Chính trị

Bầu cử Mỹ 2016: không chọn Trump, không chọn Hillary, tôi chọn bình minh

 Lưỡng đảng nhất sắc Thể thức bầu cử ở Hoa Kỳ là ứng viên độc danh, bỏ phiếu một vòng và ai được nhiều phiếu nhất thì thắng. Thể thức này chỉ cho phép dự hiện diện của 2 chính đảng, ngược lại với thể thức bầu cử ứng viên liên danh, và đại diện theo […]

Ý kiến - Thảo luận

8:42 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  SA

Con số cử tri "Bernie or Bust" rất khó xác định, ước chừng??? từ 1/4 đến 1/3, cũng như ước chừng 16%??? cử tri của bà Clinton sẽ không bao giờ đầu ông Sanders (chắc đây là thành phần làm việc ở phố Wall)

Vì bầu cử Mỹ theo chế độ đại cử tri từng tiểu bang nên lá phiếu cho phe này hay phe kia mang "giá trị" rất khác tùy nơi. Ở New York, bà Clinton kết quả 58.8% và đã không thích bà thì việc gì phải tát nước theo mưa. Ngược lại, bang Kentucky thì ông Trump 62.5%, cá nhân mình có chống ông thì cũng không chặn được lụt.

Lá phiếu quyết định là ở các bang bấp bênh, xôi đậu. Một số cử tri gương mẫu đã bày trò như sau. Bạn ủng hộ bà Stein (Xanh)ở bang North Carolina nhưng tôi ủng hộ bà Clinton mà lại ở bang Cali. Ta có thể hoán đổi.

Thực hiện việc này phải trong vòng quen biết, mình không thấy ai đăng rao vặt như vậy nhưng biết đâu chẳng có.

17:55 Sunday,13.11.2016

Đăng bởi:  Vân

Thiển ý của em một chút chứ so ra với chính sách của Bernie Sanders, cho thấy Sanders quá tốt nên không thể làm tổng thống được. Khó mà có thể có chuyện lấy của giàu chia nghèo mà đưa Mỹ về lại thời 40-80 lắm.

9:14 Sunday,13.11.2016

Đăng bởi:  SA

Sự việc xong rồi thì phát hiện là số người Mỹ da đen bầu ông Trump 2016 cao hơn (8%) là số bầu cho Mitt Romney 2012 (6%).

Số người Mỹ gốc sử dụng tiếng Spain cũng thế, 29% cho Trump trong khi 27% bỏ cho Romney vào kỳ trước.

Ngược lại, thì so với ứng viên Dân chủ 2012 (Obama), bà Clinton mất phiếu của 2 thành phần này.

Điều quyết định là tại các bang miền Bắc, thành trì lao động của Dân chủ từ bao lâu nay, bà bị hạ đo ván một cách bất ngờ. Ohio, Iowa, Wisconsin, Pennsylvania… đổi màu thành Cộng hòa. Cho nên, nếu có thắng Florida được, bà sẽ vẫn thất cử toàn quốc.

Về cử tri da đen, dĩ nhiên không ai lôi kéo họ được bằng ông Obama.

Về cử tri gốc sử dụng tiếng Spain, ông Trump có thóa mạ thì họ có bất bình. Tuy nhiên, trong 7 năm Obama, ông này đã trục xuất 2,5 triệu người và trở thành vô địch tống cổ họ về xứ, so với 2 triệu bị trục xuất trong 8 năm ông Bush W. Ừ thì ông Trump hứa sẽ xây tường chặn, nhưng theo chiều hướng giờ thì tường này chỉ có thể chặn họ trở về. Hiện nay, số định cư bất hợp pháp tại Mỹ rời nước này nhiều hơn là số bất hợp pháp sang đây.

Ông Sanders khác với ông Trump như là dương bản và âm bản của 1 tấm ảnh. Nhưng âm dương cách biệt vẫn có 1 số điểm chung:

Trump/Sanders hứa sẽ xây dựng lại hạ tầng cơ sở của nước Mỹ, điện nước, cầu đường, trường bay, thương cảng v.v. đang xuống cấp trầm trọng. Đầu tư vào hạ tầng là điều tư sản tài chánh rất ngại vì không mang về lợi nhuận tức thời cho cổ đông. Nhưng nó cung cấp việc làm, lương cao cho lao động và kéo ra khỏi khủng hoảng như các chương trình thời tiền Thế chiến 2 của Roosevelt hay…Mussolini, Hitler.

Trump/Sanders chống tự do thương mại NAFTA, TPP… để bảo vệ lao động Mỹ. Bà Clinton thì suy nghĩ mãi rồi ấp úng “NAFTA là chồng tôi mà chứ có phải tôi đâu, còn TPP là thằng cha Obama”.

Trump/Sanders chống chiến tranh ngoài nước, can thiệp quốc tế, điển hình là Iraq. Năm 2003, ông Sanders bỏ phiếu chống và bà Clinton bỏ phiếu thuận tại Thượng viện còn ghi rành rành. Bà Clinton thì nay bảo, tôi thuận ấy là vì lúc đó tôi không biết, tôi còn ngây thơ. Ông Trump thì nói, tôi chống từ đầu, cứ hỏi bạn của tôi xem, mặc dù không có bài báo, truyền hình nào thuật lại. Sao thì, trong diễn văn đầu vào đêm thắng cử, ông cho biết sẽ là bạn và hợp tác mọi nước trên thế giới, còn cử tri các Cộng hòa Baltic, Ukraine, ở eo biển Đài Loan hay Biển Đông có nghĩ sao thì họ cũng không bỏ phiếu tại Hoa Kỳ.

11:53 Saturday,12.11.2016

Đăng bởi:  dilletant

Giơ cả 2 tay 3 chân lên (nhất trí) với lời bình của bác SA (muốn cho cáo thắng cử thì phải có sói mang ra để dọa).
Một bài trên Xưa và Nay từng viết: "Để giành được phiếu của cả phe 'bồ câu', Johnson không được tỏ ra “hiếu chiến” ra mặt như đối thủ Barry Goldwater". Mong rằng Trump sẽ không trình bày các tiết mục kiểu "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", đến nay vẫn còn gây tranh cãi trong học giả Tây.

11:44 Saturday,12.11.2016

Đăng bởi:  Thái Hiệp

Bác SA nói cho lắm vào cuối cùng em thấy chống chế chỉ hoàn chống chế khi chính Sanders của bác cũng kêu bỏ phiếu cho Hilary đi. Giờ đầy tin người nọ người kia (bồi thêm lời của sieunoob là dân thiểu số, nhập cư, LGBT "thụt lùi" không cấp tiến?) bị bọn theo cái chất độc màu da cam kia mở miệng nói "Trump sẽ đuổi mày về nước", rồi phân biệt đối xử, bác cứ ngồi đấy xem cái phong trào cấp tiến của bác phát triển dưới chất độc da cam ấy, nhé.
Em nói thật em bắt đầu biết đến Warren rồi sau đó là Sanders vì vợ em thích xem các chương trình hài của Maher để giải trí và cập nhật tiếng Mẽo lóng. Thấy Warren với Sanders lên đấy nói chuyện nghe lọt tai nên theo dõi nhiều hơn. Hai bác theo em biết cũng có lúc phản đối chính sách của ông Bama đấy thôi, nhất là Warren vô cùng mạnh miệng chống TPP, nhưng ít ra dưới quyền ông Bama dù có xích mích hai vị ấy còn làm được chuyện cấp tiến để các bác thương.

Các bác cứ bảo không thích President Pussy Grabber, không thích Hilary, nhưng họa vô đơn chí thì má Hilary vẫn nằm trong đảng ông Sanders. Các bác hướng về bình minh rồi cuối cùng tất cả thấy cái mặt của cha Pussy Grabber kia (người chính mấy bác cũng đâu có ưa) chỉ vì "bất đồng chính sách" là lý do em không ngửi được. Em biết đàn ông chúng mình bị cái bệnh sai rồi là ít khi chịu nhận, nhưng đến mức độ này thì chống chế kiểu gì cũng thối um.

Hồi em với vợ coi phỏng vấn Warren, thấy bà ấy bảo bà cảm ơn nước Mỹ do hồi xưa lúc bố bà thất nghiệp, mẹ buộc phải đi làm và nuôi được cả nhà, gia đình bà ấy không có tiền nhưng nhờ học phí thấp nên bà có được ngày hôm nay. Chính bà với Bernie Sanders luôn đấu tranh để nước Mỹ được "do dân vì dân" như thế. Dưới trướng ông Bama họ không làm được nhiều thì cũng làm được ít, và phát động cái phong trào cấp tiến cho các bác nhờ.

Dưới thời má Hil thì chí ít họ cũng không mất thời gian đối phó với mấy trò lố của cha President Pussy Grabber, rồi trò lố của cha rắn độc phân biệt kỳ thị đủ loại Mike Pence, không phải lo Mike sẽ lôi đồng bào họ vào trại cải tạo. Chính sách má Hil có kiểu gì thì ít nhất cũng không khùng. Họ có thể bỏ năng lượng ra thuyết phục má Hil thay đổi một số chính sách, hoặc dọn đường để tương lai các chính sách của họ dễ thành hiện thực, hoặc đẩy cái cấp tiến của họ phát triển mà không cần mất công sức lố bịch đi ngăn ngừa ba cái chuyện bóp trym kia. Thời Bernie chấm dứt là chí ít những cái cây Bernie mới không phải mọc dưới ánh da cam.
Giờ em đã hiểu tại sao lúc thiên hạ kêu Warren đi ra ứng cử bà đã im không làm, chắc bà biết mấy người như các bác khi không được kết quả như ý sẽ nhảy dựng lên dâng hết mọi thứ cho Pussy Grabber, tới nỗi sau này đến Sanders cũng phải kêu các bác bỏ cho Hilary nhưng tất nhiên các bác có nghe Sanders nói mấy đâu. Cụ nhà em khi biết về mấy lá phiếu "bình minh" cũng quát ầm ầm "Bọn điên, ông bà có câu thiên thời địa lợi. Mọi thứ cần có thời. Xui chưa gặp thời thì phải biết chờ, cái gì cũng đòi có ngay à?" Các bác không dược theo ý các bác giãy nảy lên hệt như con nít, vô tình đưa rắn vào nhà. Giờ mấy bác cứ ngồi nhìn cái cấp tiến của bác bù đầu sống chung với rắn.

Bình minh đâu không thấy, chỉ thấy ung thư da.

7:13 Saturday,12.11.2016

Đăng bởi:  Siêunoob

Em mà được làm thì chắc cũng bỏ phiếu cho bình minh như bác SA. Trên Soi chắc đa số cũng theo vậy. Và điều này cũng đúng với đa số dân thành thị có học. Tiếng nói cấp tiến của bộ phận này, cộng thêm lá phiếu của thành phần có thể chẳng cấp tiến gì nhưng được lợi từ nó (như dân nhập cư, thiểu số, LGBT...), đã có lúc tưởng như tạo nên một sức mạnh chính trị không thể cản nổi. Nó tạo nên bình minh Obama chói lóa. Nó khiến phe cộng hòa truyền thống tưởng như vô vọng.

Nhưng hóa ra không phải vậy. Về bản chất thì đa số dân chúng không theo kịp những gì được gọi là cấp tiến hay phải đạo chính trị (politically correct). Rất nhiều trong số họ mong muốn quay về sự yên ổn, rành mạch khi xưa. Và Trump, với cái mũi thính của một ông trùm địa ốc, đã biết lôi lực lượng ngủ quên này lên vũ đài chính trị.

Khẩu hiệu của Trump, Make America Great Again, tưởng mới mà không hề mới. Putin được ủng hộ không phải vì cấp tiến, mà vì muốn lấy lại giá trị Nga, kể cả một số giá trị Xô viết. Tập Cận Bình cũng đang dùng giấc mơ Đại hán xưa để vỗ về con dân.

Vậy thì bình minh mới chắc chỉ nên dành cho những dân tộc chẳng có gì mấy để mà tiếc nuối như Việt nam ta?

1:09 Saturday,12.11.2016

Đăng bởi:  SA

@Thái Hiệp

Ông Sanders thì rất già nhưng phong trào thì rất trẻ và tròn hay méo ông cũng đã xong nhiệm vụ của ông. Hai năm trước, phong trào cấp tiến tại Mỹ bên ngoài lưỡng đảng đã “thỉnh” ông ra đại diện nó, sau khi suy nghĩ ông đã chấp nhận và có thể nói kết quả này là 1 thất bại ở mức…thành công. Nó cho thấy là có 1 tiếng nói lớn tiến bộ tại Hoa Kỳ đe dọa được cơ chế. Đây là chuyện chính sách, không phải chuyện cá nhân lãnh tụ A hay B. Nếu bà Clinton theo đuổi những chính sách này thì những người ủng hộ Sanders đã vui vẻ bỏ phiếu cho bà. Khi Sanders đại diện những đòi hỏi đổi mới của quần chúng tiến bộ thì họ theo ông 100% và khi ông kêu gọi thôi thì phải ủng hộ bà Clinton, thì họ theo ông nghe đâu là 2/3 thôi (con số này không có gì khoa học cả). Sanders giờ có thể nghỉ hưu, còn phong trào thì phải tiếp tục làm việc chứ (đây dùng chữ “phong trào cấp tiến” chung chung vì nó còn đổi danh, biến dạng và định hình tốt xấu trong giai đoạn phát triển, như ở Spain hay ở Greece, ở Mỹ hiện giờ mang nhãn “Our Revolution”).

8 năm trước, cựu thượng nghị sĩ Mike Gravel khi ra tranh cử sơ bộ đảng Dân chủ, được có 0,14% phiếu bên cạnh Hillary Clinton và Barack Obama. Ông chuyển sang Libertarian nhưng cũng không được đảng này bổ nhiệm làm ứng viên tổng thống. Sau 8 năm “Hope and Change” của ông Obama thì từ Gravel đến Sanders là 1 thành quả bất ngờ.
Thành quả này cũng là bất ngờ…Donald Trump. Thế ra chẳng phải là phong trào cấp tiến làm ra ông Trump hay sao??? Hả? Hả? Malcom X, về bầu cử 1964 giữa Johnson-Goldwater đã bảo là muốn cho cáo thắng cử thì phải có sói mang ra để dọa. Chắc ông giờ cười nơi chín suối của tiến bộ “nếu tôi còn sống đến 2016 (nếu họ không ám sát tôi), thì tôi đã thêm- cho đến khi sói nó xơi luôn cả cáo”.

Haiti là đất nước 200 năm nay khốn nạn hàng đầu thế giới về đủ mặt. Chí ít là khốn nạn hơn Hoa Kỳ. 1 ngạn ngữ ở đây bảo: “Đừng có lo trời sập. Trời sập thì dưới đất sẽ rụng rất nhiều sao”.

21:05 Friday,11.11.2016

Đăng bởi:  Thái Hiệp

Các bác lượn lờ, các bác đi bỏ phiếu 3rd party rồi giờ các bác nói gì cũng thành chống chế cả thôi. Bao nhiêu người nói rồi, không bỏ phiếu cho Hilary tức là đã bỏ cho Trump, chẳng lôi thôi gì cả.
Em ngồi nhà em chỉ buồn tình đi xem Bill Maher với Chelsea để giải sầu, nói chung xem cái gì hài hài mà cười với vợ cho vui, chứ ai hơi đâu ngồi bàn chính trị. Thế mà cũng bị "dính", thấy Bill với chị Chel bảo làm ơn bầu cho Hilary đi (hình như ban đầu hai vị này cũng support Bernie), nhưng đành dẹp mọi thứ sang một bên để ủng hộ Linh Tơn. Cả Bernie cũng thế.
Các bác cứ lù đà lù đù xong đi bỏ cho bình minh nên giờ các bác hưởng Trump thôi. Em chỉ nghĩ rằng có yêu Bernie hay Warren đến mấy, cũng phải hiểu hai vị đó nằm ở đảng nào. Bernie cũng già, Warren cũng trẻ mãi được đâu, tới số rồi sẽ về vườn. Lúc ấy mấy bác cũng cần một Bernie khác, một Warren khác. Hy vọng một "Bernie tương lai" hay "Warren tương lai" phát triển dưới bóng cây đa Trump có vẻ hơi hão huyền, trừ khi bác thúc phân hóa học. Chứ nhắm Bernie này không được mà các bác cũng không đi lo cho các Bernie thế hệ sau, chúng em chỉ còn cách mua bắp nổ ngồi xem chương trình hài, chờ thảm họa hạt nhân ập xuống.

19:08 Friday,11.11.2016

Đăng bởi:  SA

Nói đến bầu cử ở Mỹ thì đừng quên ứng viên luôn luôn về nhất trong mọi cuộc bầu cử và lần nào cũng đánh bại thẳng cẳng tất cả các ứng viên khác. Đó là ứng viên "Tôi không quan tâm".

Ở Mỹ, muốn bỏ phiếu, trước hết phải là cử tri đăng ký. Tỷ lệ có đăng ký so với những người đến tuổi công dân là 66%. Tức là 1/3 dân số Hoa Kỳ đến tuổi công dân không hề đăng ký và ở ngoài vòng mọi bầu cử.

Nhưng không phải ai đăng ký cũng đi bầu.Tỷ lệ công dân đến tuổi đầu phiếu thực thi quyền căn bản này ở khoảng 53-58%. Đây là tỷ lệ hàng thấp nhất tại các quốc gia phát triển (OECD), đứng 33/35.

2016 là đạt mức tham gia cao đấy, khoảng 58% của số cử tri, tức ô Trump được 29%, bà Clinton 29% và ông/bà "Tôi không quan tâm" về nhất như thường lệ với 42%.

Có đăng ký, có đi bầu cũng không phải là phải bầu tổng thống. Riêng lần này, số có đi bầu nhưng chỉ bỏ cho thống đốc hay đại biểu, các đạo luật v.v., cao hơn số có biểu phiếu cho tổng thống tại 15 bang.

Lý do sao, chắc là thể chế bầu cử cũng như các ứng viên ròng rã của mọi cuộc thi không đáp ứng được mong muốn, chờ đợi của 42% dân số lạnh nhạt này. Bỏ phiếu làm gì, bà Clinton hay ông Trump thì cũng thế.

Cũng như trong lãnh vực tình cảm thôi, rắc rối lắm, "tôi không quan tâm" cũng là 1 cách quan tâm vậy.

12:15 Friday,11.11.2016

Đăng bởi:  SA

Vấn đề "tự do thông thương" (free trade) phản ánh mâu thuẫn giữa 2 thành phần tư bản, tư bản nhà máy và tư bản nhà băng. NAFTA, TPP... thì Bush Cha, Bush Con, Clinton chồng, Clinton vợ (tuy bà có lấp liếm "nói bậy, tôi đời nào!") , Obama gì gì cũng ủng hộ và chống lại là Trump và Sanders.

Với tư bản nhà máy thì nhà máy phải ở trong nước, còn tư bản nhà băng thì nhà máy ở Trung Quốc, Mexico càng hay, hàng đi hàng đến, tiền chạy qua chạy lại là họ càng giàu.*

Ví như, đối thủ của ông Trump là Sanders thì phần có lẽ là ông Trump đã thất cử. Đối thủ của ông Trump là bà Clinton thì (giờ đã) chắc chắn 100% là ông thắng!

Lý do là thành phần cử tri nhất định muốn có thay đổi còn có 2 lựa chọn giữa Trump/Sanders. Khi đưa bà Clinton ra, thành phần thay đổi chỉ còn có lựa chọn Trump.

*Một quy tắc của ngành tài chánh là tiền cứ việc di chuyển là sanh lợi, chẳng cần hàng hóa sản xuất gì hết. Cho đến khi thỉnh thoảng nhận ra điều này (là chẳng có sản xuất gì mà vẫn nhân lợi) thì nó... khủng hoảng chút xíu.

11:38 Friday,11.11.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Cảm ơn các bài viết của bác SA vì đó là một trong số ít những bài viết đánh đúng trọng tâm: những luận điểm tranh cử của các ứng viên chứ không phải đời sống cá nhân của họ. Các bài viết của bác cũng cho thấy cái nhìn từ bên trong nước Mỹ, chứ không phải kiểu như "TT Trump sẽ làm được gì cho Việt Nam? (xử lý hộ ông bạn đồng chí phía Bắc chẳng hạn)".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả