Soi học

Bài học thứ Tư: Anh hùng chớ lấy vợ ghen

    Như tất cả các ông chồng, người hùng Heracles (Hercules) sau khi đã lấy được vợ đẹp là nàng Deianeira và có với nhau nhiều mặt con thì cũng hay đi xa, tuy đi lần nào cũng về. Khi trẻ, vợ Heracles cũng đẹp, từng khiến bao kẻ phải uýnh nhau với Heracles, […]

Ý kiến - Thảo luận

17:08 Friday,13.1.2017

Đăng bởi:  Nanne

Cô chân dài mà Hercules tằng tịu sau bức tranh của Howard Pyle mà Soi nói là con gái vua Eurystheus, tên là I-ô-lơ (Nanne không rõ tên cô này viết thế nào). Không hiểu ông Eurystheus này có mấy con, Nanne chỉ biết 2 cô con gái của ông này thôi, cô còn lại thì không nhớ tên, hình như là cái cô đòi được đeo chiếc thắt lưng của nữ hoàng Hippolite nên vua Eurystheus mới sai Hercules lấy về (thử thách 9).

18:52 Sunday,24.8.2014

Đăng bởi:  Pha Lê

@Nguyễn Hạnh Quyên: Cái tên Cer không mấy ai xài, người Hy Lạp cổ gọi các bà này bằng tên Keres. Chỉ mỗi nhà thơ Hyginus nói Keres là con của Nyx với Erebus, còn Hesiod và mấy ông khác thì tin Keres là con của Nyx, không có bố.

Bài về Keres chắc sẽ không có, hoặc chỉ có bài tổng hợp thôi vì tích về mấy cô này không nhiều, mỗi Hesiod đả động tới Keres một tý trong tích Pandora (có ở đây)nhưng không đủ để ai vẽ tranh hay chú ý cả. Người Hy Lạp cũng chuộng thần chết Thanatos hơn là Keres nên họ không kể về Keres nhiều lắm. (Thanatos chết "hiền" hơn, Keres là chết bạo lực)

Nhìn chung thế hệ của các vị thần ban sơ như Nyx là dư âm còn sót lại của chế độ mẫu hệ cũ, tới lúc Hy Lạp chuyển thành phụ hệ thì họ bị coi là lỗi mốt :( bởi vậy chỉ những vị thần từ Zeus trở xuống là nhiều tích, các vị nằm trên Zeus thì có ít hơn, hoặc bị giáng xuống làm con ông ấy (Ví dụ Aphrodite sinh ra từ của quý của Cronus, nhưng các bản sau này thì bà ấy làm con Zeus; còn Eros thì bị giáng thành Cupid, chứ cái thời của các nhà thơ như Homer hay Hesiod thì làm gì có Cupid.)Bởi vậy bà Cer của bạn rất khó thành bài, hình vẽ trên chum cổ còn chẳng thấy đâu chứ nói gì đến tích. Đúng là phân biệt đối xử thật, nhưng nhà thơ hồi xưa không thích kể thì giờ mình chả làm gì được, trừ khi mình tự... bịa ra :))

14:17 Sunday,24.8.2014

Đăng bởi:  admin

Hình như là chưa Quyên ơi. Pha Lê đang đi nấu tiệc chưa về, chắc đêm nay bạn ấy sẽ kiểm tra lại rồi mới chắc được, chứ Soi nhớ là chưa có.

13:54 Sunday,24.8.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên

Soi có biết đến Cer - nữ thần của cái chết không ? Thần này là con của nữ thần bóng đêm Nyx và thần Erebus. Soi đã đăng bài nào về thần Cer chưa ?

15:52 Wednesday,18.1.2012

Đăng bởi:  pha lê

Nhân mã Nessus bắt Deianeira” của họa sĩ Pháp Louis Jean Francois Lagrenee (1724 – 1805). Người đàn ông nắm đuôi nhân mã là ai? --- Hình như là một ông thần sông đó. Có mái chèo và cái bình lớn trông như bình rượu kìa. Mấy ông thần sông hay ôm mái chèo và bình nước giống mấy tay bợm nhậu lắm.

9:21 Wednesday,18.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"“Hercules và Deianeira” của Jan Gossaert – một trong những họa sĩ lỗi lạc nhất của Phổ sống vào đầu thế kỷ 16..."

Không rõ tại sao họa sĩ lại cho Héc-quin bồng zùi-cui ngồi cạnh người đẹp?

Để tăng thêm tí cái oai-phong-cong-đuôi của mình?

Hay để đe nẹt người đẹp?

Hay để đề phòng tình địch bất đồ xô tới liều-mình-như-chẳng-có?

ZÙ zì, ngồi lãng mạn với người đẹp mà phải cắp cả hàng-lạnh thì cảnh zác quá...hóa mất vui!

Họa sĩ vẽ bức này cực hóm!

Nhưng mờ sao tỉ lệ nhân-trắc-học vẫn sai hè. (đôi tình nhân này zễ tới 2 mét chứ bỡn?)

Hay vì là người zời nên họa sĩ cho các thần phương-phi-phổng-phao-phi-phàm hè?

E zè ghê gớm...

8:12 Wednesday,18.1.2012

Đăng bởi:  admin

Em-co-y-kien nói bậy quá, xuyên tạc quá, không post lên được nhé. Tập trung vào tranh vào tích đê!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả