Điện ảnh

Dead Poets Society: chán lắm, hy vọng đại văn hào không trở mình dưới mộ

(Bài có tiết lộ nội dung, dù không nhiều, ai muốn xem nên tránh đọc, nhưng nói trước là phim dở tệ hại) * Việc một tác giả lấy bộ môn gì đó làm trung gian cho tác phẩm của mình khá phổ biến mà cũng chẳng có gì sai. Nhớ hồi còn đi học, […]

Ý kiến - Thảo luận

5:25 Sunday,13.6.2021

Đăng bởi:  :>

Xin phép được xưng cháu, vì có lẽ kém người viết review này rất nhiều tuổi rồi.
Bộ phim chính là một sự ngổn ngang suy nghĩ về giáo dục của con người trong thời đó. Bộ phim rất thành công gây được một sự đồng cảm sâu sắc cho người xem. Bởi bản thân bộ phim nêu ra được vấn đề về giáo dục không chỉ là của nước Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác, đó là về tính quy tắc quá mức cần thiết trong việc dạy và học của nhiều nền giáo dục. Một môi trường học tập (như trong phim) quá độc hại cho một đứa trẻ. Môi trường này giết chết giấc mơ của một đứa trẻ theo đúng cách. Bản thân những giá trị vượt thời đại mà bộ phim truyền tải cho người đọc rất nhân văn, tuy bộ phim đã hơn 30 năm tuổi.
Về cái dạy học sinh của Keating, ông đã từng là một học sinh ở chính cái ngôi trường đó. Ông yêu việc dạy học, nên ông trở lại, thổi một luồng tư tưởng mới về cách học văn. Mọi trích dẫn hơn cả chỉ "trích dẫn" cho xong. Ông nói học sinh hãy tự cảm nhận những câu thơ đó, và những cậu học sinh đó không đơn giản là chỉ đọc cho xong ở trong Dead Poets Society.
Và thật sự còn rất nhiều vấn đề trong bài review của anh/chị/cô/chú mà người bình luận ở trên đã viết. Viết ra được những dòng này thì anh/chị/cô/chú chưa hiểu được thông điệp của đạo diễn truyền tải cho người xem rồi. Hoàn toàn phiến diện!
(Btw em/cháu cũng chỉ vừa bước qua tuổi 18, và thực sự thế giới quan hoàn toàn khác khi xem bộ phim này)
 

22:45 Tuesday,26.12.2017

Đăng bởi:  Vũ Minh Hiếu

Ngày 26/12/2017

Vừa xem xong phim này. Không biết bác làm bài review này từ khi nào, cơ mà đến bây giờ em mới được đọc bài của bác.

Thật hay ho khi thấy có người đánh giá một bộ phim qua góc nhìn thơ văn chứ không phải qua góc nhìn điện ảnh như bác. Phải nói là quan điểm của bác với em có kha khá mâu thuẫn đấy.

Bác gọi những người trẻ trong phim là hèn nhát? Hẳn phụ huynh  của bác phải tốt hơn phụ huynh những bạn trẻ kia rất rất rất RẤT nhiều thì bác mới có đủ sự tự do và phóng khoáng trong tâm trí mà phát biểu được như vậy. Riêng việc cho con đi học trường công giáo đã thể hiện sự bảo thủ cực độ và sự áp đặt lối suy nghĩ ấy của các vị phụ huynh kia lên đầu những đứa con của họ. Em khá chắc là bác chưa từng  học trường công giáo; bác chưa từng có bố mẹ như những người bố người mẹ trong phim; vì nếu đặt mình vào hoàn cảnh tương tự em chắc chắn còn lâu bác mới phát biểu được những lời trên.

"Lý lẽ mấy nam sinh đưa ra là “Họ ép chúng em làm” (!) Bao nhiêu tự do, tự suy nghĩ mà thầy dạy bay đâu mất rồi? Những năm 50s thì nước Mỹ còn nhiều bất cập, cổ hủ, nhưng trợ cấp xã hội vẫn còn tốt chán, và kiểu gì cũng tốt hơn thời Thoreau chui vào rừng tự sống hay thời Byron bỏ xứ để được làm điều mình muốn. Vậy mà một đám thanh niên khỏe mạnh, cơ thể lành lặn, đầu óc thông minh, được thầy dạy hãy tự do suy nghĩ và làm những gì mình cho là đúng, lại đành lòng đứng lên bàn nhìn thầy mình xách cặp ra đi – tất cả chỉ vì họ sợ nhà trường (đuổi không cho học tại nơi này nữa?) với sợ bố mẹ (không nuôi nữa?) Chứ có ma nào bắt mấy đứa vô tù do không chịu ký tên vào bản tố cáo (sai) ông thầy đâu nhỉ."

Lại lần nữa, bác lại không đặt mình vào hoàn cảnh của những đứa trẻ trong phim - những đứa trẻ sống trong sự đùm bọc và khắt khe đến cực độ. Nên nhớ chúng còn chẳng được tiếp cận với ti vi (hay internet - tất nhiên rồi!) để mà tự do tư tưởng được như ta. Và không thể so sánh một đám trẻ chưa đến tuổi học đại học với những tư tưởng như Thoreau hay Byron được. Chả hiểu sao bác đào ra được kiểu so sánh khập khiễng như vậy.

"Còn Dead Poets Society ấy hả, tự suy nghĩ, tự do đâu chẳng thấy, chỉ thấy một lũ học sinh hèn nhát."

Điều phim muốn thể hiện đó là một năm trời (chưa đến một năm trời) học với Mr.Keating không thể nào lấn át và làm thay đổi được chục khối óc đã chịu gò ép hàng chục năm trời. Tuy nhiên chi tiết đứng lên bàn lúc cuối phim - mà theo em thấy rất ý nghĩa - là một mình chứng cho thấy sự vận động đầu tiên trong suy nghĩ của lũ trẻ. Theo em thấy, nếu như bác nghĩ rằng chỉ qua một khoảng thời gian ngắn như vậy đủ để tạo ra sự thay đổi thần kì không gặp mấy khó khăn thì chính bác mới là người thiếu thực tế.

Bác chê vở kịch trong phim dở?
Bác à, chúng là HỌC SINH mà, đâu phải diễn viên chuyên nghiệp hay kinh nghiệm gì đâu? đây là phim xoay quanh vấn đề VẬN ĐỘNG THOÁT KHỎI SỰ KÌM HÃM, và phim cũng nhiều tuyến nhân vật nữa nên không tránh khỏi việc đi không sâu vào chuyên môn văn học, vì làm vậy đồng nghĩa với việc tăng độ dài phim lên tới... 3,4 tiếng. Nhưng cũng không thể trách hay đòi hỏi gì hơn được.

Bác bảo: "Nhưng cuối cùng học thơ văn thì vẫn phải học chứ, dù cho bọn nhỏ đứng ngồi kiểu gì ở đâu. Vậy mà thầy John dạy các học trò của mình “cảm nhận” là chính: kiểu đứng lên đọc vài trích đoạn, kêu chúng “cảm nhận”, thế là xong. Tới đây khán giả đành cau mày tự hỏi chẳng biết kịch tác gia có đang lấy sự cảm nhận thơ văn để che giấu cái sự… không biết gì."

Thế theo bác thế nào mới là học văn??  Thế nào mới là cảm nhận?? Lại tác giả tác phẩm, lại phân tích ra cho học sinh học theo ý trong sách với ý của giáo viên?? Đó quả là đi ngược lại với tinh thần chống sự áp đặt của phim - mà hành động xé sách đã nêu bật. Cái phim muốn nói là bước đầu hãy cảm nhận theo ý của mình.

"Cái hại đối với tôi là những tác phẩm kiểu Dead Poets Society, lấy thơ văn ra làm trung gian cho sự tự do, hệ thống giáo dục, cách giảng dạy chi đó. Nhưng kết quả là thơ không ra thơ, học không ra học, sự tự do, tự suy nghĩ đâu chả thấy."

Lại một lần nữa, bác vẫn lấy sự học do bác định nghĩa để áp đặt cho lối suy nghĩ về sự học do tác giả định nghĩa.

Mới luận ra được nấy thôi. Mong bác Pha Lê còn sống mà đoc được cmt này thì xin hãy rep lại. Ủng hộ nhiệt tình những ý kiến trái chiều.

Thân.

5:02 Saturday,29.10.2016

Đăng bởi:  Phan Đạt

Một bộ phim không xuất sắc, nhưng đáng xem.

12:55 Friday,22.7.2016

Đăng bởi:  Kim Phượng

Khác với bạn Pha Lê đây. Tôi thấy bộ phim này cực hay dù chả có lý lẽ gì chứng minh nỗi điều đó với bạn. Tôi thấy thế, vậy thôi. Đúng. Tất cả những gì bạn viết ở trên đều đúng. Sau khi xem xong phim tôi lên Google tìm kiếm thông tin và đọc được bài viết của bạn. Phải nói là tôi bị sốc. Tất cả những gì bạn nói đều đúng. Chỉ là bản thân tôi khi xem phim lại không quan tâm đến vấn đề đó. Tôi chỉ mải miết chạy theo Neil, Charlie, Todd những người trẻ bị gò bó bởi môi trường xung quanh. Mỗi người mỗi mối quan tâm khác nhau riêng bạn chỉ mới nói khía cạnh thơ văn còn câu chuyện của nó thì sao? Liệu điều mà bộ phim truyền tải có phải là mấy thứ thơ văn kia hay tình cảm thầy trò hay thực chất chỉ là nói lên một câu chuyện của những người trẻ như Neil tuyệt vọng, thiếu ý chí, hèn nhát? Tôi không biết nữa.

12:40 Friday,22.7.2016

Đăng bởi:  Kim Phượng

Không hiểu sao dù bất đồng ý kiến với tác giả bài viết này thế mà mình lại ngồi đọc hết từ đầu đến cuối. Thật nực cười.

21:35 Monday,30.11.2015

Đăng bởi:  ngoc mai

Nói thật là dân Mỹ hiện nay không coi trọng thơ lắm. Họ dùng thơ để giải phóng tâm trạng, để luyện giọng trước đám đông, để trình diễn cảm xúc của mình hơn là ngẫm nghĩ về nội dung của thơ. Họ yêu thơ vì thơ là... tự do, bay bổng, không có giới hạn, thế thôi.

16:28 Monday,30.11.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Như Nguyện

Cảm ơn bạn Pha Lê vì nói trúng "cái bụng" mình. Mình xem phim này từ hồi đầu những năm 90, khi ấy đuọc coi là phim mới và mình xem băng Video. Hăm hở xem và thất vọng, rất bức xúc vì nó dở tệ, dù kéo vào phim đủ các yếu tố để có thể hấp dẫn từ đại thi hào cho đến diễn viên nổi tiếng mà nó vẫn "không vào"!!! quá là gượng ép.

9:23 Monday,30.11.2015

Đăng bởi:  candid

Phim này có xem lâu rồi, không ấn tượng lắm, không phải là 1 phim nên xem của Robin William.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả