Bàn luận

Giá trị của nghệ thuật

(SOI: Trong cmt cho bài “Một khát khao được treo trên tường nhà giàu”, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có giới thiệu một bài viết cũ của anh. Soi xin đưa lên thành bài. Hình minh họa do Soi lấy trên internet, cho thêm vào.)     Giá trị của nghệ thuật Tại sao họa […]

Ý kiến - Thảo luận

12:53 Sunday,6.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu cám ơn chú Đăng đã nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức rất thú vị.

Bây chừ thì cháu hiểu rùi: các phê bình phẩm với lại tranh pháo phẩm làng ta bảo tàng ta (mà cả Tây cũng rứa thui) hóa ra hầm-bà-làng cả mớ, chú nhỉ.

Cho nên nghệ ta dân ta phải tự trang bị kiến thức là chính, rồi tự xem xét sàng sẩy lấy, được hạt giống tri thức nào quý thì tốt, mà không thì cũng đổ tuốt chả tiếc làm gì vì coi như đã được trải nghiệm rùi, chú nhỉ.

Chỉ miễn là nghệ mình sống và làm nghệ thuật/phẩm trước hết là cho mình (có ích kỉ tí chăng), vì mình (có cá nhân tí chăng) bởi ừ thì ta cứ tự phong là trong người mình cũng có tí nghệ rùi, thì thế cũng tức là ta-vị-ta cũng là VỊ NGHỆ THUẬT là-đây-chứ-còn-gì-nữa ! (cho cháu xin "chôm" 1 câu cực hóm của chú, chú nhá); quết tự tin mà không sao nhãng mỗi khi bị tuyên huấn chỉ-thị, phải không chú.

Rất mong chú cháu mình sẽ lại có dịp tái kiến (trên Soi - và tất nhiên - ở trường Yết Kiêu chứ-còn-gì-nữa :-).

Cháu chào chú ạ!

11:18 Sunday,6.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

Các đề tài như "Công - Nông - Binh" hay "Chim - Hoa - Cá - Gái" mà bạn trích dẫn tự chúng chẳng "có vấn đề" gì cả.

Vấn đề nằm trong tài năng của hoạ sĩ và trong quan niệm của người xem.

Le Nain, Millet, Van Gogh,v.v. đã vẽ nên các kiệt tác về người nông dân. Fernand Léger - một trong những hoạ sĩ khởi xướng pop-art - từng vẽ công nhân (Xem:
http://www.thecityreview.com/leger2.gif ). Rất nhiều danh hoạ cổ kim từng vẽ binh lính.

Còn đề tài muôn thuở "Chim-Hoa-Cá-Gái" thì khỏi phải bàn rồi, nó "không tha" hoạ sĩ nào hết.

Thành ngữ Anh có câu:
"Beauty is in the eye of beholder." (Cái Đẹp ở trong mắt người xem).

Thành ngữ này xuất hiện tại Hy Lạp từ thế kỷ thứ 3 trước CN, và được nhiều anh tài lắp lại không chán.

Ví dụ, Shakespeare viết vào năm 1588:
"Vẻ đẹp được xác định qua sự phán xét của đôi mắt,
Chứ không bằng giá tiền phát ra bởi lũ bán hàng rong.
"

David Hume, viết trong cuốn "Đạo đức và Chính trị" năm 1742:
"Cái Đẹp trong các sự vật là thứ chỉ tồn tại tư tưởng người
chiêm ngưỡng chúng.
"

v.v.

Bạn thấy đấy, một ý tưởng cũ mèm, nhưng được nhiều người nhắc lại theo nhiều kiểu khác nhau, và mỗi kiểu vẫn có cái hay riêng của nó.

20:38 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Thấy chú Tùng băn khoăn ai là người làng ta "phát minh" ra cụm từ "ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU", nhà cháu lên gúc-gồ tra thì zật-cả-cò: có tới 1 TRIỆU tư (1.400.000) kết quả gắn với CỤM TỪ-TRỨ DANH-OANH LIỆT-KIỆT XUẤT-BẤT KHUẤT này!

Loay-hoay ghê gớm ?!

17:36 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu rất cám ơn chú Đăng đã chỉ cho cháu rõ thêm những ví dụ về dòng "nghệ thuật" Liên-Xô XHCN, tưởng là vị nhân sinh, hóa ra là vị LÃNH ĐẠO, chú nhỉ?

Song có điều này cháu muốn hỏi thêm: có 1 thời gọi là Đổi Mới, có nhà phê bình gộc ở ta bảo là các nghệ sĩ từ bỏ lối vẽ CÔNG-NÔNG-BINH (mà cháu hiểu là có tí hiên thực XHCN) quay ra CHIM-HOA-CÁ-GÁI. Vậy có phải lúc nớ các nghệ ta bắt đầu từ bỏ nghệ thuật vị nhân sinh để trở về vị nghệ thuật không ạ? Xu hướng nớ liệu "Có vấn đề" không ạ?

Mong chú đôi lời chỉ giáo ạ.

Cám ơn chú ạ.

15:46 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bác Đăng trích câu rất hay. Thực ra không chỉ riêng nghệ thuật, mà chẳng ở đâu nên là cuộc đua, vì rõ ràng chẳng ai biết đích là đâu. Cái câu "đi tắt đón đầu" không biết do vị lãnh đạo nào của nước ta phát biểu đầu tiên. Đấy là lý lẽ của phường lưu manh đạo chích, đem ra mà dẫn dắt một đất nước thì thật tệ hại.

14:47 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

Nếu bạn đã hiểu nghệ thuật không phải là một cuộc chạy đua, rằng "các cuộc thi chỉ để cho những con ngựa chứ không phải cho nghệ sĩ" (Belá Barktok), thì bạn có thể tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bạn vừa nêu.

13:54 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

CHú Đăng kính mến,

Về ý thứ 2 của chú nói về "nghệ thuật vị nghệ thuật", cháu đã hiểu và nhất trí với chú. NHƯNG: "giá mà" các nghệ sĩ ta trong khi VỊ nghệ thuật mà không quên VỊ NHÂN SINH thì cũng đáng quý, chú nhỉ, như thế con người ta dân ta nghệ ta sẽ có cơ sống và làm việc trong những xã hội ngày 1 dân chủ - tự do - hạnh phúc (văn minh) hơn, chú nhỉ.

Riêng ý thứ 1 của chú, mà theo cháu hiểu là chú bảo: chúng ta vẫn phải "KẾ THỪA và PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG (ta-tây-kim-cổ)", phải không ạ ?

Thế nhưng chúng cháu vẫn băn khoăn cái khẩu hiệu mà các thầy cháu đang động-viên-kích-khích chúng cháu là "người Việt ta nghệ ta muốn tiến-lên-ta-quyết-tiến-lên để có thể đuổi-kịp và VƯỢT-mặt Tây-Tàu-Nhật-Hàn..." thì chỉ có cách "ĐI- TẮT-ĐÓN-ĐẦU", tức nghĩa là ta phải kiếm cho bằng ra con đường-TẮT (không theo lối cũ của họ) và vì thế mới ĐÓN-ĐẦU họ (vụt phát từ đội-sổ cuối hàng lộn thành đầu-đàn tiên phong?), thế thì các thầy cháu chưa đúng hay là chúng cháu hiểu chưa thấu ạ?

Rất mong chú cho chúng cháu ý kiến giác ngộ ạ!

Cháu cám ơn chú Đăng ạ!

8:38 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

1) Mặc dù tất cả đã được nói từ trước, nhưng, xuất phát từ tiền bối, bao giờ cũng có cái gì đó để nói thêm. Xã hội loài người vì thế mà phát triển.

Về văn bản, viết ra một cái gì đó với nội dung hoàn toàn mới, chưa ai từng đề cập trước đây, ngày nay là một điều cực khó, nếu không nói là vô vọng. Tuy nhiên, ta vẫn có thể trình bày nội dung cũ theo cách của ta, hoặc kết nối các ý tưởng khác nhau. Trong vô vàn cách kết hợp như vậy, vẫn có những cách hay hơn hẳn các cách khác.

Hai câu dưới đây chứa đựng cùng một thông điệp, nhưng một câu ngắn gọn, câu kia dài thòng:

- Tôi muốn vẽ một bức tranh đẹp.
- Tôi muốn truyền tải cảm xúc dùng màu và bút vẽ trên toile hay giấy theo cách mà tôi thấy khoái cảm và thoả mãn.

Với 10 ý tưởng đã có, bạn có 45 cách kết hợp 2 trong số 10 ý tưởng đó, 120 cách kết hợp 3 trong số 10 ý tưởng đó, v.v.

Qua các phát biểu của Kant, Goethe, André Gide, Oscar Wilde, Théophile Gautier, mà tôi đã trích dẫn, ta thấy một ý có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Và trong cách diễn tả khác nhau đó người ta nhận ra thêm những khía cạnh mới, có những cảm giác mới.

Những hoạ sĩ kiệt xuất là những người biết kế thừa và phát triển những gì các tiền bối đã làm để bước lên những bậc (những vòng xoáy) cao hơn.

Ví dụ Leonardo kế thừa cách vẽ của Verocchio mà tạo ra kỹ thuật sfumato (vẽ như khói). Caravaggio kế thừa kỹ thuật chiaroscuro (sáng tối) và đưa kỹ thuật này lên thành một phong cách quan trọng. Nhưng trong khi nhiều người “nhái” phong cách Caravaggio (những người này được gọi là caravaggisti hay tenebrosi) thì Rembrandt, Velasquez, Rubens lại chịu ảnh hưởng nhiều từ Caravaggio để tạo nên phong cách riêng của mình. Đó là sự khác nhau giữa theo đuôi và chịu ảnh hưởng. Người có tài thì chịu ảnh hưởng đế kế thừa, để thể hiện mình xuất sắc, tạo nên phong cách của mình một cách tự nhiên. Người bất tài thì nhái, theo đuôi, tuy lúc nào cũng cố tìm “cái mới", nhưng rốt cuộc, luôn lặp lại cái người trước đã làm mà không có đóng góp gì của riêng mình cả.

2- Người ta làm tình để đạt được khoái lạc hoặc nhằm mục đích sinh con, duy trì nòi giống (hoặc nhằm cả hai mục đích). Người ta không làm tình chỉ để làm tình. Nhưng nghệ thuật vị nghệ thuật có nghĩa là nghệ sĩ làm nghệ thuật không nhằm mục đích gì khác ngoài chính (việc tạo ra) nghệ thuật. Khoái cảm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chỉ là hệ quả, chứ không phải là mục đích của nghệ thuật. Tôi vẽ tranh để tạo ra một bức tranh (mà tôi cho là) đẹp chứ không phải vẽ tranh để đạt được khoái cảm. Còn trong quá trình vẽ, nếu tôi đạt được khoái cảm thì đó là điều may mắn của tôi.

Nghệ thuật vị nghệ thuật là một quan điểm. Chấp mhận nó hay không là quyền của mỗi người. Nhưng nếu bạn là nghệ sĩ thì, theo tôi, hiểu được nó là một cái hay cho tư duy nghệ sĩ của mình. Và bạn cũng đạt được khoái cảm nữa, bởi lẽ, như Leonardo Da Vinci đã nói, “Niềm sung sướng cao thượng nhất đó là niềm sung sướng của hiểu biết.

11:43 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

bạn ecyk ơi
người xưa có câu: dùng tên bắn thỏ, dùng nơm úp cá, được thỏ bỏ tên, được cá bỏ nơm. Lời là để diễn ý, đã hiểu ý thì không cần quan tâm lời nữa. Nay mình thấy rõ ràng bạn là người thông minh, và rất nhiệt tình đóng góp cho diễn đàn, mà sao luôn luôn cứ thấy mặt chữ là ôm chặt lấy, vặn vẹo ngược xuôi, trong khi ý thì chẳng quan tâm. thật đáng tiếc. Nếu bạn thực sự soi vào nội dung, chắc sẽ có nhiều góp ý hay.

11:09 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn chú Đăng chia sẻ thông tin.

Thực sự nếu chú bảo rằng mọi thứ bây chừ ta nói/phát ra người xưa (đông-tây) đề đã nói/viết hết cả rồi, vậy thì chúng ta làm những công việc (mà ta cứ vông lên) là "sáng tạo" (ít ra là về mặt ngôn ngữ/văn bản) hóa ra là lặp lại cái người xưa đã làm? Vậy thì cũng chả có giá trị gì gọi là "mới" ư?

Và theo mạch lý luận lội ngược dòng thì ngay cả kinh truyền đạo cũng là cũ vì trước đó đã có ai đó nói/viết trước rồi, chú nhỉ?

Thế thì lùi đến tột cùng, tới khi con người bắt đầu có ông Adam-bà Eva thì 2 vị tổ đó có nhẽ là 2 nhà thông thái nhất quả đất vì hẳn họ phải là người đầu tiên và đã biết/phán tất tật, từ những con cháu của các vị chỉ là nhắc lại lời của 2 cụ tổ này sao, thưa chú?

Xin chú giải đáp cho cháu với ạ?

Còn câu chuyện chú đi vẽ bị zân-quân hạch hỏi hồi đó cháu nghĩ là mọi người zân, kể cả thiếu nhi, đều là những chiến sĩ công an-trinh sát "mật-tự-nguyện" đề cao cảnh zác chống lại tình hình zán điệp khắp mọi nơi) thật hài hước và cũng cay đắng, chú nhỉ.

Nhưng rõ ràng trong lúc zân thời bao-cấp đó đói khổ bụng lép xẹp mà thấy có 1 ông vẻ nhàn cư đi lại chậm chạp nhìn nhìn chép chép ghi ghi vẽ vẽ liếc liếc bôi bôi chát chát thì ai mà chẳng nảy cơn nghi ngờ (không nghi mới là lạ) chú nhỉ.

CHúc chú khỏe, và vẫn vẽ...dù chú bảo vẽ như rữa cũng chả có công dụng chi...

ơ, nhưng mà thực ra khi chú vẽ thì cái hoạt động vẽ đó đã có công dụng chớ nhỉ: nó giúp chú THỎA MÃN cái SỞ THÍCH của chú (THÍCH vẽ thì vẽ mà), phải không ạ?

Câu chuyện của chú khoái-lạ ghê gớm ạ!

10:25 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien

1) Đó là câu tôi viết ra, nhưng ý đó nằm trong nội dung của "nghệ thuật vị nghệ thuật" nên tôi không thể nói đó là ý của tôi vì nó không có gì là mới mẻ. Oscar Wilde đã viết: "...mục đích của nó (nghệ thuật) đơn giản là chỉ nhằm tạo nên một tâm trạng."

Trên đời này không có cái gì mà người xưa chưa từng nói ra. Chẳng qua, ta chỉ nói lại khi nó đã ngấm vào ta mà thôi. Tại sao cần nhắc lại? Bởi vì, như André Gide đã từng nói, "Tất cả mọi điều đều đã được nói ra từ trước rồi, nhưng vì không ai nghe cả nên chúng ta phải quay lại và làm lại từ đầu."

Gide cũng chỉ nhắc lại câu của Goethe:“Mọi ý tưởng thực sự thông thái đều đã được suy nghĩ hàng ngàn lần, song để biến chúng thật sự thành ý tưởng của chúng ta, chúng ta phải suy nghĩ lại chúng một cách thành thực, cho đến khi nào chúng cắm rễ vào trải nghiệm của chúng ta.

Và Goethe cũng chỉ nhắc lại Kinh truyền đạo (Ecclesiastes):

"Những gì đã xảy ra sẽ lại xảy ra, những gì đã làm sẽ lại được làm một lần nữa; không có gì mới dưới mặt trời cả."

2) Khái niệm "vô dụng" và "hữu dụng" trong cách hiểu nghệ thuật ở đây xuất phát từ triết học của Kant.

Trong "Phê bình sự phán xét" (The Critique of Judgment), Kant viết rằng các phán xét về thẩm mỹ (Ví dụ khi ta nói: "Cảnh hoàng hôn đẹp thật!") phải có 4 đặc tính:

1- Vô tư (không vụ lợi),

2 - Phổ quát,

3 - Cần thiết,

4 - Hướng tới mục đích không có mục đích (Hồi kết không có tận cùng).

Đặc tính (1) có nghĩa là chúng ta có khoái cảm trước một vật (hay điều gì đó) bởi vì chúng ta thấy nó đẹp, chứ không phải chúng ta thấy nó đẹp vì nó đem lại cho chúng ta khoái cảm.

Đặc tính (2) và (3) là nội hàm của phán xét thẩm mỹ nhờ đó mà chúng ta có thể thuyết phục người khác về phán xét của chúng ta.

Trong đặc tính (4), mục đích của một vật đẹp là mục đích mà nhằm vào đó vật đó được tạo ra. Một vật "có mục đích" khi người ta thấy nó chứa đựng một mục đích như vậy. Một vật đẹp phải tác động lên chúng ta như thể nó có một mục đích, mặc dù ta không thể tìm ra một mục đích cụ thể nào cả.

Như vậy, nếu ta vẽ tranh để giải "stress", để tránh mất trí khi về già, để bán, để chứng tỏ ta là nghệ sĩ hạng nhất, nhì, để dự thi, để triển lãm, v.v. thì tất cả nhữbg cái đó là "vụ lợi".

Nhân đây tôi nhớ lại một chuyện đã xảy ra nhiều năm về trước (Xem toàn bài tại
http://ribf.riken.go.jp/~dang/whoarewe/thitruongnghethuat.htm ):

Cách đây chừng một phần tư thế kỷ, có một dạo hầu như ngày nào tôi cũng đạp xe đi vẽ cảnh phố xá Hà Nội. Khi tôi đứng đường vẽ như vậy, thường có nhiều trẻ con người lớn vây xung quanh xem. Có lần một cậu thiếu niên hỏi tôi:

- Anh ơi, anh vẽ để làm bài dự thi à?

- Không. – Tôi trả lời

- Thế anh vẽ để bán à?

- Không.

- Thế để triển lãm à?

- Không.

- Thế thì anh vẽ để làm gì?

- Chẳng để làm gì. Thích vẽ thì vẽ.

- Thế thì vẽ làm cái đ... gì! –

Cậu thiếu niên nói rồi bỏ đi.

Trong câu “Nghệ thuật trong nhận định ‘Nghệ thuật là vô dụng’ không có chức năng nào khác ngoài việc truyền đạt một ý tưởng“, “ý tưởng” mang nghĩa đối nghịch với “hành động”, hàm ý “Nghệ thuật không nhằm để chỉ dẫn hay tạo ảnh hưởng lên hành động theo bất cứ một kiểu gì“, như Oscar Wilde đã nói.

Có nghĩa là, nghệ thuật (đích thực hay tuyệt đối) không thể được tạo ra làm … đòn xoay cái nọ cái kia, hay bất cức mục đích nào khác ngoài chính nó – Nghệ Thuật.

21:11 Thursday,3.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

CHú Đăng (trích dẫn hay ý của chú?): "Nói tóm lại, nghệ thuật trong nhận định “Nghệ thuật là vô dụng” không có chức năng nào khác ngoài việc truyền đạt một ý tưởng..."

Thiết tưởng ngay trong câu trên đã đầy mâu thuẫn vì nó cho thấy rõ 1 điều: cái NGHỆ THUẬT VÔ DỤNG kia thực ra đã có công dụng rõ rành là TRUYỀN ĐẠT ý tưởng.

Phải không thưa chú Đăng?

Nói cách khác, nghệ thuật dù có là vô dụng (đối với người ngoài/khác) thì thiết tưởng với bản thân người làm nghệ thuật cũng đã có công dụng nhất định:

- giúp nghệ sĩ/thợ vẽ giải khuây, giết thời giờ trong lúc đợi ngày chầu zời ?
- giúp nghệ sĩ/thợ vẽ chứng tỏ họ cũng có thể có khiếu làm ra 1 sản phẩm gì đó được-gọi-là-nghệ-phẩm (có thể chỉ chính người đó nghĩ thế, cũng không sao).

Đó là thiển í của cháu

ạ!

20:12 Thursday,3.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

Théophile Gautier (Tê-ô-phil Gô-chi-ê) viết câu này trong Lời Tựa cuốn “Cô Maupin” (Mademoiselle de Maupin), xuất bản năm 1835. Đây là cuốn tiểu thuyết dựa trên cuộc đời của một nhân vật có thật, Julie d'Aubigny hay Mademoiselle de Maupin (1670 – 1770), một danh ca opera đồng thời là một tay đấu gươm cự phách, có một cuộc đời tình ái rất sôi động.

Lời tựa của cuốn tiểu thuyết này, dài hơn 50 trang, được coi như hiến chương về “nghệ thuật vị nghệ thuật” – quan điểm coi nghệ thuật không có mục đích và luân lý nào khác ngoài việc tạo ra cái đẹp.

Dưới đây tôi tạm dịch một đoạn từ Lời tựa đó, đoạn liên quan trực tiếp tới “nghệ thuật là vô dụng” và đàn bà mà Em-co-y-kien đã nêu ra. Các chỗ in đậm là do tôi nhấn mạnh.

"Không có cái gì đẹp mà lại rất cần thiết tới mức không thể thiếu được trong cuộc đời. Giả sử các vị phải vứt bỏ hoa, thế giới này không vì thế mà tổn hại về mặt vật chất. Vậy mà, liệu có ai muốn không còn hoa nữa? Tôi thà bỏ ăn khoai tây chứ không bỏ ngắm những đóa hồng, và tôi cho rằng không ai trên thế giới này, trừ kẻ vị lợi, lại có thể nhổ cả một luống hoa uất kim hương để trồng bắp cải vào đó.

Cái gì là sự hữu dụng trong sắc đẹp của phụ nữ? Đối với các kinh tế gia, phụ nữ bao giờ cũng có ích, miễn là được chăm sóc cẩn thận về mặt y tế và có khả năng sinh đẻ.

Âm nhạc hữu dụng ở chỗ nào? Hội hoạ hữu dụng ở chỗ nào? Ai đủ điên để thích Mozart hơn Ngài Carrel, và Michelangelo hơn người sáng chế ra mù-tạc trắng?

Chẳng có gì thực sự đẹp ngoại trừ cái không có công dụng nào hết; mọi thứ hữu dụng đều xấu xí, bởi vì đó là sự biểu hiện một nhu cầu nào đó, mà các nhu cầu của con người thì ti tiện và ghê tởm giống như bản chất tầm thường và nhu nhược của hắn. Chỗ hữu dụng nhất trong nhà là cầu tiêu.

Về phần tôi, mong quý vị vui lòng, tôi là một trong số những người mà, đối với mình, những cái thừa vô tích sự lại là một điều cần thiết. Tôi thích những đồ vật và con người trong tỉ lệ nghịch với các ích lợi mà những đồ vật và con người đó cung cấp cho tôi. Tôi thích một cái lọ Tàu trang trí bằng các con rồng và các chữ Nho, không có bất kỳ công dụng nào với tôi, hơn là một cái lọ đồ dùng nào đó, và trong các tài năng của tôi, cái mà tôi coi trọng nhất là sự bất lực về việc đoán chữ và các trò đố chữ. Tôi sẽ rất sung sướng nếu phải từ bỏ các quyền của một người Pháp và của một công dân như tôi để được nhìn thấy một bức tranh thứ thiệt của Raphael, hay một phụ nữ đẹp khoả thân, ví dụ như công chúa Borghese khi nàng làm mẫu cho Canova, hay như Julia Grise khi nàng bước vào bồn tắm. Riêng tôi, tôi thà đồng ý cho tên vua yêu tinh Charles X quay về, nếu như hắn đem về cho tôi một giỏ vang Tokey hay Johannisberger từ lâu đài Bohemian của hắn, và tôi sẽ thấy các luật bầu cử là khá thoáng đãng, nếu có vài con phố thênh thang hơn, còn một số thứ khác thì bớt đi. Dù tôi không phải là người nghiệp dư, tôi thà nghe tiếng đàn sáo inh ỏi còn hơn nghe tiếng chuông của ông chủ tịch. Tôi sẵn lòng bán quần tôi mặc để mua một chiếc nhẫn, và bánh mì của tôi để đổi lấy mứt. Tôi thấy công việc thích hợp nhất cho một người văn minh là không làm gì hết, hoặc là hút tẩu hay xì-gà một cách có phân tích kỹ lưỡng. Tôi cũng đánh giá cao những người chơi bóng gỗ và những người làm thơ hay. Quý vị thấy các nguyên tắc vị lợi còn lâu mới là các nguyên tắc của tôi, và rằng tôi sẽ không bao giờ làm cộng tác viên cho một tạp chí đoan chính, trừ phi, tất nhiên, nếu tôi “cải đạo”- một điều khá lố bịch.”

Xem nguyên văn tại:
http://www.inlibroveritas.net/lire/oeuvre1954.html#page_34

8:58 Thursday,3.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...nhà văn và phê bình nghệ thuật Pháp Théophile Gautier cũng đã có quan điểm: “Chẳng có gì thực sự đẹp ngoại trừ cái không có công dụng nào hết; mọi thứ hữu dụng đều xấu xí.”

Í, zân Pháp khét tiếng ga-lăng nịnh-đầm mà sao phát biểu kiểu chi kì rứa hè ???

ĐÓ nè, cứ liên tưởng tới các mỹ nhân tiên nữ (không ÁC ÔN - hi chị Pha-Lê) từ trong biết bao tiểu thuyết, tranh tượng với lại đời thường đó: chả lẽ các MỸ NÀNG/CÔ/CHỊ/ZÌ/BÀ/MỢ nớ mà KHÔNG CÓ CÔNG DỤNG tí-ti nào ư?

Thẫn-thừ ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả