Gẫm & Bình

Lười đại trà ở sinh viên mỹ thuật 10. 12. 12 - 12:33 pm

Phạm Huy Thông

SOI: Nhân có trao đổi của bạn Hỏi Cái và Phạm Huy Thông trong phần cmt bài Goyang nghệ trại – Kỳ 1: Tiếu phật Wang Zi Won, về vấn đề trong trường các thầy có dạy tư duy không, Phạm Huy Thông có nêu lên một thực tế rất… thực. Soi xin đưa lên thành bài, và mong các bạn vào thảo luận, nhất là các bạn sinh viên, kể cả mỹ thuật hay không mỹ thuật. Tên bài do Soi đặt. Hình lấy từ internet, không rõ tác giả.

 

Tôi thấy việc các thầy (ở các trường) có nói và trao đổi với sinh viên về hiểu biết đời sống, về tư duy và phương pháp tư duy đều do tự phát và do hứng của các thầy chứ không phải do một giáo trình, một định hướng hay một sự khuyến khích chủ động từ phía nhà trường. Tất nhiên nhiều thầy có những khối kiến thức thâm sâu, nếu truyền dạy lại được cho sinh viên sẽ rất tốt vì đầu óc sinh viên sẽ được gieo những hạt giống khác nhau (từ các thầy khác nhau). Để xem hạt giống nào sẽ nở hoa thì tùy “cơ địa” của sinh viên.

Người làm nghệ thuật, theo tôi, rất cần có quan điểm, thái độ (trước đời sống, văn hóa, chính trị..) của riêng mình. Để tranh tượng ở ta đa dạng được thì ta cần các họa sĩ phải có quan điểm sống, thái độ sống đa dạng. Tuy nhiên, có một số thứ ở Việt Nam không được khuyến khích đa dạng hóa, vậy nên thầy nào nói càng nhiều càng có nguy cơ đụng chạm người này người nọ (trong trường, ngoài trường). Sinh viên nào thân thiết với các thầy sẽ thấy các thầy khi đi nhậu sẽ rất khác các thầy đứng trên lớp. Sự truyền đạt quan điểm sống, quan điểm sáng tác giữa thầy và sinh viên có lẽ vẫn diễn ra nhưng không theo con đường “chính ngạch” nên chậm và không phổ quát.

Theo tôi được biết, một số trường ở nước ngoài mời nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử đến nói chuyện về nghệ thuật (nghĩa rộng) với sinh viên hội họa, điêu khắc. Đôi khi việc này tính thành môn trong đó các sinh viên phải viết thu hoạch để thi qua môn. Nhà thơ, nhà văn mà đến nói chuyện với sinh viên hội họa thì đương nhiên đâu có nói về hình, màu, bố cục.. nữa, mà nói về lối sống, lối tư duy, quan điểm sáng tác.. từ đó sinh viên được trang bị thêm nhiều điều ngoài kỹ năng nghề. Đầu óc sinh viên được gieo nhiều hạt giống lạ.

Nhân chuyện này, có môt điều tôi không hiểu lắm, nếu bạn nào góp phần giải thích giùm tôi được thì tốt quá: Tôi rất thích đi nghe hội thảo, art talk, workshop.. Cứ có điều kiện về thời gian là tôi đi. Nhưng đến những chỗ đó tôi thấy rất ít sinh viên. Hai dịp gần đây là một workshop về truyện tranh bên khoa Đồ Họa trường Kiến Trúc, và cuộc nói chuyện của anh Trần Trọng Vũ diễn ra ở trường Mỹ thuật Hà Nội, tôi thấy lượng sinh viên đến dự ít thảm hại. Số lượng các họa sĩ đã có tuổi, thầy giáo, cán bộ nhà trường đến còn nhiều hơn sinh viên, dù rằng các cuộc đó, tôi nghĩ, là nhằm phục vụ cho sinh viên trong trường. Vậy bạn nào có câu trả lời về việc sinh viên hiện nay sao lười mấy khoản mở mang ấy thế? Phải có điều gì mang tính hệ thống để các em lười đại trà vậy? Tôi thì tôi không hiểu nổi.

Ý kiến - Thảo luận

7:55 Wednesday,6.5.2015 Đăng bởi:  LC
Gặp Thông chị có dám chào đâu, chị xấu hổ vì mình kém tắm quá, có dám vẽ như chú đâu. Giống chú, chị cũng trưởng thành từ phiên dịch kiêm art guider, lần mò dắt khách kiếm huê hồng, rồi chú thì lập danh hoạ sỹ, chị đành nhắm mắt đưa chân vào nghiệp làm chủ gallery, mà gallery chị luôn thuộc loại hấp nhất kiêu nhất và nhiều tình củm nhất với các anh chị em
...xem tiếp
7:55 Wednesday,6.5.2015 Đăng bởi:  LC
Gặp Thông chị có dám chào đâu, chị xấu hổ vì mình kém tắm quá, có dám vẽ như chú đâu. Giống chú, chị cũng trưởng thành từ phiên dịch kiêm art guider, lần mò dắt khách kiếm huê hồng, rồi chú thì lập danh hoạ sỹ, chị đành nhắm mắt đưa chân vào nghiệp làm chủ gallery, mà gallery chị luôn thuộc loại hấp nhất kiêu nhất và nhiều tình củm nhất với các anh chị em nghệ đấy! Thế nên chị đói lắm, lúc nào cấp bách quá, chị sẽ cắp bảng đi theo Thông học vẽ, mong sao xoáy được ít xiền nhỉ, hớ hớ !!!
Còn viết nhá, là do mấy ông anh chủ nhà băng , thấy Linh nói nghe cũng thuận tai, xui mình viết đấy. Ai ngờ tính mình nó gàn gàn thế nào ấy, lại làm một số bạn ghét. Thôi sau lày mình hứa viết lại nhạt toẹt như nước lã , chẳng ai đọc nữa, thế là hoà bình, thế là ấm êm....hức 
23:49 Tuesday,5.5.2015 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Chị Linh Cao ơi. Vâng đúng như tinh thần chị viết cuối comment: "vui là chính". Cả cái comment dài ngoằng của chị đúng là chỉ để đọc cho vui, chả có thông tin gì mới và cũng chả hướng tới việc thay đổi một cái gì hết. Hì
Nhưng mà nói thế thôi. Chị em mình gặp nhau ngoài đời thì vẫn cứ "gặp nhau và cười nhé". Có khách nào quan tâm thì chị vẫn dắt qua em nhé, đ
...xem tiếp
23:49 Tuesday,5.5.2015 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Chị Linh Cao ơi. Vâng đúng như tinh thần chị viết cuối comment: "vui là chính". Cả cái comment dài ngoằng của chị đúng là chỉ để đọc cho vui, chả có thông tin gì mới và cũng chả hướng tới việc thay đổi một cái gì hết. Hì
Nhưng mà nói thế thôi. Chị em mình gặp nhau ngoài đời thì vẫn cứ "gặp nhau và cười nhé". Có khách nào quan tâm thì chị vẫn dắt qua em nhé, đừng ghét nhau. Giống như một vài hoạ sĩ, trước khi triển lãm thì chị đá xoáy đến là hỗn hào, nhưng rốt cuộc chị vẫn dẫn được khách mua tranh cho người ta. Hoạ sĩ có xèng và chị cũng có phần trăm. Cái đó mới "chính là vui"! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả