Gẫm & Bình

Lười đại trà ở sinh viên mỹ thuật

SOI: Nhân có trao đổi của bạn Hỏi Cái và Phạm Huy Thông trong phần cmt bài Goyang nghệ trại – Kỳ 1: Tiếu phật Wang Zi Won, về vấn đề trong trường các thầy có dạy tư duy không, Phạm Huy Thông có nêu lên một thực tế rất… thực. Soi xin đưa lên thành […]

Ý kiến - Thảo luận

7:55 Wednesday,6.5.2015

Đăng bởi:  LC

Gặp Thông chị có dám chào đâu, chị xấu hổ vì mình kém tắm quá, có dám vẽ như chú đâu. Giống chú, chị cũng trưởng thành từ phiên dịch kiêm art guider, lần mò dắt khách kiếm huê hồng, rồi chú thì lập danh hoạ sỹ, chị đành nhắm mắt đưa chân vào nghiệp làm chủ gallery, mà gallery chị luôn thuộc loại hấp nhất kiêu nhất và nhiều tình củm nhất với các anh chị em nghệ đấy! Thế nên chị đói lắm, lúc nào cấp bách quá, chị sẽ cắp bảng đi theo Thông học vẽ, mong sao xoáy được ít xiền nhỉ, hớ hớ !!!
Còn viết nhá, là do mấy ông anh chủ nhà băng , thấy Linh nói nghe cũng thuận tai, xui mình viết đấy. Ai ngờ tính mình nó gàn gàn thế nào ấy, lại làm một số bạn ghét. Thôi sau lày mình hứa viết lại nhạt toẹt như nước lã , chẳng ai đọc nữa, thế là hoà bình, thế là ấm êm....hức

23:49 Tuesday,5.5.2015

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Chị Linh Cao ơi. Vâng đúng như tinh thần chị viết cuối comment: "vui là chính". Cả cái comment dài ngoằng của chị đúng là chỉ để đọc cho vui, chả có thông tin gì mới và cũng chả hướng tới việc thay đổi một cái gì hết. Hì
Nhưng mà nói thế thôi. Chị em mình gặp nhau ngoài đời thì vẫn cứ "gặp nhau và cười nhé". Có khách nào quan tâm thì chị vẫn dắt qua em nhé, đừng ghét nhau. Giống như một vài hoạ sĩ, trước khi triển lãm thì chị đá xoáy đến là hỗn hào, nhưng rốt cuộc chị vẫn dẫn được khách mua tranh cho người ta. Hoạ sĩ có xèng và chị cũng có phần trăm. Cái đó mới "chính là vui"!

23:37 Tuesday,5.5.2015

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Phan Khang ơi. Nếu các sinh viên lười đi nghe, lười đi xem vì mải vẽ, mải làm đồ án thì tớ còn thấy được an ủi phần nào. Họ chăm những việc trong phòng trọ của họ thì làm sao tớ chứng kiến mà khen họ được. Nếu sau này họ trình làng được sản phẩm gì tốt thì tớ sẽ khen sau (ví dụ: ôi bức tranh này đẹp quá, ôi bộ quần áo này mix có gu thế, ôi cái xe này độ đẹp thật, ôi thằng em nhả khói điệu nghệ quá..) Tinh thần của bài viết là đưa ra nhận định cá nhân và mong có những đóng góp để mọi việc tốt hơn. Cá nhân tớ nhận thấy các bạn trẻ lười đi xem, đi nghe, đi thảo luận thì tớ nói ra như vậy. Hy vọng không quá hồ đồ và hy vọng bạn không nằm trong số đó. Tớ nghĩ hoạ sĩ cũng giống như nhà văn vậy, có nhà văn nào thành công mà lại lười đọc sách, đọc truyện không nhỉ?
Trong bài viết tớ đề cập tới sinh viên từ các trường mỹ thuật nói chung chứ không chỉ nói riêng đám sinh viên ở phố Yết Kiêu hay ở Phan Đăng Lưu đâu bạn ạ. Đọc lại ví dụ thì rõ nhé.
Tái bút: Mà sao trường đại học Mỹ thuật Hà Nội dạo này có vẻ ít các trương trình workshop với Art Talk giao lưu với các nghệ sĩ, các trường đại học nước ngoài thế nhỉ? Hay là tớ già rồi nên ít được các bạn trẻ trong trường rủ vào xem?

12:31 Tuesday,5.5.2015

Đăng bởi:  lc

Không nên đặt cảm xúc hoặc ý thích cá nhân trong vấn đề này. Mình xin lý giải bằng phân tích khách quan, cũng bởi chưa có ai trả lời kỹ càng câu hỏi của Thông:
1/. các art talk hoặc hội thảo bên Mỹ thuật, chúng ta ÍT và HIẾM có diễn giả hấp dẫn, nói hay nói giỏi. Người có nghề thì nói không rõ ý, người có chút hùng biện lại thiếu chuyên môn hoặc chưa đủ độ tâm phục khẩu phục về nhân cách. Những người tuyệt hay thì chỉ muốn ẩn dật hoặc mất hút, chứ không muốn tham ga hoạt động xã hội.
2/. Người châu Á không có văn hoá đối thoại số đông như Âu Mỹ. Giữa hai thầy trò hoặc một nhóm nhỏ, nơi không gian riêng tư, câu chuyện mới có cơ may Thẳng và Thật. Ngược lại bạn vào giảng đường ở châu Âu và đặc biệt ở Mỹ, sẽ thấy mỗi buổi lên lớp cũng không khác gì hội thảo, thầy nói được 1 câu thì rừng cánh tay phía xung quanh nhao nhao đốp lại, vặn hỏi, nghi vấn, đưa ra các option khác nhau và có thể một đám học trò cùng đứng lên tranh biện cho rõ ngô khoai ngay và luôn, cướp luôn diễn đàn Thầy lúc ấy cởi áo vest ra ngồi lên bàn tủm tỉm cười, thầm định giá : thằng này rồi sẽ làm nghị sỹ còn cậu ấm kia thì chỉ nối nghiệp papa mở nhà hàng...! Ở Việt Nam càng khó có bầu không khí sáng tạo như vậy. Các thầy rất uyên bác và muốn khai tâm cho học trò, nhưng cơ chế đã ngăn cản, ngài nào hay một chút là bị gắn mác Điên hoặc Dị. Cụ thể thầy Trần Quốc Vượng dạy bọn mình buổi đầu tiên ngày đi học Xã hội nhân văn ( tách ra từ ĐH tổng hợp cũ)...thầy già tóc trắng như mây, vào muộn 15 phút, hiền từ nhìn gần 300 đứa lứa Rồng Rắn đang rượt đuổi và ném nhau bỏng ngô, khắp cái giảng đường to đùng của khoá đại cương. Kéo ghế ra ngồi chơ vơ giữa bục, thầy nhìn chăm chú xem mặt mũi lũ giặc sinh viên mới, gật gù đoán định. Bọn này mãi mới im, anh lớp trưởng tha hồ hét dẹp yên . Thầy lẩm bẩm: lứa này khiếp đây, 76 gặp 77 à? Rồi ngài chậm rãi đứng dậy lấy phấn viết lên bảng " Đại học là...." bên dưới cãi nhau kịch liệt, ồn cả lên, đứa thì " vào đời" đứa lại " thoát nợ"! . Thầy cười trìu mến ghi thêm "TỰ HỌC" , chữ to hẳn lên. Các con ồ lên, vội khẩn khoản xin thầy nói cho hiểu...
Và buổi học khai thị ấy, chúng tôi đã may mắn được mở to nhãn quan, nhìn vào cuộc sống, nhờ một ông thầy của các thầy. Lứa chúng tôi là thế hệ trẻ đầu tiên làm 3 nghề mới thời thượng những năm 90: bán bảo hiểm, làm TV show và làm fashion model. Thằng xấu nhất lớp vừa thọt vừa điếc thì cũng viết văn kiếm sống tốt quanh mấy toà báo, đứa vô duyên nhất cũng làm chủ quán. Còn đâu có 2 ớ hậu và 3 phi công to cao to đẹp giai . Tất cả đều đi làm part time khi vẫn ngày ngày đi học, có đứa còn làm đêm ở vũ trường, mà ban ngày vừa ngủ gật vừa viết được tiểu thuyết. Mình là ngố nhất, ngồi xị ra trong các phòng tranh, bọn chúng thương, thỉnh thoảng ghé qua còn mua cho cái bánh mỳ pa-te , bảo mày nghệ thế học thêm vẽ bên Yết Kiêu đi,nghe lời chúng mình mới mò vào trường đấy chứ !!!
túm lại, kể lể dài dòng thế, để thấy vấn đề Ài là Thây Thầy là Ai, tối quan trọng.
3/. Sinh viên mỹ thuật cũng chia ra các đẳng cấp khác nhau, cụ thể là bọn Bất Tài, và bọn Rất Tài. Loại lằng nhằng nửa nạc nửa mỡ rất đông, những bác này vui đâu chầu đấy, cá tính mập mờ chới vơi, rất sợ đi nghe art talk, vì sợ ngủ gật. Hai đẳng kia một thì quá tự tin một lại quá tự ti, cũng dùng dằng rồi ngại, rồi...thôi. Mình chính là đứa kiểu ba rọi đây, nên mình nhìn sang hai đẳng kia, mình đọc được tim gan họ.!
thế thôi Thông và các bạn đọc thì đọc, cũng chả chết ai. Vui là chính mừ!

10:56 Tuesday,5.5.2015

Đăng bởi:  phankhang

bạn đúng là "Mỹ nữ" nhỉ !!!
thế bạn đã bao giờ đi nghe một buổi art talk

mà mấy ông lí luận nhà mình trao đổi chưa?
tiếng anh thì lập bập nhưng nổ thì tung trời. tôi nghe tôi cũng phát ngượng, còn nghệ sĩ thì đỏ hết cả mặt vì không biết trả lời thế nào.
sao bạn biết là họ bận vẽ làm hàng?
xung quanh tôi có rất nhiều người đang âm thầm vẽ, âm thầm trau dồi nghề nghiệp.
bạn đừng vơ đũa cả nắm, đã là nghệ sĩ ai cũng khao khát mình được công nhận, được ghi danh, còn được hay không là nỗ lực của từng người.
đừng vơ đũa cả nắm thế " Mỹ nữ" .

không phải là họ không đi nghe, nhưng họ nghe có chọn lọc bạn ạ.
bạn nói họ lười vậy bạn chăm ở chỗ nào??

16:18 Monday,4.5.2015

Đăng bởi:  Mỹ Nữ

Bận vẽ làm hàng thì lại càng không bao giờ đi nghe nói chuyện bạn Phan Khang ạ. Bênh cái giề!

15:24 Monday,4.5.2015

Đăng bởi:  phan khang

trường có quy chuẩn của trường, các bạn lúc nào cũng cứ so sánh bên ta với bên Tây, rồi lí luận cho rằng sinh viên không chịu đi nghe.
đừng có nói sinh viên mĩ thuật là lười. Phạm Huy Thông hình như học mỹ thuật công nghiệp nên cũng chưa hiểu rõ tại sao các bạn Mĩ thuật Hà nội và Mĩ thuật TPHCM không chịu đi nghe nhỉ.
người bận vẽ thì không nói nhiều được.

23:41 Wednesday,25.2.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

Trường Mỹ thuật dạy học viên chép tranh cho đẹp thôi. Nghệ thuật mà dạy được thì tranh Tô Ngọc Vân treo đầy quán cóc.

9:49 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  gia phạm

Huy Thông nói đúng rồi, chẳng có trường nào dạy tư duy cả. Nói đúng hơn là chẳng có môn học nào ở các tr][ngf MT dạy cho SV cách tư duy và tìm ý tưởng cả. Cũng đúng luôn việc may là có một số thầy dạy tư duy một cách ngẫu hứng. còn lại là dạy thợ vẽ.
Cho nên các bạn SV chẳng biết làm gì ngoài mớ kiến thức kỹ năng. Các bạn ơi, hãy đọc triết học và văn học thay vì xem mấy cái vựng tập tranh.

8:47 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Sinh Viên Ra Trường ơi.
Bạn hãy khó tính hơn một chút đi. Vì nếu nói cái này ổn, cái kia ổn thì cơ quan nào của Việt Nam cũng đang vận hành ổn hết đó. Vấn đề là từ cái ổn đó, nó có thể vận hành tốt hơn nữa bao nhiêu lần.
Với nghệ thuật, nhu cầu tự đào tạo của cá nhân là rất cao. Không chỉ nghệ thuật đâu bạn ạ. Tất cả các ngành khác cũng thế. Nhưng cách dạy đại học ở Việt Nam đa phần vẫn là dạy kiểu cấp 3 nâng cao. Chính luận điểm tớ nói ngay từ đầu (trong bài Goyang nghệ trại 1) chỉ rằng: Nếu chúng ta dạy theo kiểu truyền kỹ năng đơn thuần như hiện nay, sẽ chẳng bao giờ đủ hết, vì mỗi sinh viên sẽ có nhu cầu phát triển theo một hướng khác nhau. Hãy cho sinh viên những cú huých trong đầu óc, trong lối tư duy để nhu cầu tự nghiên cứu của họ cao hơn nữa. Nếu bạn đọc kỹ, sẽ thấy rằng ý kiến của tớ và bạn thực ra.. giống nhau. Ở chỗ chúng ta đều không muốn việc nhét cho sinh viên một đống thứ , như nhét một rừng cây vào trong đầu sinh viên, trong khi không còn thời gian và đất trống để cho sinh viên nhận những hạt giống khác nữa từ các thầy cô. (hạt giống nào hợp đất thì nó mọc thành cây đẹp, còn cây nào không hợp đất thì dù có trồng cây to rồi, nó vẫn chết khô thôi)
Loạt comment này tớ không muốn nói riêng về trường MTHN, nhưng vì bạn đã lấy làm ví dụ thì tớ cũng nói hùa theo. Họa sĩ từ Yết Kiêu, rất nhiều người làm đương đại giỏi. Như anh Tân, anh Hùng ngớ ngẩn, anh Dương bướm, bạn Tuấn má mì, bạn Huy An...  Nhưng các anh, các bạn ấy đã mất bao công mò mẫm một mình. Nếu trường có một cách đào tạo hệ thống và mới hơn, thì các anh, các bạn ấy sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian hơn nữa.
Tớ thứ so sánh đùa thôi nhé (có gì hồ đồ bỏ qua nhé): Bạn Huy An và bạn Phương Linh nhà sàn cùng tầm tuổi nhau. Đều rất giỏi và bắt đầu có uy tín trong nước, quốc tế. Bạn Huy An học trong trường, bạn Phương Linh không học gì trong trường. Ơ thế thì...
 

8:15 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Lac Lac và bạn Ý Kiến ơi.
Xin hãy coi việc đi xem triển lãm, nghe hội thảo.. là một phần trong hoạt động chuyên môn của các bạn. Tớ không xui các bạn trốn học nhưng nếu có thời gian, các bạn nên đi. Vì các bạn thử điểm lại xem, những lúc đó nếu bạn ở nhà, liệu có làm được gì hay?
1. Việc xem nhiều rồi thấy loạn cả lên tớ thấy bạn nói đúng, nhưng nó còn hay hơn nhiều việc chẳng xem gì cả. Còn nói xem chọn lọc thì vô cùng lắm, chưa đi làm sao biết hay dở thế nào. Một tác phẩm, một triển lãm có thể là tệ với bạn bè của bạn, nhưng lại giúp ích khai thông điều gì đó bạn đang bế tắc thì sao. Sau mỗi lần tự bỏ tiền đi nước ngoài xem các Art Fair, các bảo tàng, thường tớ mất một tuần ở Việt Nam không vẽ được gì vì đầu óc lúc đó bị bội thực, cần có thời gian tiêu hóa hết. Nhưng tớ không bao giờ hối tiếc những chuyến đi đó, vì nó giúp tầm mắt tớ rộng hơn rất nhiều. Các bạn sinh viên có thể không có tiền đi xa, nhưng tuổi nhỏ làm việc nhỏ, hãy đầu tư tiền xăng, tiền gửi xe để đi xem, đi nghe nhiều nhất có thể.
2. Chuyện tự ti khi gặp các bác máu mặt này nọ là chuyện nhảm nhí nhất mà tớ từng nghe. Họ đi xem kệ họ, mình đi xem kệ mình. (trong bài viết sắp tới, tớ có nói thêm về thân phận của họa sĩ). Các bạn của bạn chưa nổi tiếng, chưa giàu và một bác cực giàu, cực nổi thực ra chẳng khác quái gì nhau. Bình đẳng mà xem tranh. Có khi các bác còn tự ti khi nhìn thấy bạn, Giàu nhưng "nhàu", rẻ (giá tranh) nhưng trẻ. Họa sĩ muốn được xã hội tôn trọng thì phải tự tôn mình. Mỗi một việc ngại ngùng đó mà các bạn còn không vượt qua được thì mong đợi gì bạn làm những cuộc cách mạng này nọ trong nghệ thuật đây? Vì cách mạng ở đâu cũng thế, phải hi sinh nhiều lắm, nhiều hơn cái mặc cảm tư ti của bản thân nhiều. Chúc các bạn của bạn thành công trong cuộc "cách mạng" đầu tiên là đánh đổ cái tự ti ngu xuẩn kia đi
3. Rèn luyện trong trường là việc đúng và phải làm cho nhiều. Nhưng vấn đề ở chỗ, chúng ta cần phải nắm hết mọi cơ hội để phát triển mình. Đời ngắn lắm. Về vấn đề này, xin đọc tiếp comment của tớ với Sinh Viên Ra Trường.
 

0:33 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  Sinh vien ra truong

Tôi thấy bạn thông thắc mắc cũng dễ hiểu thôi . Nhưng cái bạn không thấy rõ ràng nhất vấn đề ở đây là với bộ môn nghệ thuật thì nhu cầu cá nhân là rất cao , bạn đừng nghĩ trường lớp có thể giúp ích gì nhiều. Khi người nào có nhu cầu thực sự thì họ tự tìm tòi và "tự sướng " nhu cầu bản thân thôi , chứ làm nghệ thuật mà cứ phải gò abc thì chán ốm.  Mỗi trường học chỉ có theo 1 bài vở nhất định thôi chứ vơ hết cả đống cõ phải thành lẩu nghệ thuật không .còn những nghệ sĩ có nhu cầu khác thì họ tự sẽ đi đến cái đó thôi việc này chứng minh rất rõ những nghệ sĩ đương đại ở ta cũng đều đào tạo ở Trường yết kiêu có ai dạy họ làm nghệ thuật mới đâu mà họ vẫn làm tốt đấy thôi .cái lớn nhất tôi cảm nhận thấy học được ở trường yết kiêu đó là cái gu thẩm mỹ và cách nhìn tương đối tốt ( so mặt bằng ở việt nam thôi ) đó là cảm nhận cá nhân của tôi.
 
 

17:45 Tuesday,11.12.2012

Đăng bởi:  Lạc lạc

@ anh phạm quang hiếu : em bỏ học suốt a à :p- nhưng khổ nỗi nghỉ quá 3 buổi thì thi lại- thi lại quá 3 môn thì đúp ạ.Các thầy yk giờ điểm danh chặt lắm ạ, thầy nào càng ít vẽ tranh, càng trẻ lại càng ghê. Đúng như anh IQ ABC nói, giờ như bản thân em đa số tìm thông tin, triển lãm trên face do các nghệ post ảnh hay thông tin triển lãm mà biết để hóng hay đi xem - nhiều khi rủ các bạn đi có kiểu ngại của các bạn ấy :
-Một là sợ xem nhiều loạn lên, rồi chả biết bắt đầu từ đâu, sợ bị ảnh hưỏng.
- Hai là đi xem toàn các bác có máu mặt, hay có chút tiếng rồi thì cũng ngại tự ti (kiểu như chỗ nào cũng thấy mặt mà chưa làm được gì).
- Ba là nhiều bạn nói quan trọng là học trong trường thực hành rèn luyện trước đã...
Như em thì em cứ thích có thời gian em đi

14:15 Tuesday,11.12.2012

Đăng bởi:  ý kiến

em cũng là sinh viên, học trong trường cũng luôn được các thầy giáo khuyến khích đi xem,nghe, nhìn… nhiều nhưng cũng không có thông tin về art talk,workshop. Chủ yếu vẫn đi bảo tàng, xem triển lãm tại trường và một số trung tâm triển lãm lớn, may ra đi đường nhìn thấy thông tin về triển lãm nào thì đi xem chứ cũng không có biết nhiều. Nhiều khi nhìn thấy cũng chưa chắc dám vào vì không biết nó có hạn chế lượng người tham dự không? Chỉ cần trên poster ghi dòng chữ vào cửa tự do thôi thì sẽ dễ dàng hơn rồi.
Em thấy ngoài các triển lãm, art talk… quy mô ra thì các sự kiên nhỏ, lẻ thường chỉ dán thông tin cách ngày diễn ra chỉ vài ba ngày, đôi khi sinh viên cũng không chuẩn bị kịp. Các buổi nói chuyện, thảo luận diễn ra trong một ngày, bạn nào may mắn tham dự được một buổi, hôm sau muốn rủ bạn bè đi nghe cũng không còn.
Một sinh viên năm nhất như em, sự hiểu biết còn hạn chế, nên đi xem triển lãm tranh ảnh nhiều khi không hiểu hết được giá trị của tác phẩm mình đang xem, may mắn khi gặp được tác giả giới thiệu cho nghe về tác phẩm của họ thì thích lắm nhưng đâu phải lúc nào cũng được như vậy, đi xem mà không hiểu thì buồn lắm. Mong sao bên cạnh những phầm ghi chú về tác giả tác phẩm, chất liệu có ghi thêm những vấn đề xoay quanh tác phẩm nhiều hơn.



 

12:03 Tuesday,11.12.2012

Đăng bởi:  IQ ABC

Lạc Lạc: Đối với việc ngồi chờ thông tin từ trên báo chí (như Soi) thì rất hạn chế bởi không phải có sự kiện nào sắp diễn ra các báo đài hay Soi có thể quán xuyến được hết. Vì vậy tớ nghĩ, bạn cũng không nên chỉ cập nhật thông tin từ một phía như vậy. Cách tốt nhất, theo tớ hay làm là chăm lên Soi, lên các trang về mỹ thuật để cập nhật, ngoài ra tớ còn thường lên Facebook để xem tình hình, tham gia các hội nhóm bởi sẽ có những thông tin "ngoài luồng" như vậy được chuyền tay nhau trên các mạng xã hội. Việc lựa thời gian, sắp xếp công việc cẩn thận sẽ giúp bạn có thể đến dự mà không làm ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề khác.
Còn câu hỏi của anh Thông thì em...chịu. Em cũng chả biết vì sao. Bởi nó lan thành "dịch" rồi, không chỉ ở Yết Kiêu mà các trường khác cũng thế anh à. hehe

11:49 Tuesday,11.12.2012

Đăng bởi:  khanh

Bài viết hay đó Thông. Không biết do "lười đại trà" hay thiếu thông tin mà các buổi art talk, event...mà thấy rất vắng bóng SV mỹ thuật(thậm chí cả các sv ngành khác nên tham gia). Lấy ví dụ ở Huế thường có các buổi nói chuyện của nghệ sỹ được NSAF mời đến, mà hầu như đếm trên đầu ngón tay số lượng SV tham gia, nhìn thấy mà buồn...... Lỗi do SV hay thông tin hay nghệ thuật kén người????

3:53 Tuesday,11.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

@Lạc lạc. Có mỗi việc bỏ một vài buổi học mà cũng không dám thì học (và làm) nghệ thuật làm gì hở em?!

23:01 Monday,10.12.2012

Đăng bởi:  Lạc lạc

các Thầy chịu khó đi nghe, nhưng lại gò sv thể hiện bài theo lối tư duy cũ...   
thật ra cũng còn do thông tin không được cập nhật nữa anh Thông à.nhiều khi muốn biết thông tin về triển lãm, art talk, workshop.... cũng không có, bọn em chỉ hay xem Soi nhưng không phải khi nào Soi cũng cập nhật được hết. Mà nhều art talk hay sự kiện gì hay hay thì diễn ra vào ngày thường với chế độ điểm danh hiện nay thì chả sv nào dám đi ạ.  
trường Yết Kiêu có nhiều buổi nói chuyện về mỹ thuật đương đại, nhưng nhìn bài tốt nghiệp của khoa Hội hoạ, sư phạm mỹ  thuật mấy năm gần đây thì chả thì nó chả khác gì mười mấy năm trước....

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả