Nghệ sĩ Việt Nam

38 tác phẩm, 38 tác giả, tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc ấy

  Triển lãm ra mắt nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt NamKhai mạc: 17h ngày 17.  7. 2013, thứ 4Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 – Nguyễn Thái Học, Hà NộiTriển lãm trưng bày từ ngày 17 đến ngày 22 . 7. 2013 * Nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam […]

Ý kiến - Thảo luận

20:21 Saturday,17.8.2013

Đăng bởi:  chu viết cường

mình la chu viết cường...bạn hữu phúc có việc gì gọi điện cho mình nhé...sdt của mình 01262221825..

9:51 Saturday,17.8.2013

Đăng bởi:  hữu phúc

Nhờ Soi cho xin thông tin liên lạc với họa sỹ Chu Viết Cường nhé.
Xin cám ơn!

20:07 Monday,29.7.2013

Đăng bởi:  trực

Ở Việt Nam ta người bán được tranh chê người không bán được là vẽ không ra gì . Người không bán được tranh chê người bán được là vẽ thương mại . Nhưng tệ nhất là người không vẽ vời lại mạnh mẽ chê bai , châm chọc . Tất cả đều DẠI DỘT .  Đều thua mấy ông phê bình mĩ thuật chẳng thấy bao giờ mở miệng .

22:00 Tuesday,23.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Art C: Vì cmt của bạn Soi đã đưa lên thành bài, có chèn hình, cho mọi người dễ theo dõi. Bài có tên là: "Tranh của nhóm Sơn Ta: thiếu tính đột phá, thiếu hồn tranh". Bạn vào xem nhé.

21:54 Tuesday,23.7.2013

Đăng bởi:  art c.

chào Soi, sao cmt của mình thấy Soi đã đăng nhưng bây giờ lại xóa. Mình chưa hiểu hết lý do. Mong Soi giãi bày để mình rút kinh nghiệm cho những cmt sau nầy. Chào thân ái

11:29 Monday,22.7.2013

Đăng bởi:  linh cao

Bác Đức Khiêm này có phải là một họa sỹ béo lùn mỏ nhọn hay có tranh giấy dó vẽ mấy em múa may, trông như con nhái bị phanh thây? Anh lâu nay có còn gửi các gái già bán lén lút trên web mà chưa bao giờ thấy bày ở gallery vậy à? Anh phát biểu thật hùng hồn, hay hơn cả Ngô Lực!

8:19 Monday,22.7.2013

Đăng bởi:  Phu Màu

Triển lãm Sơn Ta qua ảnh thì bình thường, mà thực sự chúng ta cũng chưa đến tận nơi xem nên cũng không nên chê quá mạnh như là xem rồi :-). Ngô Lực nói về việc cũ kỹ có thể không sai, nhưng vấn đề Ngô Lực nêu ra cũng cũ kỹ nốt, không có gì mới. Có lẽ vì thế anh phải dùng một giọng điệu có vẻ cách mạng, giật gân chăng? Nói chung là chê nghệ thuật mà cứ lôi giáo dục ra là không nên. Như người ta chê xà bần của Ngô Lực thì cứ chê, nhưng lại đồng hóa mớ xà bần ấy với giáo dục của anh thì lại không được.

8:04 Monday,22.7.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đức Khiêm

Tôi thấy triển lãm Sơn Ta không có gì đặc sắc, vẫn chỉ là cây nhà lá vườn, cơm Bbnh dân thôi. Anh Ngô Lực nói đúng mà nhiều người không tin lại còn bác lại, thật đáng tiếc cho Mỹ thuật Việt. Tôi dám khẳng định rằng triển lãm này quá nát: từ chất liệu, kỹ thuật, đề tài đều không đạt đến độ đẹp, tư duy sáng tác theo lối mòn lạc hậu, vẫn chỉ là ếch ngồi đáy giếng.
 

22:02 Saturday,20.7.2013

Đăng bởi:  meo

đẹp quá đi chứ lị.

15:20 Friday,19.7.2013

Đăng bởi:  candid

Chắc mai em qua triển lãm xem rồi về có ý kiến chứ tranh sơn mài xem qua ảnh thế này mất hết chất sơn mài. Các bác tranh cãi ở đây có xem tận mắt chưa ạ?

18:42 Thursday,18.7.2013

Đăng bởi:  Phong Long

Tôi không đồng ý với Ngô Lực, nhưng thấy anh phát biểu thẳng thắn thì quý. Còn Đinh Công Đạt xỏ xiên vừa nhạt nhẽo vừa sọc dưa, đằng nào cũng muốn xơi đủ. Chính anh ta là người tổ chức dự án làng nghề thủ công mà Soi đưa tin, (hồi ấy khi đọc tôi cũng thấy lạ, cha này đúng là cơ hội, khi cần thì có thể bốc thơm "vốn dân tộc" lên mây). Bây giờ thì lại dè bỉu sơn ta, nói giọng đểu cáng hai chữ "dân tộc". Người như thế này, tác phẩm treo trong nhà ai cũng là mang vận xui đến mà thôi. 

18:27 Thursday,18.7.2013

Đăng bởi:  đinh công đạt

Ngô Lực không phát biểu thiếu ý thức thế chứ? quốc hồn quốc tuý cơ mà. Sắp tới nghe nói có triển lãm tranh bằng đá quý, rồi gáo dừa, rồi Trung nguyên chắc tài trợ cho một triển lãm bằng hạt cà phê nữa thì sao???? 
Phải thấy đó là nỗ lực sáng tạo tuyệt vời của dân tộc chứ, thử hỏi có dân tộc nào có chất liệu phong phú để phục vụ nghệ thuật thế không? thử hỏi có dân tộc nào sáng tạo trong cách tìm tòi chất liệu thể hiện nghệ thuật thế không? 
Hồ đồ quá 

13:38 Thursday,18.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Ngô Lực: Soi đã đưa cmt của bạn lên thành bài. Bài có tên: "Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn". Ngô Lực vào đọc nhé.

12:30 Thursday,18.7.2013

Đăng bởi:  ngô lực

Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật với kiểu nhìn hạn hẹp này thì không biết Việt Nam đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi.

Đành rằng kỹ thuật rất quan trọng nhưng mình nghĩ rằng nó đã được các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi có gì gọi là sáng tạo ở đây?” Chưa kể bản thân kỹ thuật trong hội họa không phải là dùng nó để diễn tả, mà kỹ thuật của bức tranh là một phần không thể tách rời với quan điểm của cái nhìn về thế giới của nghệ sĩ, ví dụ trường phái ấn tượng quan điểm rằng thế giới không bao giờ tĩnh lặng và khô cứng như cách nhìn của hội họa cổ điển, thế giới đối với họ chỉ là những mảng màu sắc lung linh và luôn rung động luôn chuyển động, vậy nên họ diễn tả bằng những bút pháp chuyển động và có độ rung nhất định, thậm chí chỉ là những chấm màu li ti lấp lánh thoáng qua một cách trừu tượng do cảm xúc đem lại, chính vì cách nhìn ấy sinh ra bút pháp kỹ thuật của ấn tượng (đương nhiên là còn nhiều lý do khác nữa biến cách nhìn đó thành một chủ nghĩa đó là một phần ví dụ nhỏ ). Rồi nhiều trường phái khác như biểu hiện, trừu tượng cũng đưa ra những lập luận về cách nhìn và cách thể hiện cùng quan điểm của họ về thế giới, phủ nhận hay kế thừa lại chủ nghĩa ấn tượng có nghĩa là mỗi một cách nhìn và quan điểm khác nhau sẽ đưa ra cách thể hiện khác nhau kỹ thuật khác nhau, tùy vào từng hoàn cảnh hoặc ý tưởng mà áp dụng hay kế thừa hay sáng tạo hoặc phủ nhận.

Tôi không hiểu sao do cách giáo dục nào mà ở Việt Nam các họa sĩ cứ trầm trồ nhau những bức tranh giống nhau đến lạ, thậm chí phản động hơn là có rất nhiều người tin vào một cái gọi là phổ quát của cái đẹp, chỉ đứng trên một góc nhìn hạn hẹp để đánh giá về cái đẹp. Hài hước nhất là khi xem chấm bài trong trường mỹ thuật ông thầy vẽ tả thực thì chê học sinh vẽ có pha chút biểu hiện rằng không nhất thiết phải bóp méo hình như vậy, còn ông thầy về trang trí cách điệu thì chê học sinh vẽ tả thực là giống truyền thần thực tế quá, chưa kể trong bài nghiên cứu hình họa thì nói là bút pháp khô và nghiêm túc quá, hèn gì người ta cứ nói rằng chưa học trường mỹ thuật thì còn tỉnh táo học xong ra là bị khùng luôn, nếu không khùng thì cũng mắc cái bệnh rối loạn cảm xúc …;-)

Nói chung có thể hội họa mới luôn là một đề tài tranh cãi bất tận, mỗi nghệ sĩ phải tự trang bị cho mình một cách nhìn và một quan điểm của mình và câu hỏi đặt ra là thế nào là cách nhìn? thế nào là quan điểm? đó lại là vấn đề của nhận thức của giáo dục, của tìm tòi, không nhận thức được điều ấy thì vô phương, và bài ca con quốc quốc vẩn tiếp tục nói tôi là người sáng tạo chân tình đam mê đến cháy lòng. Mà chân tình và cháy lòng thì miễn bàn..;-)
 

21:42 Wednesday,17.7.2013

Đăng bởi:  thái hồng nhung

Mấy bức phong cảnh mát mắt, tranh Cầu Long Biên  nhìn nhiều quá rồi. Tóm lại chưa khẳng định đỉnh cao của tác phẩm, chỉ là yêu thích chất liệu mà thôi. Vui vui...

16:27 Wednesday,17.7.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Bức nắng thu và mùa xuân theo phong cách cổ, những bức còn lại mang xu hướng "đương đại". Các bức tranh đã thể hiện được độ lộng lẫy của sơn mài, nhưng ý tưởng thể hiện tranh còn hiền lành. Tranh sơn mài hình như thường có độ tương phản màu sắc khá mạnh.

11:37 Wednesday,17.7.2013

Đăng bởi:  dilettant

Vâng, "mê hoặc". Nhất là bức đầu, hai bức cuối!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả