Kiến trúc

Muốn biết đến một Hà Nội xưa, nhưng còn đâu những bài học của người Hà Nội cũ!

Sóng lớp phế hưng coi đã rộnChuông hồi kim cổ lắng càng mau(Chùa Trấn Bắc – Bà Huyện Thanh Quan)   Trong quá trình thực hiện nội dung cho chương trình phát thanh Bài Ca Hà Nội, tôi lật giở lại cuốn Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên của Hội KTSVN và […]

Ý kiến - Thảo luận

23:57 Friday,14.3.2014

Đăng bởi:  Phạm Văn Việt

Có 1 comment nhắc tới cuốn Suối Nguồn thì tôi cũng xin trích 1 câu nói của nhân vật chính : "KTS không phải là nhà khảo cổ". Cái gánh nặng "kế thừa phát huy" ở nước VN chúng ta nó to và nặng quá, cứ trùm lên đầu bất cứ ai. Tôi xin hỏi các bạn là Le Corbusier đã kế thừa ai, phát huy ai ? Nhà chọc trời ở Mỹ phát huy cái gì của thời kì trước đó ? Kiến trúc Italia ngày nay có kế thừa hay phát huy cái gì của Palladio hay không?Vừa qua được xem 1 số công trình NCKH của SV 1 số trường ở cả 3 miền bắc , trung , nam , tôi khá bất ngờ vì có quá nhiều các công trình nghiên cứu tổng hợp tư liệu về mấy thứ "bỏ đi" thế này. (tôi xin định nghĩa cái từ "bỏ đi": là thứ không xài được nữa phải bỏ) . Ngành kiến trúc thế giới đang tiến triển vũ bão, hàng loạt các vấn đề hiện đại hóc búa, các câu hỏi về triết lý thiết kế, về công nghệ vật liệu mới , năng lượng sạch, kiến trúc xanh v.v... bao nhiêu vấn đề đang đặt ra, thế mà rất rất nhiều các bạn trẻ có thể ung dung pha trà mà ngồi ngẫm nhân tình thế thái các cụ xa xưa đã hành nghề , đã vẽ vời thế nào, thật là thú vui quá tao nhã! Thậm chí tôi còn được xem khá nhiều luận văn thạc sĩ và nhiều công trình cá nhân rất tâm huyết về những vấn đề đại loại như thế này. Để làm gì ? Thưa các bạn, để làm gì ? Chúng ta đang bị tụt hậu chưa đủ xa hay sao ?

23:47 Friday,14.3.2014

Đăng bởi:  Phạm Văn Việt

Tôi đã đọc hết các comment và tôi đồng ý với các ý kiến ban đầu của bác Lu , chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận nền kiến trúc nước nhà là 1 cái sọt rác , cần dọn sạch và thế hệ hôm nay cần đặt những viên gạch đầu tiên, cái gọi là "bản sắc kiến trúc" VN nó bắt đầu từ ngày hôm nay. Những comment tiếp theo của anh Lu thì có lẽ giá trị với những dân ngoài nghề, còn đã từng học kiến trúc thì ai cũng nghe qua những kiến thức ấy rồi.
Hiện nay môi trường hành nghề thiết kế ở VN quá tệ hại, các bạn KTS không thể nào sống nổi nếu làm nghề 1 cách đàng hoàng, do đó những biểu hiện dạng như "ăn mày dĩ vãng" xảy ra là dễ hiểu. Nước Pháp đã thẳng tay phá khá nhiều công trình của Le Corbusier khi nó không còn phù hợp. Chúng ta cũng không nên bấu víu vào những thứ thiết kế tàm tạm đầu thế kỉ ở nước ta nữa.

17:53 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  nhung

Thế nếu mình nói "Hà Nội rực rỡ đèn hoa đón Tết" thì Nghi Văn có vui không nhỉ?  ;-))

8:24 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Bạn Nghi Văn!
Quan điểm của anh Lu có chỗ nào không logic thì bạn phản bác lại, chê hay khen cũng chỉ là hai mặt của vấn đề thôi, quan trọng là trình bày quan điểm một cách sáng sủa, logic.
 
Điều kỳ lạ nhất của bạn Nghi Văn là buộc mọi người phải trình namecard, bằng cấp, tác phẩm, đại loại là phải có đủ điều kiện ABCDE để có quyền nói về XY cờ rét, thế thì chắc nhân loại phần lớn bị bạn Nghi Văn buộc phải câm. Tự cổ tới nay có ba mươi sáu kiểu ném đá, kiểu của bạn Nghi Văn ắt là kiểu thứ ba mươi bảy.

0:12 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Diễn đàn Soi bắt đầu hay rồi đấy! :D
 
Chào Nghi Văn, tên mình cũng là nick viết bài trên này luôn. Mình không phải thánh nhân, cũng không ở trong giới nghệ thuật hay kiến trúc của Việt Nam, nhưng mà tên mình nổi ầm ầm đấy :D. Bạn chưa từng nghe thấy là tại bạn chứ sao lại thắc mắc điều đó với mình.
 
Khen Việt Nam thì mình khen nhiều chứ. Chẳng hạn như Việt Nam là một dân tộc anh hùng đã từng thắng nhiều đế quốc lớn trên thế giới trong lĩnh vực quân sự. Việt Nam có 4000 năm lịch sử chói lòa.... Hà Nội là một thành phố cổ kính yên bình và mơ mộng cũng nhất thế giới. Tây đến Hà Nội rất thích vì cảm giác được đi du lịch mạo hiểm. Đi bộ trên vỉa hè hoặc sang đường đúng hiệu lệnh giao thông vẫn có thể bị chết bất thình lình vì xe điên và phương tiện giao thông vượt đèn đỏ. Hà Nội cũng có văn hóa cà phê vỉa hè sành điệu chẳng kém gì Paris (anh Nguyễn Tuân nhà văn anh ý bảo thế). Cà phê được chế biến từ đậu tương và tất cả những nguyên tố có trong bảng tuần hoàn Men đê lê ép nên có hương vị rất độc đáo, uống vào sẽ tạo công ăn việc làm cho các y bác sỹ ở bệnh viện K. Văn hóa ẩm thực vỉa hè Hà Nội cũng độc đáo có thể nói là nhất thế giới, điển hình là phở Nam Định còn được gọi là quốc hồn quốc túy. Kiến trúc Hà Nội cũng rất đặc sắc với rất nhiều công trình đẹp do Pháp xây và người Hà Nội rất tự hào về điều đó (đơn cử là kiến trúc sư Quý, tác giả bài viết trên).... Đại khái thế. Còn nhiều điều để khen nữa nhưng mình sợ mình không đủ sức với cả sợ lụt sơ vơ của Soi. Bạn Nghi Văn thông cảm nha!

14:26 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi:  nghi văn

Có hai loại người rất sẵn ở Việt Nam. Loại thứ nhất: Rất hay khen. Cứ cái gì phù hợp chủ trương chính sách...là khen lấy khen để, quy cho tất cả những ngưởi có ý kiến khác là phản động, là không dân tộc, không yêu nước...
Loại thứ hai là rất hay chê. Cứ cái gì của Việt Nam thì đều xấu cả. Không loại trừ gì hết, từ chính trị, văn hóa, thương mại, con người...v.v...
Anh Lù Trọng Lú là điển hình của loại thứ hai.
Thỉnh thoảng gặp cmt của anh trên Soi, ngắn có dài có, bâng quơ cũng có mà chăm chú cũng có, thể hiện tri thức cũng có mà vô học cũng không ít... ấy mà tuyệt nhiên chả bao giờ thấy anh khen nổi ai hay cái gì của Việt Nam bao giờ. Không biết anh là Thánh nhân phương nào, cũng như chưa từng nghe thấy tên tuổi anh trong giới nghệ thuật hay kiến trúc, nhưng cứ nghe cái sự phát biểu của anh thì đủ thấy lúc nào anh cũng muốn "trên cơ" mọi người. Chỉ duy tầm nhìn và tri thức của anh chưa phản ánh sự "trên cơ" đó.
Đáng thương!

17:56 Saturday,2.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu


Hi Toàn,


Gần tết rảnh rỗi lan man tí vậy.


Việc xây dựng thủ đô của người Brasil nằm sâu trong đất liền (chứ không phải sát biển như những đô thị thuộc địa của Bồ Đào Nha như Rio và Salvador de Bahia) nhằm kết nối tốt hơn các khu dân cư địa phương trong cả lãnh thổ Brasil rộng lớn, đã được manh nha từ những năm 171x. Và mãi đến năm 1891, ý tưởng xây dựng thủ đô Brasilia mới được đưa vào hiến pháp của nước này. Như vậy, nói về thời điểm thì cũng ngang ngang với thời điểm mà người Pháp bắt đầu quy hoạch và xây dựng Hà Nội. Đến năm 1956 thì bắt đầu đi vào xây dựng Brazilia.


Nói thêm chút là Oscar Niemeyer  chỉ là người thiết kế các công trình kiến trúc chính của thành phố. Còn người quy hoạch thành phố là Lucio Costa, có thể nói là thầy của Oscar vì đã từng giảng dạy Oscar lúc còn học đại học. Còn kiết trúc sư thiết kế phần cảnh quan là Roberto Burle Marx.


Nói Brasilia là thành phố không có lịch sử, điều này không đúng. Nó là dấu ấn lịch sử của cả một quá trình dành độc lập của Brasil, được thiết kế và xây dựng bởi người Brasil, chứ không phải là người dân thuộc địa của Bồ Đào Nha.


Kế hoạch ban đầu xây dựng của Lucio Costa chỉ là thành phố với quy mô 500 ngàn dân, nhưng ngay sau khi xây dựng xong thì số dân đã là 600 ngàn người, và hiện tại bây giờ là hơn 2,5 triệu người. Tốc độ dân số tăng quá nhanh (chủ yếu do di dân từ nông thôn ra), thành phố đã mở rộng ra nhiều và những vấn đề về đô thị như nhà ở và nước sạch…là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu đến Brasilia thì chỉ có những khu vực phía ngoài là nhếch nhác thôi, chứ lõi thì vẫn ngon.


Trong bộ phim tài liệu ” A vida e um sopro” (Cuộc đời là một hơi thở), Oscar có nói đại khái là người Bồ Đào Nha đã để lại di sản đô thị là những khu phố cổ ở Rio. Ở đó có những con đường nhỏ lát đá với cây xanh, những ngôi nhà cổ kính, những quán bar nhà hàng, âm nhạc, những cô gái làm tiền xinh đẹp bốc lửa…tất cả là cuộc sống rất đẹp.


Người Brasil tôn trọng và yêu mến “cuộc sống” đó. Nhưng người Brasil hiện đại, độc lập cũng có thành phố và kiến trúc của riêng mình, cũng hấp dẫn nóng bỏng và say mê như chính con người mình…
 Ấn Độ thì câu chuyện hơi khác chút. Đó là tầm nhìn của giới lãnh đạo, mà cá nhân là thủ tướng Nehru. Thôi phải đi khách phát ), lúc khác tán tiếp.

17:16 Saturday,2.2.2013

Đăng bởi:  Quy hoạch sư

Tôi cũng ngóng chờ bạn Trần Quang Lu giới thiệu cho tôi xem dân tộc Ấn và Brasil ưu việt như thế nào để làm nên các đồ án quy hoạch đô thị sinh động như bạn nói đây ạ. Tôi đã đi qua các quốc gia thuộc địa là Ấn, Miến Điện, Ghana, và tất cả vùng Đông Nam Á. Theo bạn thì Việt Nam, cụ thể là kiến trúc sư và chính quyền đô thị, dốt như thế nào so với các bạn trên, và phải "học" họ như thế nào?


Trân trọng cảm ơn.

7:58 Saturday,2.2.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Lu ơi!
Em đun nước pha trà, xếp bằng ngay ngắn để nghe anh nói về quy hoạch của Braxin và Ấn Độ đây anh!
 
Nghe anh nói về cái gọi là "vẻ đẹp xưa" của Hà Nội, thằng em có rất nhiều điểm tương đồng, nói thẳng ra là ở Hà Nội, kiến trúc, kể cả của Tây thiết kế, cũng không có gì đặc sắc lắm. Đúng như anh nói, nó là do quy hoạch đem lại, với mật độ, chiều cao, khoảng lùi của các tuyến phố ấy thì cái nhà có như thế nào hoàn toàn không quan trọng, thậm chí cái hiện hữu (ở các tuyến phố còn khá nguyên vẹn như Phan Đình Phùng, Trần phú..) chưa chắc đã là giải pháp kiến trúc tốt.
 
Tuy vậy, nghe anh nói về quy hoạch của Braxin hay Ấn Độ như minh chứng cho sự thành công của các kiến trúc sư bản địa làm em giật mình thon thót, phải chăng ý anh muốn nói đến quy hoạch thủ đô Brasilia?, một tác phẩm nổi tiếng của Oscar Nimeyer?, quan điểm của em nó là một quy hoạch mang tính "cưỡng hiếp", không lịch sử, không thương mại, thuần túy là quyết tâm chính trị của tổng thống Juscelino Kubitschek. Em biết anh sẽ nói, đó là thủ đô duy nhất sau 25 năm xây dựng đã được Unesco công nhận là Di sản thế giới, em không quan tâm, quan điểm của em vẫn thế thôi.
 
Trở lại vấn đề của Hà Nội, như anh Lu đã nói, người Pháp đã quy hoạch Hà Nội như một cô thiếu nữ (lúc đó đã 900 tuổi) mỏng mày hay hạt, xinh xắn, duyên dáng là tất lẽ dĩ ngẫu. Nay thiếu nữ ấy đã lấy chồng, một nách mấy con, tất tả chạy chợ buôn bán thì lấy đâu ra dáng ngọc mình ngà như xưa. Sự xuống sắc của nàng là bình thường, tội và tệ hơn là nàng còn xấu đi rất nhiều do các nỗ lực giải phẫu thẩm mỹ do những chuyên gia thiếu tài nhiều nhiệt tình (có khi cả mưu nữa).
 

1:21 Saturday,2.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

À tác giả nhảy vào rồi :D
Có vài lời ngắn gọn thế này. Việc Hà Nội "xưa" đẹp không phải là do một vài công trình hay các biệt thự của các kiến trúc sư Việt thiết kế xây dựng thời kỳ đầu. Việc nó đẹp là do đầu óc của người làm quy hoạch. Người quy hoạch Hà Nội thời đó là ai? Tất nhiên là tây. Chức năng của Hà Nội thời đó là gì? Là đô thị thuộc địa, gọi là Toàn quyền Đông Dương nhưng quy mô dân số chỉ có vài chục ngàn người. Với quy mô nhỏ nhỏ xinh xinh, mỏng mày hay hạt như thế thì dễ đẹp dễ yêu lắm :D, kiểu như Huệ ý.
 
Hà Nội bắt đầu "nát bét" ra chẳng phải là từ khi các kiến trúc sư Việt tự đứng ra làm thiết kế quy hoạch hay sao? Nguyên nhân cụ thể thì nhiều không muốn nhắc lại vì quá nhàm rồi. Nhưng tựu trung lại thì chủ yếu cũng là vì dốt thôi. Chúng ta nên tự nhận thấy điều đó để mà tỉnh ngộ ra, chứ cứ u u mê mê ăn mày dĩ vãng hít hà quá khứ thì làm sao mà khá được.
 
Bài học trên thế giới thì có nhiều. Nếu bạn đã từng đến Brazil hay qua Ấn Độ (đều là những quốc gia đã từng là thuộc địa trước đây), thì sẽ thấy nhiều ví dụ sinh động về phát triển đô thị. Nhưng mình cũng chẳng kể cụ thể làm gì. Suy cho cùng, chúng ta có muốn bắt chước họ cũng khó, vì yếu tố con người, "dân tộc tính", quan trọng lắm.

23:32 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Trương Quý

Thưa các bạn,
Bài của tôi là nhân đọc 2 cuốn sách có tính chất chân dung người thiết kế thuộc dạng hiếm hoi ở VN, một cuốn có tính tổng kết giới thiệu chân dung các kiến trúc sư VN thế hệ được đào tạo từ trường Mỹ thuật Đông Dương và cuốn còn lại là về một trong số ấy.
Đây là một bài thiên về điểm sách, chứ không phải là một bài tổng kết về con đường kiến trúc nước nhà, nó chỉ gợi ra một vài nét về những người được đào tạo theo lối phương Tây để hành nghề ở một nước Việt Nam thuộc địa, mà họ đã khẳng định vị trí sáng tạo của mình ra sao. Tôi cũng rất mong muốn có thời gian để tìm hiểu, tập hợp và phân tích các tư liệu về không gian, kết cấu, nội thất… của các công trình này, mà đa số đã bị biến dạng bên trong rất nhiều, hoặc tệ hơn, đã biến mất. Tôi rất vui nếu có anh chị em nào có điều kiện cùng bồi đắp thông tin dữ liệu và hình ảnh để chủ đề về kiến trúc Việt Nam đầy đặn hơn, nhất là trên Soi.
Chúng ta sống trong một không gian kiến trúc Hà Nội chẳng cái gì quy hoạch toàn vẹn, nó là hệ quả của cái gì, thì cần bắt đầu từ những sản phẩm kiến trúc đầu tiên của thành phố Hà Nội hiện đại, khi người Pháp bắt đầu xây dựng theo thể thức thành phố phương Tây năm 1888. Và hơn 40 năm sau, có bàn tay thiết kế của những người Việt. Chính những người này đã tiếp quản hệ thống di sản kiến trúc Việt Nam sau năm 1945 và họ cũng chính là những người đã chủ trương các đồ án quy hoạch và thiết kế ở cả hai miền, mà dấu ấn còn để lại đến ngày nay. Vì thế, tên bài viết mang dụng ý truy nguyên về thuở ban đầu của những con người ấy, mà hai cuốn sách đã cung cấp dữ liệu rất đáng quan tâm và xem như tập hợp khá đầy đủ về giai đoạn 30-45 đó.
Nếu so sánh di sản kiến trúc của Việt Nam – nhất là của thế hệ kiến trúc sư thời Đông Dương so với thế giới thì cũng như là so sánh Hà Nội với Paris. Tất nhiên chúng ta sẽ bật cười: Hà Nội có mà bằng cái xó nhà quê của Tây! Nhưng như anh Tạ Mỹ Dương đã viết về người cha mình, điều thế hệ các cụ để lại là một vài công trình mang khát vọng sáng tạo của một lứa người trẻ tuổi “nhà quê”. Cái gì còn lại hôm nay, nó sứt mẻ hay vẹo vọ thế nào, thì chúng ta tìm hiểu nó là một nhu cầu rất bình thường, cả về những cái hay và những dang dở, tiếc nuối. Trong bài viết tôi cũng không hề tâng bốc hay tán dương cái gì vô căn cứ, huống hồ là bạn Trần Quang Lu nói rằng leng keng hoặc chụp mũ, “thủ dâm”. Tôi chỉ nêu lên đôi hiện tượng rằng, trong một thời gian dài, những công trình của những kiến trúc sư đầu đàn đó đã được giới kiến trúc sư Việt Nam xếp vào những tác phẩm tiêu biểu, vậy mà chúng cũng không trụ được với thời cuộc đến bây giờ. Việc có đáng giữ hay không, đó là chủ đề của những bài viết khác.
Có lẽ tôi không cần phải viện dẫn mới chứng minh được rằng, rất nhiều người hay hoài niệm và “thắp hương” cho một Hà Nội xưa. Ngay cả các phương tiện truyền thông chính thống cũng thường xuyên tô đậm hình ảnh một Hà Nội thời Pháp thuộc như những tấm postcard xinh xắn: những biệt thự nho nhỏ, những dinh thự tráng lệ, những đại lộ cây thẳng tắp, những họa tiết Art Deco dày đặc… Những thứ ấy không phải bỗng dưng mọc lên dưới tay những “bọn Tây” vô danh nào đó, mà họ là những kiến trúc sư hẳn hoi, và như tôi đã dẫn ra, những kiến trúc sư Việt Nam đã can dự vào.
Một nền kiến trúc xoàng xĩnh nhất cũng đáng được mổ xẻ khi nó là chỗ ăn ở của hàng triệu con người, huống hồ một thành phố đông dân như Hà Nội. Tại sao những ngôi biệt thự từng là thế kia mà giờ nó lại ra nông nỗi này? Tại sao người chủ mới lại đập bỏ đi và thay bằng thứ mới, và tại sao ta lại tiếc cái cũ? Hoặc tại sao ta lại đồng ý với chủ mới? Những điều này nằm trong vấn đề về phong cách của thời đại, hay quan niệm thẩm mỹ chính thống, xin các nhà nghiên cứu bàn luận sâu hơn.
Bạn có thể chê bài viết của tôi là “leng keng”, nhưng tôi cũng rất mong đọc được những bài của bạn về kiến trúc đó đây, những cuốn sách viết về kiến trúc nêu lên những bài học gần gũi. Thậm chí bạn có thể viết hẳn một bài: Vì sao kiến trúc của ta xấu? Vì sao các kiến trúc sư Việt Nam lại kém tài thế? Vì sao di sản kiến trúc Hà Nội theo bạn là vớ vẩn? Vì sao 50 ông kiến trúc sư trường Mỹ thuật Đông Dương kia không có công trình nào ra hồn?
Tôi rất háo hức đợi những bài đó.

22:47 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt


Lu thân mến,
Nói như Lu thì trang Soi này cũng không nên tồn tại bởi vì không có thằng họa sĩ Việt nào mà thằng Tây thèm biết điến. Và tiếng Việt cũng không nên tồn tại bởi vì cả nước Pháp không có được mấy thằng Tây thèm học tiếng Việt. Không có nghĩa là kiến trúc Việt Nam yếu mà ta không nhắc đến các kiến trúc sư thế hệ trước. Chưa kể thế hệ này chúng ta có những kiến trúc sư đạt giải thế giới, như anh Võ Trọng Nghĩa chẳng hạn.
Mình mong Lu sớm lành não để bớt tự ti, không phải để sánh vai với các cường quốc năm châu thì cũng để sánh vai với mình.

Thân mến.

22:28 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Mình có bắt bẻ chữ nghĩa đâu Phương Vẹt. Mình nói là cả cái bài viết đọc xong chả thấy có giá trị gì. "Ăn mày dĩ vãng" thôi. Những thông tin trong bài thì ai có nhu cầu tìm hiểu có thể dễ dàng google ra, có gì li kỳ đâu. Dân mình nói chung hay "thẩm du" tinh thần, tự hào leng keng. Trên bản đồ kiến trúc thế giới làm gì có tên kiến trúc VN. Chả có kts Việt nào mà thằng tây học kiến trúc nó biết tên, công trình cũng vậy. "Thẩm du" cũng được thôi, nhưng sự thật nó là thế đấy!

18:01 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Bắt bẻ câu chữ thì được gì hả Lu? Cho là lứa kiến trúc sư đầu tiên chẳng thể gọi là xưa so với ngàn năm của Hà Nội, thì cũng là là xưa với thế hệ kts ngày nay. Chữ "xưa" trong bài mang một nghĩa hoài cổ, đã cũ, không gặp lại. Giống như chữ "xưa" khi chúng ta nói: "Nghe mấy bài hát xưa mà nhớ hồi đi học quá".
Mình thấy bài của Quý hay, ít nhất là điểm lại một thế hệ các kiến trúc sư đã qua của nước ta.
Khi nào bạn Quý làm một bài chụp ảnh bên trong các công trình này nhỉ. Đây mới chỉ có hình bên ngoài, không rõ bên trong ra sao, có hợp lý không.

15:13 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Có gì mà giận đâu Phương Vẹt.
 
Xưa là từ bao giờ??? Từ năm 1925 bắt đầu có trường thủ công mỹ nghệ, cứ cho là khóa đầu tiên bắt đầu từ năm đấy đi, thì năm năm sau tức là năm 1930 lứa kts Việt Nam đầu tiên mới ra lò. Và cứ cho là vừa ra lò xong thì họ có công trình ngay đi, vậy thì từ năm 1930 đến nay có gì mà xưa? Chả hiểu xưa cái giề, nếu so với lịch sử HN (cứ tạm công nhận là 1000 năm đi) :D.

15:02 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Nói thêm với Lu là nếu Lu cứ chọn gốc xưa nhất để coi là tổ tiên cần học tập thì cứ vào sở thú mà học con khỉ. Cũng như dân Úc muốn tìm hiểu tổ tiên thì cứ tìm bọn du thủ du thực đi đày mà gọi là cụ và đặt lên bàn thờ!
Nói đến Hà Nội xưa, Hà Nội cũ là nói đến cái giá trị trong quá khứ mà người Hà Nội sau bao nhiêu đợt chuyển dân qua lại đã chắt được và tự hào. Lu thì tự thấy mình không xứng với những giá trị ấy chăng nên xin về với gốc vạn chài mò cua bắt ốc?
Nói đùa thôi, đừng giận nhé Lu!

14:56 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Phương Vẹt

Lu đọc mà không hiểu thì Lu có vấn đề về não rồi :-)

14:53 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Đọc bài của Quý xong chả hiểu nói cái gì??? :D


Title với nội dung chả ăn nhập gì với nhau, kiểu như: anh bộ đội bị thương 2 phát, 1 phát ở mông còn phát kia ở tận Đèo Khế :)). Hà Nội xưa là cái chợ chứ là cái gì, người tứ xứ tụ tập về buôn bán mà thành, trước đấy nữa thì chỉ có dân vạn chài mò cua bắt ốc tụ tập ở sông Hồng. Đấy, muốn học người HN cũ thì tìm hậu duệ của những người đó mà học. Lịch sử HN sơ sơ là 1000 năm, cái trường mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1925, tính đến nay chưa được trăm năm, chả hiểu xưa cái gì???


Bài viết đọc rất leng keng.

11:02 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Sương ơi!


Nói về những cây đại thụ như Frank Lloyd Wight, Mie Van Der Rohe, Walter Gropius, Le Corbusier thì biết nói đến bao giờ cho hết hả Sương?, sau lưng họ là cả một thời đại, một triết lý, kiến thức của mình thì không đầy đủ.


Để tránh đi quá xa bài viết của anh Nguyễn Trương Quý mình chỉ muốn có một đưa ra cái nhìn bình thản cho những sự biến động xã hội (chuyện về FLW, M.V.D.R mình chỉ ví dụ cho vui thôi). Phần nào hiểu ý tứ sâu xa của tác giả về một thế hệ những cá nhân tài năng tạm coi như đã đặt một phần nền móng cho văn hóa, nghệ thuật (trong đó có những kiến trúc sư tài năng như cụ Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Cao Luyện...) bị buộc phải thay thế bằng những cá nhân khác, ít tinh tế hơn nhưng mạnh mẽ hơn, âu cũng là tất yếu của lịch sử.


Xuyên suốt trong tất cả là một hơi thở dài đượm buồn cho nước mình khi chưa bao giờ có một thời gian ổn định đủ dài để xây dựng lên một triết lý, một hình ảnh khả dĩ nào. Mọi thứ chỉ mới manh nha là nền móng thì đã ngay lập tức bị phá bỏ cho thế hệ khác mọc lên.

10:37 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Sương

Toàn ơi, mình đọc đường link Toàn đưa thì thấy chủ nhân trân trọng ngôi nhà chứ, có thế mới giữ cho giống nguyên bản. Nếu tốn tiền quá thì người ta đã không giữ như thế. Ngoài ra thiết kế cũng thích hợp với cựu chủ nhân là người liệt (mà người không liệt dùng cũng tốt :-). Còn bây giờ vì hoàn cảnh phải bán đi giá rẻ thì biết đâu do làm ăn vay nợ ngân hàng, cần có tiền gấp để thanh toán, chứ đâu phải do nhà được thiết kế một cách tệ hại?
Còn cái nhà trên thác thì đó là một kỳ công trong xây dựng đó bạn (chứ không phải về thiết kế không đâu nhé). Làm sao đưa được cái nhà nhô ra ngoài suối vừa đủ mức đẹp và cân bằng (vào thời đó, với kỹ thuật thời đó) là một chuyện hết sức tuyệt của FLW, vì bản thân ông là người ham mê thi công (Toàn đọc cuốn Suối Nguồn chưa nhỉ? Nguyên mẫu là ông ấy đấy).
Nhưng mà mình cũng chỉ là nghe hơi nồi chõ thôi, giá có bạn kiến trúc sư nào vào phân tích cho bọn mình nghe thì thích quá Toàn nhỉ? (Nhân đây Sương hứa: trong tranh luận sẽ giữ thái độ ôn hòa, không câu mâu với Toàn nữa :-)

10:18 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Sương ơi, trên Soi cũng có nói đây này.
http://soi.com.vn/?p=60607
Có một chuyện hài không kiểm chứng là chủ biệt thự Fallingwater (biệt thự trên thác) gọi cho Frank Lloyd Wright than phiền về việc bị dột chỗ bàn ăn, câu trả lời của ông là: Thế thì dịch bàn sang chỗ khác.
 
 

10:09 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Sương

Nghiêm Toàn ơi: Tòa nhà nào của Frank Lloyd Wright mà Toàn muốn nói tới vậy? Mình mê ông này, đâm ra hơi thắc mắc khi nghe Toàn nói như thế...

8:26 Friday,1.2.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Chiến tranh và sự biến động xã hội (những ngôi nhà đổi chủ) làm cho chúng phần nhiều biến mất hoặc thay đổi đến mức không còn nhận ra nữa.
 
Xét về mặt kinh tế, còn gì tệ hại hơn đối với một thành phố đang phát triển nếu như nó vẫn mang bộ mặt của gần trăm năm trước. Thay đổi, phát triển luôn luôn là điều tốt, đặc biệt là trên cái đất nước nghèo khó này. Sự lôm côm của cái phát triển ấy là tất yếu, như anh nhà quê vừa bán lứa khoai ra chợ mua vội mấy cái áo chim cò thôi.
 
Xét về mặt kiến trúc, nói mấy công trình của các vị kiến trúc sư lão thành này là tác phẩm xuất sắc, di sản văn hóa cần bảo tồn thì e...hơi khiên cưỡng dù vẫn luôn là sự nghiêng mình kính trọng với sự say mê, thái độ nghiêm túc trong nghề nghiệp, thứ mà trong thời buổi lôm côm này sao ít thấy.
 
Nói thêm một chút hài hước về câu chuyện những chủ nhân ngôi nhà trót do những kiến trúc sư nổi tiếng như Mie Van der Rohe, Frank Lloyd Wright thiết kế kể cũng tội, hàng trăm mùa rau ngổ đã trôi qua mà vẫn người ta gìn giữ nguyên bản, vừa tốn kém, vừa bất tiện.
 
Kiến trúc, sóng sau đè sóng trước, nên chăng hãy là người hầu của con người, để là cát bụi thì về với cát bụi thôi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả