Gẫm & Bình

Tranh của nhóm Sơn Ta: thiếu tính đột phá, thiếu hồn tranh 23. 07. 13 - 8:45 pm

Art C

Thiếu tính đột phá lột tả thì tạm chấp nhận được, nhưng có vẻ những bức tranh sơn ta này còn không lột tả được cái hồn của tranh cho lắm:

Chu Viết Cường, “Nắng thu”, sơn mài, 120 x 200cm

1. Bức “Nắng thu”: ánh sáng xen lẫn giữa những vệt nắng vàng và bóng râm ở phần trung tâm bức tranh khá đẹp, chi tiết chị ẵm em đứng đầu ngõ chờ mẹ về cũng khá hay, nó làm cho bức tranh thêm ấm lên… Nhưng xét về bố cục thì yếu quám bởi lẽ tác giả quá lạm dụng mảng tối để diễn tả cái le lói ánh vàng rực rỡ của nắng thu, mà quên chú ý đến bố cục: vách tường bên trái của bức tranh quá lớn một cách không cần thiết, mảng này lại kết hợp với cái bóng đổ của chính nó ở cạnh dưới bức tranh (tạo thành chữ L). Tóm lại mảng chết của tranh quá nhiều.

Với bức tranh này khi mua thì khách hàng nên cắt bỏ bên trái và giữ lại 1/4 bức tường thôi, tương tự cạnh ngang phía dưới cũng nên cưa bỏ một đoạn khá nhiều.

 

Nguyễn Tú Quyên, “Quý bà”, sơn mài, 50 x 90cm

2. Bức “Quí bà”: vẽ theo bút pháp của Klimt, nhưng Klimt diễn tả cái gọi là quí bà rất sang trọng và hút hồn, ví dụ như bức “Lady with Fan”. Với bố cục trên, “quí bà” chỉ thích hợp trên vẽ lụa, vì trên lụa mới diễn tả được cái nõn nà lồ lộ nhưng vẫn mờ mờ ảo ảo da thịt quí bà, diễn tả cái quí bà rãnh rỗi ngồi lê đôi mách nhưng vẫn ẩn đâu đó lo toan cho cái sự đời…

Còn giả sử đây không phải là tựa đề “quí bà” mà là” tú bà” thì có thích hợp không? Nhưng trong nhân tố tú bà vẫn có những cái hút hồn xen lẫn với ma mãnh…

Quay lại bức tranh “tú bà” này, chúng ta thấy được gì trong đó ngoài những khối thịt trơ trẽn của mấy mụ bèo phì? Chỉ có thế thôi…

 

Triệu Khắc Tiến, “Mỹ nhân”, sơn mài, 100 x 100cm

3. Bức “Mỹ nhân”: gam màu vừa chua vừa thiếu không xứng tầm với tên gọi mỹ nhân, có nghĩa là màu sắc trong bức tranh không tạo nên cái rạo rực, cái háo hức, cái con tim rộn ràng như khi chúng ta diện kiến một mỹ nhân ngoài đời. Chi tiết trong bức tranh này thiếu lập trường. Tôi lấy ví dụ, họa tiết của đôi tất thì theo phong cách trang trí những cây cột China, nhưng phần trên cùng của bức tranh thì nhại theo những bức phác thảo của Picasso.

Bức này diễn tả đôi tay xen lẫn trong những vệt màu khá đẹp, có vẻ như đôi tay vừa bẽn lẽn vừa khéo léo gọi mời những ánh mắt phàm phu… Chính chi tiết này nó đã vực lại và vớt vát cách sử dụng màu tùy tiện của tác giả.

 

Phan Quang Tuấn, “Mùa xuân trên rẻo cao”, sơn mài, 250 x 160cm

4. Bức “Mùa xuân trên rẻo cao”: tác giả đã dùng theo bút pháp của Pisaro nhưng tác giả đã không đi trọn đường cho bức tranh. Có nghĩa là phần khu vực hai cô gái, những ngôi nhà, con đường gần hai cô gái thì có chất mùa xuân, có chất vùng cao và cũng có chất Pisaro, nhưng2/3 bức tranh còn lại là một sự cẩu thả, tạo ra một bó bùi nhùi, vô hồn, vô cảm.

 

Nguyễn Thanh Giang, “Vẻ đẹp Vĩnh cửu”, sơn mài, 100 x 80cm

 5. Bức “Vẻ đẹp vĩnh cửu”: ý của tác giả thì cũng hay: dù là làn da đen, da đỏ, da vàng, da trắng…miễn sao eo thon ngực tròn là đẹp vĩnh cửu… Nhưng tiếc thay tác giả không lột tả hết ý đồ nên bức tranh thành khô khan, khốc liệt quá. Có nghĩa là bức tranh không phải nơi sưởi ấm triệu con tim mà là nơi sẵn sàng nướng cháy thành than nhưng ai dám nhìn vào nó, nướng như con khô mực cong queo trên đống lửa hoan tàn…

Vẻ đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cũng không phải là nơi để ngắm vì ở đó không có sự gọi mời, không có sự chào đón mà chỉ là những cây cọc sơn đỏ sơn đen của hàng rào lan can vô cảm

 

Nguyễn Đức Việt, “Nghỉ trưa”, sơn mài, 100 x 100cm

6. Bức “Nghỉ trưa”: có vẻ như tác giả không chiết lọc chi tiết thì phải và cũng na ná hàng triệu bức ảnh chụp nghỉ trưa khác. Tuy vậy bức này chi tiết trên lưng khá hay, hòa quyện vào nền tường, làm cho chúng ta cảm giác có một giấc ngủ thật say. Nhưng vài viên gạch hình chữ nhật có màu trắng xấu quá, chi tiết này không ăn nhập vào đâu cả.

 

Đỗ Khải, “Một chiều Long Biên”, sơn mài, 180 x 120cm

7. Bức “Một chiều Long Biên” quá nặng về bố cục mà mất đi chất tranh, mất đi cái lãng mạn của một chiều Long Biên – nó bị bó buộc trong một công xưởng, trong nhà máy hơn là thả hồn vào hư vô khi chiều buông xuống … thậm chí hàng đống sắt trong bức này cũng không nói lên cái hùng hồn của Long Biên.

Bức tranh này có cái hay là màu rất đẹp, có chất…

*

 

Bài liên quan

– 38 tác phẩm, 38 tác giả, tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc ấy 
– Nhóm họa sĩ sơn ta Việt Nam
– Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn  
– Chui ra từ đống xà bần, Ngô Lực chống lại tất cả những gì KHÔNG là rác rưởi                 
– Tranh của nhóm Sơn Ta: thiếu tính đột phá, thiếu hồn tranh 
– Có đúng là sơn ta có chất lượng cao nhất?
– Phùng Dzi Thuần: say với chất nhựa sơn ta
– Hãy mua ngay khi cơ hội đến 

Ý kiến - Thảo luận

3:40 Friday,1.8.2014 Đăng bởi:  admin
@tuanrock: Bạn muốn chê tác giả thiển cận, trẻ con thì phải chỉ ra chỗ nào thiển cận, chỗ nào trẻ con, lý do tại sao bạn nghĩ vậy v.v... chứ buông một câu trống không như thế mà chẳng có lập luận nào thì Soi không đưa comment của bạn lên được nhé.
...xem tiếp
3:40 Friday,1.8.2014 Đăng bởi:  admin
@tuanrock: Bạn muốn chê tác giả thiển cận, trẻ con thì phải chỉ ra chỗ nào thiển cận, chỗ nào trẻ con, lý do tại sao bạn nghĩ vậy v.v... chứ buông một câu trống không như thế mà chẳng có lập luận nào thì Soi không đưa comment của bạn lên được nhé. 
12:02 Wednesday,18.6.2014 Đăng bởi:  nguyễn thành Long
 Các tranh của các họa sĩ trẻ chưa có dược phong cách riêng của chính mình mà chịu ảnh hưởng lai căng, lắp ghép... Tuy nhiên cũng nên khích lệ, cổ vũ cho nhóm Sơn Ta vì đây là một nỗ lực lớn mà họ đã thực hiện.

...xem tiếp
12:02 Wednesday,18.6.2014 Đăng bởi:  nguyễn thành Long
 Các tranh của các họa sĩ trẻ chưa có dược phong cách riêng của chính mình mà chịu ảnh hưởng lai căng, lắp ghép... Tuy nhiên cũng nên khích lệ, cổ vũ cho nhóm Sơn Ta vì đây là một nỗ lực lớn mà họ đã thực hiện.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả