Gẫm & Bình

Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn 18. 07. 13 - 1:31 pm

Ngô Lực

SOI: Đây là ý kiến của Ngô Lực cho bài “38 tác phẩm, 38 tác giả, tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc ấy“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận.

Chu Viết Cường, “Nắng thu”, sơn mài, 120 x 200cm – một tác phẩm có trong triển lãm của nhóm họa sĩ Sơn Ta

Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật với kiểu nhìn hạn hẹp này thì không biết Việt Nam đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi.

Đành rằng kỹ thuật rất quan trọng nhưng mình nghĩ rằng nó đã được các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi có gì gọi là sáng tạo ở đây?” Chưa kể bản thân kỹ thuật trong hội họa không phải là dùng nó để diễn tả, mà kỹ thuật của bức tranh là một phần không thể tách rời với quan điểm của cái nhìn về thế giới của nghệ sĩ.

Ví dụ trường phái ấn tượng quan niệm rằng thế giới không bao giờ tĩnh lặng và khô cứng như cách nhìn của hội họa cổ điển, thế giới đối với họ chỉ là những mảng màu sắc lung linh và luôn rung động luôn chuyển động, vậy nên họ diễn tả bằng những bút pháp chuyển động và có độ rung nhất định, thậm chí chỉ là những chấm màu li ti lấp lánh thoáng qua một cách trừu tượng do cảm xúc đem lại, chính vì cách nhìn ấy sinh ra bút pháp kỹ thuật của ấn tượng (đương nhiên là còn nhiều lý do khác nữa biến cách nhìn đó thành một chủ nghĩa đó là một phần ví dụ nhỏ ).

“Xe ngựa chở khách, vùng Louveciennes”, vẽ năm 1870, của Camille Pissarro – “viên gạch non đầu” của trường phái Ấn tượng

Rồi nhiều trường phái khác như biểu hiện, trừu tượng cũng đưa ra những lập luận về cách nhìn và cách thể hiện cùng quan điểm của họ về thế giới, phủ nhận hay kế thừa lại chủ nghĩa ấn tượng có nghĩa là mỗi một cách nhìn và quan điểm khác nhau sẽ đưa ra cách thể hiện khác nhau kỹ thuật khác nhau, tùy vào từng hoàn cảnh hoặc ý tưởng mà áp dụng hay kế thừa hay sáng tạo hoặc phủ nhận.

Tôi không hiểu sao do cách giáo dục nào mà ở Việt Nam các họa sĩ cứ trầm trồ nhau những bức tranh giống nhau đến lạ, thậm chí phản động hơn là có rất nhiều người tin vào một cái gọi là phổ quát của cái đẹp, chỉ đứng trên một góc nhìn hạn hẹp để đánh giá về cái đẹp. Hài hước nhất là khi xem chấm bài trong trường mỹ thuật ông thầy vẽ tả thực thì chê học sinh vẽ có pha chút biểu hiện rằng không nhất thiết phải bóp méo hình như vậy, còn ông thầy về trang trí cách điệu thì chê học sinh vẽ tả thực là giống truyền thần thực tế quá, chưa kể trong bài nghiên cứu hình họa thì nói là bút pháp khô và nghiêm túc quá, hèn gì người ta cứ nói rằng chưa học trường mỹ thuật thì còn tỉnh táo học xong ra là bị khùng luôn, nếu không khùng thì cũng mắc cái bệnh rối loạn cảm xúc …;-)

Một tác phẩm cực thực của Richard Estes, “Broadway and 68th St.”, 2012. Sơn dầu trên canvas, 96.52 x 152.4cm

Nói chung có thế hội họa mới luôn là một đề tài tranh cãi bất tận, mỗi nghệ sĩ phải tự trang bị cho mình một cách nhìn và một quan điểm của mình và câu hỏi đặt ra là thế nào là cách nhìn? thế nào là quan điểm? đó lại là vấn đề của nhận thức của giáo dục, của tìm tòi, không nhận thức được điều ấy thì vô phương, và bài ca con quốc quốc vẫn tiếp tục nói tôi là người sáng tạo chân tình đam mê đến cháy lòng. Mà chân tình và cháy lòng thì miễn bàn..;-)

*

Bài liên quan

– 38 tác phẩm, 38 tác giả, tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc ấy 
– Nhóm họa sĩ sơn ta Việt Nam
– Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn  
– Chui ra từ đống xà bần, Ngô Lực chống lại tất cả những gì KHÔNG là rác rưởi                 
– Tranh của nhóm Sơn Ta: thiếu tính đột phá, thiếu hồn tranh 
– Có đúng là sơn ta có chất lượng cao nhất?
– Phùng Dzi Thuần: say với chất nhựa sơn ta
– Hãy mua ngay khi cơ hội đến 

 

Ý kiến - Thảo luận

0:03 Monday,15.6.2015 Đăng bởi:  SV Mỹ Thuật SG
" Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật với kiểu nhìn hạn hẹp này thì không biết Việt Nam đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi.

Đành rằng kỹ thuật rất quan trọng nhưng mình nghĩ rằng nó đã được các nghệ nhân và họa
...xem tiếp
0:03 Monday,15.6.2015 Đăng bởi:  SV Mỹ Thuật SG
" Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật với kiểu nhìn hạn hẹp này thì không biết Việt Nam đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi.

Đành rằng kỹ thuật rất quan trọng nhưng mình nghĩ rằng nó đã được các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi có gì gọi là sáng tạo ở đây?” Chưa kể bản thân kỹ thuật trong hội họa không phải là dùng nó để diễn tả, mà kỹ thuật của bức tranh là một phần không thể tách rời với quan điểm của cái nhìn về thế giới của nghệ sĩ."
Chẳng hiểu ông Ngô Lực tài giỏi đến đâu khi nói ra những điều trên, hay anh ấy quá thông thạo kỹ thuật sơn mài, sơn dầu rồi chăng ? Nói riêng về sơn mài, ngay cả các cụ Trí, cụ Vân, Hoàng Tích Chù ... khi đọc các ghi chú và tài liệu của các cụ, chưa bao giờ thấy các tiền bối của chúng ta nói là đã thông thạo, nắm vững được hoàn toàn về chất liệu sơn ta và kỹ thuật sơn mài vì sơn mài là một chất liệu cực kỳ khó kiểm soát và khả năng phát triển vẫn còn chưa được khám phá hết, so với lịch sử phát triển của sơn dầu thì chưa bằng 1/10, mới ở những giai đoạn phát triển đầu tiên về kỹ thuật. " các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi " chẳng hiểu phát biểu mà anh có biết sơn mài là gì ko? Nói tiếp đến sơn dầu, Việt Nam mình có bao nhiêu họa sĩ thực sự hiểu và thông thạo kỹ thuật sơn dầu, tôi có quen những ông thầy học ở học viện Surikov, không tiện nêu tên ) được học 10 năm theo tiêu chuẩn hàn lâm của Nga, sau khi về nước tiếp tục làm việc và nghiên cứu thêm 5 năm nữa mới dám nói là mình biết vẽ sơn dầu. Cái nhìn đúng là cũng quan trọng, nhưng nó mang tính chủ quan của từng cá nhân nghệ sĩ, còn kỹ thuật là cái nền tảng và cực kỳ quan trọng để anh phát triển trên con đường nghệ thuật của mình. Nghĩ lại cũng thấy buồn cho nghệ thuật nước nhà, cứ đua đòi chạy theo cái lạ cái mới, vẽ những bức tranh nguệch ngoạc trong vài phút, hét giá trên trời, vẽ không xong thì lao ra trình diễn, làm những thứ dị hợm và nhếch nhác, chẳng đâu vào đâu mà cứ nghĩ mình đang sáng tạo, đi tiên phong. Trong khi các trường nghệ thuật trên thế giới: Pháp, Ba Lan , Nga, gần hơn là Nhật Bản, Trung Quốc cũng đưa nghệ thuật hàn lâm vào trường mỹ thuật để dạy làm nền tảng giáo dục thì bên mình, sinh viên và các họa sĩ chỉ thích làm theo cái tôi cá nhân, những giá trị, tiêu chuẩn của các tiền bối được thay thế bằng cái mới, khác biệt và xấu xí.
"Tôi không hiểu sao do cách giáo dục nào mà ở Việt Nam các họa sĩ cứ trầm trồ nhau những bức tranh giống nhau đến lạ, thậm chí phản động hơn là có rất nhiều người tin vào một cái gọi là phổ quát của cái đẹp, chỉ đứng trên một góc nhìn hạn hẹp để đánh giá về cái đẹp." ??? Lại một bằng chứng vê cái nhìn rất phiến diện của anh Ngô Lực, anh nói người khác góc nhìn hạn hẹp và đánh giá người khác nhưng ở đây tôi thấy anh mới là người hạn hẹp và hẹp hòi, anh thích khác lạ, khác người đó là chuyện của anh. Anh đứng trong góc nhìn của mình và và đánh giá cách nhìn người khác thì ai là người hạn hẹp hả a ??
Các họa sĩ nước ngoài thì đánh giá đồng nghiệp dựa trên thái độ làm việc chuyên nghiệp và chất lượng của tác phẩm, còn anh thì đánh giá nhóm Sơn ta bằng những cái rất mơ hồ : phải sáng tạo, cách nhìn phải thật khác biệt. Tôi đã từng xem triển lãm xà bần của nhóm anh, riêng là của a, nói xà bần là hốt về một xe xà bần, đạp là mang tranh mình ra đạp thẳng vào tranh của mình vẽ ra, nhìn chỉ thấy sự nhếch nhác và cẩu thả, cũng đúng thôi, xà bần nhặt về thiếu gì, còn tranh pháo thì xưởng chép tranh của anh muốn thì 30p là có ngay ấy mà. "đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi. " vâng, với cách nghĩ và làm việc của anh thì đúng là điều này sẽ xảy ra thật đấy.
Nhân tiện tôi xin chia sẻ với anh ghi chú của Pierre Auguste Renoir ( do bac Nguyễn Đình Đăng dịch ), một trong những họa sĩ tiên phong của hội họa ấn tượng, trường phái mà anh dẫn chứng về sáng tạo trong nghệ thuật ở trên
Pierre Auguste Renoir (1841 - 1919) từng là một trong những hoạ sĩ tiên phong của trào lưu Ấn tượng Pháp (Impressionism) - trào lưu mở màn cho hội hoạ hiện đại và cũng dẫn đến sự suy tàn của hội hoạ sơn dầu kể từ t.k. XX.
Nhưng Renoir chỉ trung thành với phong cách Ấn tượng trong khoảng 10 năm kể từ triển lãm đầu tiên của các hoạ sĩ Ấn tượng tại Paris năm 1874 tới giữa những năm 1880. Sau đó ông đã thử quay lại với phong cách Cổ Điển.
Điều gì đã làm ông đổi hướng?
Năm 1881 - 1882 Renoir tới Ý xem tranh của Titian và Raphael.
Sau khi được nhìn thấy bản gốc kiệt tác của các bậc thầy Phục Hưng, Renoir nhận ra mình đã đi sai đường.
Ông viết:
- Raphael không đi vẽ ngoài trời, vậy mà ông đã nghiên cứu ánh sáng mặt trời và vẽ với hiệu quả y như vậy - các bức bích hoạ của ông tràn đầy ánh sáng.
- Bên ngoài ánh sáng đa dạng hơn trong xưởng, nhưng chính đó mới là điều phiền toái: ta bị ánh sáng lôi cuốn và không thể hiểu mình đang làm gì nữa.
- Tôi đã tới ngắm bức họa này (Madonna della Sedia của Raphael ở Florence) chỉ để cười sảng khoái, bởi tôi thấy mình đứng trước một bức hoạ phóng khoáng một cách tuyệt vời nhất, vững chãi nhất, giản dị và sinh động nhất trong tất cả những gì có thể tưởng tượng nổi - chân tay bằng xương bằng thịt thật, sự biểu hiện tình mẹ thật xúc động làm sao!
- Nghệ thuật của Raphel đẹp thực sự. Đáng ra tôi phải được thấy nó sớm hơn. Nó chứa đầy kiến thức và sự thông thái. Raphael không cố làm cái bất khả, như tôi. Nhưng nghệ thuật của ông đẹp. Về sơn dầu tôi thích Ingres hơn, nhưng các bức bích hoạ của Raphael thật tráng lệ bởi sự giản dị và vĩ đại.
- Cái gọi là "các phát minh" của các hoạ sĩ Ấn tượng không thể không được các bậc thầy cổ điển từng biết đến; và nếu họ không dùng đến chúng là bởi vì các hoạ sĩ vĩ đại không thừa nhận việc tạo ra các hiệu ứng. Bằng việc giản dị hóa tự nhiên, các bậc thầy đã làm tự nhiên vĩ đại hơn. 
15:12 Friday,19.7.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Lại vấn đề mới và cũ. Phong cách, chất liệu cũ mà thể hiện được "tinh thần thời đại" thì sẽ là mới. Ngày xưa cụ Phan Khôi khi bình thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trần Tế Xương thì cho rằng cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể nổi tiếng như một nhà thơ, mà chỉ như một người có nh
...xem tiếp
15:12 Friday,19.7.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Lại vấn đề mới và cũ. Phong cách, chất liệu cũ mà thể hiện được "tinh thần thời đại" thì sẽ là mới. Ngày xưa cụ Phan Khôi khi bình thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trần Tế Xương thì cho rằng cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể nổi tiếng như một nhà thơ, mà chỉ như một người có những câu sấm ứng nghiệm thôi. Trong khi đó Tú Xương mới là một nhà thơ thật sự. Mặc dù NBK có tập thơ "Bạch Vân thi tập" với những câu thơ trau chuốt rất điêu luyện nhưng chỉ quanh đi quẩn lại hoa, lá, trăng,... mà ứng vào đời nào cũng đựơc, thời nào cũng hay. Trong khi đó, thơ Tú Xương cho ta sống với từng hơi thở của thời đại.
Cái thiếu của bộ sưu tập này phải chăng là hơi thở của cuộc sống? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Chất liệu và lòng tự trọng

Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả