Soi học

Bài học Chủ nhật: Prometheus bản II – Lý do tại sao thế giới có đàn bà 01. 04. 12 - 8:42 am

Pha Lê

 

.

 

Sau khi học xong bản I của Prometheus, ta phải học tiếp bản II, bản này tuy khác bản kia khá nhiều, nhưng cũng nổi tiếng không kém.

Bản này chủ yếu dựa theo lời kể của Hesiod. Nhà thơ phán rằng Prometheus là con trai của thần Titan Iapetus và nữ thần Clymene; anh em của ông gồm: Atlas, Menoetius và Epimetheus. Chính Prometheus đã dùng đất sét để nặn ra đàn ông (loài người lúc này chỉ toàn là đàn ông). Và dù một số nhà thơ khác như Plato nói rằng các vị thần chung nhau nặn ra đàn ông chứ không phải riêng Prometheus, nhưng Prometheus được giao trách nhiệm “dạy dỗ” họ khôn lớn. Gì thì gì, Prometheus rất khoái các “tác phẩm” của mình, nên dạy họ đủ thứ, nào là thiên văn, khoa học, nông nghiệp, chăn nuôi v.v… Ông còn thâu hết những điều ác độc, các loại bệnh tật, và những thứ khiến loài người phải làm việc cật lực… rồi nhét chúng vào một cái hộp, để loài người luôn được sung sướng, không phải lo nghĩ gì cả. Ông đem cái hộp này đến nhờ em trai Epimetheus giữ.

Đây là một bức tranh do Christian Griepenkerl vẽ trên trần biệt thự Augusteum ở Đức vào năm 1877, tả cảnh Prometheus và Athena tạo nên loài người từ đất sét. Prometheus nặn ra thân hình còn Athena ban cho trí tuệ. Cảnh này hơi bị sai, vì lúc tạo ra đàn ông, Athena chưa xuất hiện.

 

Thấy Prometheus ưu ái và chăm bẵm loài người như chăm thú cưng, Zeus bực lắm. Ông vua này lập luận ‘chính thần thánh đã tạo ra con người’ để bắt loài người phải cống nạp, tế lễ cho họ hàng nhà mình chớ! Prometheus – vốn thuộc loại cứng đầu, không sợ ai – chỉ cho đám “con cái” một mẹo: chuẩn bị hai thau đựng đồ cúng, thau thứ nhất đựng một cái bao tử bò, nhưng bên trong bao tử thì nhét những miếng thịt ngon lành; thau thứ hai đựng đầy các khúc xương khô khốc lởm chởm, nhưng hãy dùng những miếng mỡ béo ngậy ở trên để che khuất mấy khúc xương này đi. Chuẩn bị xong, Prometheus gọi Zeus ra, kêu Zeus chọn: đây, hai phần đồ cúng đây, ông chọn phần nào? Nếu Zeus chọn phần thứ nhất thì hàng năm loài người sẽ cúng phần thứ nhất, giữ lại phần thứ hai cho mình, và ngược lại. Zeus ham ăn, thấy phần thứ hai béo béo, đầy mỡ, trong khi phần thứ nhất chỉ có cái bao tử, nên ông chọn phần thứ hai.

Như vậy là loài người có thịt để ăn, trong khi thần thánh chỉ được… mỡ và xương. Zeus ức quá, nên trả thù: ông thu hồi hết toàn bộ lửa của cõi trần (theo ngôn ngữ hiện đại thì Zeus thu hồi hết chất đốt, cứ tưởng tượng như là ông hút sạch than đá và dầu hỏa đi). Không có lửa, dân chúng chỉ còn biết chờ chết. Prometheus thấy tội cho đàn con, nên ông lén lấy một cái ống rỗng, chọc vào đống lửa mà Zeus giấu trên Olympia, sau khi cái ống bốc cháy thì ông đem nó xuống trần thế và mang lại lửa cho loài người (một số bản dịch thì dịch rằng Prometheus dùng một thân cây thì là* khổng lồ để lấy lửa).

Thấy Prometheus liên tục chơi xỏ mình, Zeus tức quá, yêu cầu Hephaetus xích Prometheus trên núi, và cho con đại bàng sà xuống moi gan Prometheus mỗi ngày như các bạn đã biết qua bản thứ nhất.

Tác phẩm “Prometheus đem lửa đến cho loài người”, Heinrich Fueger, 1817. Vật Prometheus cầm trên tay nhìn chả giống cái ống rỗng mà cũng chả giống cây thì là, mà giống ngọn đuốc hơn (chắc tác giả nghĩ rằng Prometheus “khai sáng” cho loài người chăng?). Loài người trong tranh vẽ thì hình như vẫn còn trong trạng thái “đất sét”?


Tác phẩm “Prometheus bị trói”, Gustave Moreau, 1868. Họa sĩ này vẽ con kên kên thay vì đại bàng, mà kên kên nhìn cũng thân thiện nhỉ? Chả có vẻ gì là đang moi gan Prometheus, cánh của con này cũng dài quá lố. Hình do bạn Hiếu Thiện cung cấp.

 

Nhưng bản II này khác ở chỗ, Zeus không chỉ dừng ở đấy. Ông nhờ Hephaetus dùng đất sét để nặn ra một giống người khác, có ngực có eo (thế là đàn bà chào đời). Zeus đặt tên nàng mới này là Pandora, và dĩ nhiên, nàng nhìn tuyệt đẹp. Ông còn kêu con gái cưng Athena tới để ban cho nàng một trí tuệ vừa ưu việt vừa… xảo trá. Nhà thơ Hesiod còn nói thêm rằng, chính vì đàn bà xuất hiện mà trần thế bắt đầu loạn hết cả lên.

Tác phẩm “Pandora”, Cousin Jean the elder, 1550. Nàng Pandora nhìn rất chi là gợi cảm, và khoái cởi truồng chẳng khác gì Venus. Nhưng nàng này tượng trưng cho những điều xui xẻo sẽ xảy ra cho thế giới nên họa sĩ vẽ thêm cái đầu lâu nằm dưới cánh tay của nàng, để mọi người biết đường phân biệt.

 

Zeus gửi Pandora cho Hermes và kêu thằng con sứ giả đem trao nàng cho Epimetheus, em trai của Prometheus. Ai cũng biết, Prometheus có tài tiên tri, nên đã dặn em mình: không được nhận bất cứ món gì Zeus tặng. Nhưng Pandora đẹp quá, lại thông minh, nên Epimetheus quên mất lời dặn, đem Pandora về nhà, cưới nàng làm vợ.

Chuyện gì đến cũng phải đến. Pandora tìm thấy chiếc hộp mà Prometheus nhờ thằng em giấu kỹ. Epimetheus dặn vợ “Tuyện đối không được mở ra”. Nhưng điều này khiến nàng tò mò hơn gấp bội (dân Hy Lạp luôn cho rằng tò mò là bản tính xấu của các bà). Thế là nàng lén chồng nhấc nắp hộp lên để nghía xem bên trong có gì. Ôi thôi, bao nhiêu cái xấu cũng như bệnh tật từ đấy chạy thoát và ám loài người đến muôn đời muôn kiếp. Pandora hốt hoảng đóng nắp hộp lại, nhưng lúc này thì mọi sự đã rồi, thứ duy nhất còn sót lại trong chiếc hộp là “hy vọng“.

Hai bức tượng nổi tiếng về Pandora và Epimetheus của diêu khắc gia El Greco, 1605. Hình như Epimetheus đang cầm chiếc hộp của anh trai thì phải? Nghe đâu cặp tượng từng bị thất lạc trong một thời gian dài, mãi về sau thì một nhà buôn phát hiện ra chúng trong gian hàng của một người bán đồ cũ ở một khu chợ trời. Lúc ấy, cánh tay trái của Pandora bị gãy, nên các chuyên gia phải bỏ công để phục chế nó.


Tác phẩm “Pandora”, Jules Josphep Lefebvre, 1882. Đâu ra cái đoạn Pandora cởi truồng, tay ôm hộp, ngồi trên mỏm đá và nhìn ra biển một cách thẫn thờ thế nhỉ? Hay là nàng đã mở chiếc hộp rồi nên bây giờ ngồi đây để sám hối?


Tác phẩm “Pandora”, John William Waterhouse, 1896. Pandora đang lén mở hộp, và nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy “cái xấu” đang bốc khói và thoát ra ngoài. Chắc do khoái thiên nhiên nên John William đặt chiếc hộp ở giữa rừng, chứ lý ra thì nó phải nằm tại nhà của Epimetheus. Ai lại để cái hộp nằm phây phây như vậy? Cọp beo mà đẩy một cái là hộp sẽ tan tành.


Tác phẩm “Chuyện về Prometheus”, Piero di Cosimo, 1515. Bức tranh này muốn nói về cuộc đời của vị thần, nhưng nhìn hoài mà chỉ giải mã được một chút. Bên trái là cảnh Prometheus nặn ra đàn ông (Prometheus nhìn giống chúa Giê-su quá). Bức tượng ở giữa không biết là biểu tượng cho cái gì, hai người đang cãi nhau bên phải là Epimetheus và Pandora chăng? Bạn nào có ý kiến xin mời đóng góp.

 

Thế cuối cùng, chuyện gì xảy ra với Prometheus? Giống bản một, Hercules bắn chết con đại bàng để giải cứu vị Titan này (nhưng không phải theo lệnh của Zeus, vì Prometheus của bản hai không tiên đoán được sự chào đời của Athena, Athena đã xuất hiện trước rồi, để ban cho Pandora sự thông minh đó). Zeus giận Hercules lắm nhưng cũng tha cho thằng con và Prometheus, vì cho rằng với sự xuất hiện của đàn bà, loài người sẽ vĩnh viễn sống trong đau khổ.

Lần này thì Zeus cực đúng!

 

*

Cây thì là rất quan trọng với dân Hy Lạp, họ dùng nó để làm thực phẩm, làm thuốc, và làm… kem đánh răng

 

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – giặc bên Ngô không bằng hai cô chị vợ (kỳ 3)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – làm dâu Venus cũng nhục vô cùng (kỳ 4)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – khổ rồi cuối cùng cũng sướng (kỳ 5)

– Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối

– Bài học thứ Tư: “Con ngựa gỗ thành Troy” hay cả thành bang tiêu tùng vì một tên lính quèn

– Bài học Chủ nhật: Hyacinth và tình dục ở xã hội Hy Lạp cổ

– Bài học thứ Tư: Athena giận khiến một rừng đàn ông khốn khổ

– Bài học Chủ nhật: Adonis và Venus – Chết vì… chỗ nhạy cảm của đàn bà

– Bài học thứ Tư: Gặp người khổng lồ một mắt, não Odysseus bỗng nhiên teo lại

– Bài học Chủ nhật: Con bò của Zeus – từ bò thành nữ hoàng Ai Cập

– Bài học Chủ nhật: Khi trò hiếp dâm của Zeus sinh ra… Châu Âu

– Bài học Chủ nhật: Prometheus bản I “do dân, vì dân”

– Bài học thứ Tư: Gặp tiên nữ, dại gì không ở lại

– Bài học Chủ nhật: Prometheus bản II – Lý do tại sao thế giới có đàn bà

Ý kiến - Thảo luận

12:00 Thursday,22.5.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Prometheus bản II có vẻ hơi nhàm, đại ca SOI ạ ! Đáng ra muội vẫn thích ngắm chân dung nàng Pandora cởi truồng như nữ thần Venus hơn. Mà sao trong thần thoại Hy Lạp, đàn bà hay đàn ông đều cởi truồng hết cả nhẩy ?

...xem tiếp
12:00 Thursday,22.5.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Prometheus bản II có vẻ hơi nhàm, đại ca SOI ạ ! Đáng ra muội vẫn thích ngắm chân dung nàng Pandora cởi truồng như nữ thần Venus hơn. Mà sao trong thần thoại Hy Lạp, đàn bà hay đàn ông đều cởi truồng hết cả nhẩy ?
 
22:19 Monday,25.2.2013 Đăng bởi:  phale

@hunghoangbk: Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Hiện giờ chúng ta đang trong tinh thần lễ tết nên bài ăn uống xuất hiện nhiều hơn, để hợp tình hợp cảnh đó mà, rồi bài tích sẽ trở lại bạn nhé. 


 


...xem tiếp
22:19 Monday,25.2.2013 Đăng bởi:  phale

@hunghoangbk: Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Hiện giờ chúng ta đang trong tinh thần lễ tết nên bài ăn uống xuất hiện nhiều hơn, để hợp tình hợp cảnh đó mà, rồi bài tích sẽ trở lại bạn nhé. 


 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả