốc và châu Á nói chung còn có rất nhiều loại dưa khác mà ngày nay ta gọi chung chung là dưa vàng, dưa lê, dưa lưới... hoặc là các bạn vẫn ra chợ chỉ vào quả dưa và bảo "dưa này chắc là dưa Trung Quốc" (!?). Để xét về tên khoa học của từng loại rành rọt thì comment này không đủ chỗ. Tuy nhiên có thể trình bày sơ lược như sau: nguồn gốc của các loại dưa ngọt nói trên chưa rõ ràng và cũng không biết chính xác nó bắt nguồn từ đâu, chỉ biết rằng ở Cựu Thế Giới.  Dựa theo nguồn gen người ta có thể phỏng đoán một số loại dưa bắt nguồn từ Tây Nam Á và Nam Á nhưng đã du nhập vào Đông Á từ rất lâu. Ví dụ Tân Cương Trung Quốc có giống dưa lưới Hà Mật (哈密瓜) và Tân Cương thì ở phía Tây Bắc Trung Quốc còn Nhà Đường đã đặt An Tây Đô Hộ Phủ tại Tân Cương từ năm 640.

Trong Đông Chu Liệt Quốc, hồi 14 có chuyện Tề Tương Công. Trích đoạn như sau:

“Tề Tương Công về đến Kinh Đô lòng rất lo lắng. Bụng bảo dạ : Thắng Kiềm Mâu thì chẳng nói làm chi, nay lại thắng cả binh thiên triều là điều đáng ngại. Vua Chu ắt cử binh sang vấn tội, ta nên đề phòng trước thì hơn.

Nghĩ rồi liền sai Liên Xứng làm Chánh tướng, Quản Chí Phủ làm Phó tướng đem binh ra đồn trú nơi đất Quý Châu để trấn giữ mặt Đông Nam.

Hai tướng vâng lệnh, kiểm điểm binh mã kéo đi.

Nhưng trong lúc bái biệt, hai tướng tâu với Tề Tương Công :

- Tâu Chúa công, việc đồn trú nơi biên ải là một công lao cực nhọc cần phải có hạn kỳ để quân sĩ khỏi nản lòng vì buồn chán.

Tề Tương Công đang ngồi ăn dưa hấu, nghe tâu, đáp vội :

- Đến mùa dưa hấu năm sau ta sẽ cho người ra thay.

Hai tướng cúi lạy giã từ.

Tháng ngày thắm thoát trôi trên sự mong chờ của đoàn lính xa nhà, gối tuyết màn sương, nơi chốn biên cương lạnh lẽo.

Rồi mùa dưa đến, đoàn quân biên khu khoắc khoải mơ ước được hồi hương , mà tin vua biền biệt không thấy đến.” (về sau Liên Xứng và Quản Chí Phủ làm phản, giết Tề Tương Công)

Ở đoạn này, các dịch giả Việt Nam tùy tiện thêm vào chữ “hấu” thành “dưa hấu” cho dù trong nguyên tác chỉ ghi là “qua” (瓜) tức là quả dưa. Tề Tương Công ở ngôi từ năm 697 – 686 Trước Công Nguyên, vậy là có thể quả dưa đã xuất hiện từ thời điểm này (khoảng 1600 năm trước khi có ghi chép về quả dưa hấu bằng chữ Hán). Tuy nhiên giống như truyện Mai An Tiêm, khó có thể khẳng định bởi Đông Chu Liệt Quốc mới được viết vào cuối thời Minh. Tuy nhiên, có một số giống dưa ở Triều Tiên và Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc, ví dụ như dưa vàng Hàn Quốc được cho rằng đến Triều Tiên vào thời Tam Quốc Triều Tiên (Thế kỷ XII), bằng chứng là hai Quốc bảo số 94 và số 114 của Hàn Quốc là hai bình gốm men ngọc hình quả dưa, có rãnh trên vỏ, khác với quả dưa hấu vỏ nhẵn. https://www.museum.go.kr/site/eng/relic/represent/view?relicId=482 https://www.museum.go.kr/site/eng/relic/represent/view?relicId=958

Bạn Nam có hỏi thêm về chuyện cống quả vải, thì đã có những bài viết tranh luận không thể chi tiết hơn ở link này.

Bạn có thể đọc hết để hiểu một cách toàn diện, còn mình có thể tóm tắt như sau: 1. “sách Nam phương thảo mộc trạng không nói điều gì khác với chính sử” (tức là đều có nói về việc cống quả vải) dù Nam phương thảo mộc trạng (viết năm 305) không đáng tin cậy bằng chính sử. Chính sử ở đây là Hậu hán thư. 2. Hậu hán thư có nói về việc miễn cho vùng Nam Hải cống quả vải, quả nhãn, tức là đã từng có lệ cống quả vải quả nhãn thật:

“Kể từ khi giết cả nhà Đậu Hiến (bị tru di năm 92), Hoàng đế tự mình trông nom mọi việc, mỗi khi có tai họa lạ lùng đều mời các quan đến để hỏi chuyện, nói hết mọi việc tốt việc xấu. Trước kia, vùng Nam Hải dâng hiến quả nhãn, quả vải, mười dặm phải đặt một trạm đổi ngựa, năm dặm phải đặt một trạm nghỉ, trên đường gặp nhiều nguy hiểm, nhiều người chết dọc đường. Lúc bầy giờ, một người tên là Đường Khương, quê ở Nhữ Nam (tỉnh Hà Nam) huyện trưởng huyện Lâm Vũ (tỉnh Hồ Nam) tiếp giáp vùng Nam Hải bèn dâng thư kể rõ tình hình. Hoàng đế hạ chiếu rằng: “Của quý từ phương xa đem về vốn là để dâng lên phụng thờ tông tổ; nếu có sự tổn hại thì trái với lòng thương dân, từ nay các quan lớn không được nhận đồ dâng hiến nữa. Vì thế, lệ dâng hiến quả vải và quả nhãn được bãi bỏ.”

Điều đáng nói ở đây là việc cống quả vải từ An Nam bằng phương thức nào thì không sách nào nói tới, và nếu có thì cũng sẽ phải dùng ngựa, không thể là người dân phu (Mai Hắc Đế và các đồng chí) gánh vải đi hàng nghìn cây số được.

6:05 Saturday,21.7.2018

Đăng bởi:  SA

Dưa hấu xuất hiện ở VN hay Trung Quốc lúc nào thì mình ko biết nhưng nhiều khả năng ở Bắc Phi rồi sang Ai Cập, lúc đầu thì đắng nhưng là trái được ưa thích trong sa mạc (mặc dù lúc đó chưa được ngọt)  vì nhiều nước và giữ được lâu.

Dưới thời nô lệ ở Hoa Kỳ, người da đen được chủ cho phép trồng dưa trên đất của đồn điền. Sau thời nô lệ, họ sinh sống độc lập bằng cách trồng dưa tiếp tục và đem bán cho nên trái này được gắn liền với da màu tự do và đầu thế kỷ 20 mang hình ảnh kỳ thị và nhạo báng của người da trắng.

1:42 Saturday,21.7.2018

Đăng bởi:  riengchung

@ bác Ivan Tung. Truyện Phù Đổng thấy Wikipedia bảo xuất hiện trong sách Lĩnh Nam Chích Quái, thuộc 22 chuyện trong bản cổ nhất (sách này được Lê Quý Đôn - người TK18 - cho rằng ra đời vào thời Trần, nhưng cũng còn nhiều thông tin khác). Lê Quý Đôn là người thời Lê Trung Hưng. Vậy chắc không phải là sang đời Nguyễn ngài Phù Đổng mới được phong Thánh? (Không hiểu em có lý giải sai ý bác không?)

Chuyện Hùng Vương cũng xuất hiện trong Lĩnh Nam Chích Quái và ở cả một cuốn cổ hơn: Việt Điện U Linh Tập. Từ đó mới được Ngô Sĩ Liên đưa vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở thế kỉ 15. Tức là thế kỷ 15 đã có chuyện Hồng Bàng, chuyện Hùng Vương. Vậy chắc cũng không phải là chuyện viết lại gần đây.

Vào Bảo tàng lịch sử quốc gia không khỏi thấy một nỗi buồn, khi thông tin về nền sách vở lịch sử của Việt Nam quá ư "khiêm tốn", cuốn xưa nhất (Việt Điện U Linh Tập) cũng mới ở thế kỉ 14, sau Hùng Vương hơn nghìn rưỡi năm. Sách sử (nếu có) của người Việt của hàng nghìn năm trước đã mai một đâu hết cả.

Có lẽ vì thời Minh xâm lược cướp phá hủy hoại quá nhiều, vua quan nhà Lê đã tạo ra "cao trào" biên soạn lại sách vở, đặc biệt là sách lịch sử, với ý thức hệ có phần khác với trước, nên Ngô Sĩ Liên đã làm một việc là "hệ thống hóa" lịch sử Đại Việt trên độ dài 4 thiên niên kỉ. Quy mô và thái độ của hoạt động này chắc phải đến sau 1945 mới lại xuất hiện, tức là chừng 500 năm sau đó.

Còn về dưa hấu, (wikipedia viết) chuyện được chép trong sách Lĩnh Nam Chích Quái (viết bằng chữ Hán cổ, còn lưu lại ở Thư viện Khoa học Xã Hội khoảng 4 bản). Chuyện có tiêu đề "Tây qua truyện", có bản đổi thành "Mai thị Tây qua truyện". Như vậy sách này gọi dưa hấu là Tây qua, giống cách gọi của người Trung Quốc từ thế kỉ 12 đến nay. Wiki của Trung Quốc thì bảo rằng người Khiết Đan đưa dưa hấu từ Trung Á vào Trung Quốc từ thế kỉ 10, nhưng gọi là Hàn qua (hàn là lạnh). Đến thời Nam Tống mới xuất hiện tên gọi Tây qua (tức từ tk 12). Lý Thời Trân, người Trung Quốc thế kỉ 16, tác giả sách Bản Thảo Cương Mục cũng cho rằng "hàn qua" chính là "tây qua".

15:53 Friday,20.7.2018

Đăng bởi:  Ivan Tung

Em còn có giả thiết rằng với tính cách hồn hậu thật thà, Mai An Tiêm sẽ trồng dưa hấu để bẫy chim và ăn thịt chim. Còn quả khi ấy chưa to như hiện nay, anh gặm vỏ không được thì mới ghi tên lên quả và vứt xuống biển. Cho nên người mà tìm ra dưa hấu có khi là ông vớt dưa chứ không phải Mai An Tiêm. Còn chuyện em nghi ngờ Vua Hùng được viết lại gần đây vì em nhớ là truyền thuyết Thánh Gióng, mới được kể lại từ thời Nguyễn,  là từ thành hoàng làng được đưa lên làm Thánh. Có lẽ cần xem lại sự tích các loài chim và quả ở Việt Nam, biết đâu mình lại đăng ký bản quyền một giống cây nào đó. 
Mà còn quả nhãn tên tiếng anh là Longan nữa, có liên quan gì tới truyền thuyết Logan trên mạng không anh.

14:40 Friday,20.7.2018

Đăng bởi:  candid

Có lẽ ngoài khảo cổ thì còn phải mời thêm các nhà điểu học để bàn xem là loài chim nào ăn dưa hấu, chim thuộc loại bản địa hay chim di cư? Chim di cư mà có ăn dưa hấu mà có đánh rơi hạt chắc hẳn là bữa ăn trước của nó cũng chỉ cách đấy độ 100, 200 km? Nếu thế thì nó cũng phải ăn quả dại (vì trước đấy có ai trồng đâu) cỡ bán kính 100 -200 km tính từ Nga Sơn?

11:36 Friday,20.7.2018

Đăng bởi:  Nam

ăn cũng ngọt như dưa Trung Quốc
dưa TQ này là dưa gì vậy bác Đặng Thái?
Về quả vải, báo tàu nhanh có viết:
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nong-nghiep-sach/lich-su-nghin-nam-cua-cay-vai-viet-nam-3611812.html
Bác nào đọc được tiếng Trung tra hộ xem sách Nam phương thảo mộc có đáng tin?
Có quả tương tự vải là quả nhãn, mình đọc nhiều truyện lịch sử của tàu thấy ghi long nhãn An Nam rất quý, không biết có đúng không.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả