Bàn luận

Từ thiện cho miền núi: ai đã cướp con bò vàng?

Nước Việt nam 4/5 là miền đồi núi, 1/5 là đồng bằng. Vùng miền núi chủ yếu thuộc địa phận cư trú của các dân tộc thiểu số, vùng đồng bằng chủ yếu là người Kinh. Nhìn chung, có thể nói vùng miền núi nghèo hơn hẳn đồng bằng, và trong vùng miền núi thì […]

Ý kiến - Thảo luận

9:49 Wednesday,15.6.2016

Đăng bởi:  Candid

Em vốn mồm miệng đỡ tay chân, đã dốt lại lười, đăng ký vác máy ảnh đến chụp 1 kiểu đại hội võ lâm bún chả. :D

9:12 Wednesday,15.6.2016

Đăng bởi:  LC

Nhất chí cao nhé. Anh Tùng rủ thêm Soi xồm xoàm đi, còn em sẽ dắt theo mấy chị đã già còn duyên, nấu ăn ngon tuyệt, đến liên hoan. He he

8:44 Wednesday,15.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Vậy em xin chân rửa rau.

1:24 Wednesday,15.6.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

thế thì đến nhà anh ở Nguyễn Khoái quạt chả đê, đơn giản thôi mà. chờ cho qua đợt nóng này, bún chả ăn cũng không phải món nóng lắm.

22:23 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  Candid

Em vốn dễ ăn, bún chả cũng được, lòng lợn cũng xong mà bia hơi càng tốt. Miễn là không phải làm. :D

18:56 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  LC

Anh Tùng đi miền Nam về thể nào chẳng có đặc sản miệt vườn. Thôi thế là quên luôn chẳng ai muốn cùng nhau tự làm bún chả mà ăn. Buồn quá cơ. Người ướp thịt người quạt chả, người rửa rau người pha nước mắm, thế mới là anh em nhà Soi chứ ?

18:41 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  madame

Đồng lòng đồng bún thế thì anh em ta gặp nhau thôi. Mỗi tội đang nóng cực điểm, theo em cứ ra hàng bia hơi nhé he he

18:19 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình đi miền nam, hết tuần sau về. mời mọi người lên Xuân Mai dã ngoại một hôm, đãi xôi nếp Tú Lệ với gà trống thiến.

16:17 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  Candid

Em cũng có biết ai đâu nhưng nhân tiện thấy có ăn, nhất là bác Tùng lọ mọ nhiều địa chỉ hay nên mặt dầy xông ra đòi dây máu ăn phần. :D

15:30 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Cảm ơn anh Tùng có lời ạ.

Vậy là đã xong món bún chả tinh thần (phi vật thể) rồi bác Candid : )))

Còn con lợn cụ thể (vật thể), và vụ mật thư em cũng không biết sẽ diễn ra thế nào. Các bác chắc biết nhau lâu, em mới mon men, không hiểu thiên thời địa lợi nhân hòa, xác định làm theo chỉ đạo.

Thiển ý em Bún chả là món quanh năm, nhưng lúc trời se se lạnh có thú hơn chăng?

14:30 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  candid

các bác có mật thư lòng lợn tiết canh hay bún chả nhớ rủ em với :D

13:39 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

R&C
cần gì thạch lan, cần gì đại hội, có vài người mà thưởng thức với nhau gắp bún chả thì cũng là đáng đời con lợn rồi.

12:08 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid. Bún chả vốn không có gì sợ, sợ "đại hội" ạ : ))

11:07 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  candid

Mời bác R&C thì cứ phải Thạch lan hương, thả thơ chứ ai lại bún chả. :D

8:54 Tuesday,14.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác LC, em nhát, mường tượng ra đại hội bún chả cứ thấy sợ. (Nhưng đọc bài về món ăn của bác, tuyến nước bọt bị kích thích ghê gúm đấy ạ.)

18:38 Monday,13.6.2016

Đăng bởi:  LC

Hức, hôm nào chúng ta làm đại hội bún chả mời anh Núi đến ngự ẩm nhé. Trời đất bao la cứ có chỗ vững chãi ngang phè mà nương tựa tinh thần, là thích rồi anh R&C nhỉ ?

17:08 Monday,13.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

(Em xin lỗi anh Tùng trước nhé ạ : )).
Bác Linh Cao, với bác anh Tùng là "hòn núi". Với em anh ý là "ngọn núi".

Thật ra cái em muốn mượn từ bác là phần nội dung đã được thay thế bằng 3 dấu chấm ý ạ. Em xin nói toạc ra là cụm động từ "cúi nhìn" ý ạ.

Em là người ngốc nghếch, không thể hiểu hết cái vi diệu thâm sâu (trong câu chữ) của bác Linh Cao. Chỉ mơ hồ cảm thấy khoái cảm nằm đâu đấy rất gần với mỹ cảm : ))

Riêng về "ngọn núi" với "hòn núi", khi đi với "cúi nhìn" có lẽ một cái là chủ ngữ, cái kia là vị ngữ. Vai trò tư thế khác nhau. Một cái là mỹ cảm, một cái là "khoái cảm", có nên phân biệt như vậy chăng?

:)

14:21 Monday,13.6.2016

Đăng bởi:  LC

Riêng&Chung :
Đa tạ bác đã nâng chữ em lên thành icon. Nhung mà chữ em nó khắt khe kèn cựa lắm, bác vì quá phục tài anh Tùng, nên đã đọc nhầm thì phải...
Em không viết "ngọn núi"
Mà em viết "hòn núi" ạ...
Phong ba bão táp không bằng một cặp sét hòn, rất vi diệu đây bác nghiên cứu đi.

9:28 Monday,13.6.2016

Đăng bởi:  candid

Em có đọc đâu đấy ở trên mạng rằng nên thay chữ "từ thiện" bằng "thiện nguyện" ý là làm việc thiện nghe cũng hợp lý. Bản thân em chỉ thi thoảng thôi có vài hành động nho nhỏ như đóng góp này nọ nghĩ dùng đến chữ "từ thiện" cũng thấy xấu hổ.

Dùng "thiện nguyện" để hàm ý việc thiện nhỏ cũng nên làm có lẽ đỡ phải tranh cãi làm để làm gì.

9:20 Monday,13.6.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Có một cái "thú vui" không hề nhẹ, đó là xem anh Tùng trả lời các "phản biện". Lần nào em cũng thử tự đóng vai anh Tùng để trả lời, (dĩ nhiên chỉ phác thảo vài luận điểm trong đầu) và rồi nhận thấy các trả lời của anh Tùng luôn hay hơn và thấu đáo hơn.
Điều này dẫn đến một việc, đó là, tuy rằng từ góc độ cá nhân, hình như em vẫn thấy có một đôi chi tiết anh Tùng nói vẫn "sao đó", nhưng cũng như vài hòn sỏi lăn ra, không phủ nhận được thế đứng của "ngọn núi..." (mượn chữ của bác Linh Cao).

23:31 Sunday,12.6.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Giáp văn Sơn có lẽ hiểu sai ý mình chăng. tôi đâu có phản đối việc mọi người chia cơm sẻ áo, hay nhảy xuống giếng vớt đứa bé? Đó là việc hiển nhiên nên làm, và cũng chẳng cần lý luận làm gì nhiều, đơn giản thấy trắc ẩn thì làm, đó là nhân tính thôi. Tôi chỉ nói là không nên đòi hỏi những thứ sâu xa hơn thế, rằng từ thiện phải cải thiện tận gốc vấn đề, vì cái gốc vấn đề theo tôi không thể cải thiện được. Cái tôi muốn phản đối là mấy quan điểm sau:
1- cho rằng người ta không nghèo nên không cần từ thiện: vì người ta thực sự nghèo, không thể chối cãi được.
2- Cho rằng người ta nghèo vì người ta lười nên không cần từ thiện: Bởi vì người ta không lười, mà thực sự không có cơ hội. Và chúng ta có phần lớn trách nhiệm trong việc đó.
3- Cho rằng ta có thể dạy họ cách sống tốt hơn, để họ không nghèo nữa, và ta không còn cần từ thiện nữa: ta không đủ năng lực dạy họ, và họ không thể thoát nghèo, trừ một số cá thể đặc biệt.
4- Ta đã làm cho họ rất nhiều thứ đấy chứ, và họ cần ngày nào cũng hát vang bài ca ơn huệ: Đúng là ta đã làm một số thứ, nhưng xét tổng thể, cái ta làm hại nhiều hơn hẳn cái ta làm lợi. chỉ xét riêng một ví dụ mà bạn coi là hiển nhiên đúng, đó là trường học. Chúng ta có dạy cho trẻ con Hmong trở thành những người Hmong xuất sắc, xương đồng da sắt, biến đá thành cơm hay không?, hay chúng ta biến chúng thành những đứa trẻ người Kinh lạc hậu, không biết làm nương, hái thuốc, mà cũng chẳng có cơ hội bon chen vào thành phố? Chúng ta đều chê nền giáo dục Việt Nam chẳng ra gì, sao ta có thể tự tin đem nền giáo dục đó, lại còn dưới dạng thô sơ nhất của nó, đi khai hoá văn minh cho người? Chỉ xét giữa người Pháp và ta thôi. Rõ ràng họ tiến bộ hơn ta cả ngàn năm, thế mà khi họ sang khai hoá văn minh, họ phải đưa những học giả tài ba nhất, những chính khách lỗi lạc nhất, những kiến trúc sư giỏi nhất, những nhà truyền giáo tận tâm nhất, những bác sỹ giỏi nhất sang. Khi họ làm một cái bảo tàng, một cái nhà thờ, họ cũng muốn đưa vào những nét bản địa. Trong khi đó ta đưa lên miền núi những ai, ta làm những công trình gì? Nếu ai đi lên những bản làng miền núi, hãy nhìn những toà nhà uỷ ban, những nhà văn hoá, những trường, trạm, là những công trình khai hoá văn minh của ta, xem có thấy xấu hổ không? Những toà nhà giống nhau toàn quốc, vàng ệch, thô thiển, toạ lạc một cách phi tỷ lệ ở những vị trí trang trọng nhất, như những sự phỉ báng cảnh quan. Không một dân tộc thiểu số nào có thể tự tưởng tượng ra những thứ xấu xí như vậy, vì họ không có chúng trong vốn tạo hình, kiến trúc của mình. Khi đó, ta sẽ thấy rất rõ là nên tha cho họ khỏi những sự từ thiện bền vững đó, nên dừng lại ở mì tôm, áo cũ cho lành.

18:21 Sunday,12.6.2016

Đăng bởi:  Cựu lính biên

Vẫn thích bài anh Tùng. Vẫn muốn ổng viết nhiều hơn, dài hơn về những "cái lý của ông Mèo".

11:23 Sunday,12.6.2016

Đăng bởi:  Madame

Để tui trả nhời hộ anh Tùng: "Xét về biện chứng của phương pháp luận tìm ra chân lý thì tôi không sai anh Sơn ạ, có thể không ai cướp mất con Bò Vàng nhưng về bản chất thì rõ ràng có bọn đã dắt đi con Bo Vang và kết cục thì đúng là một giai cấp đã ăn dầy còn Bỏ Váng. Anh có chạy đằng trời cũng không thoát khỏi hệ thống lập luận này của tôi đâu."
Đề nghị bà con Đọc chứ không lạc sang phạm trù Cười nhé ?

8:04 Sunday,12.6.2016

Đăng bởi:  Giáp Văn Sơn

Tôi không đồng ý với bài của anh Tùng. Lý do:
- Việc người dân tộc hiện nay lười và nghèo là một thực tế, không phải nhất thiết là do hậu quả bị người Kinh lấn át. Lấy thí dụ con của một nhà giàu nhiều đời bây giờ đã thành nghèo khó, thì bản thân anh ta phải chịu phần lớn trách nhiệm, không thể nói là vì cách đây bao nhiêu năm ông cố ông sơ chúng tôi bị ăn cướp.
- Hơn nữa chính quyền làm rất nhiều việc cho họ. Vì nếu bạn Tùng là người của chính quyền thì sẽ không thể an tâm khi thấy trẻ con không có đường đến lớp, phụ nữ không có nước dùng. Còn đàn ông họ nghiện rượu học hư ra sao, thiết nghĩ không nên đồng nhất đó là tính cách của toàn bộ người dân tộc thiểu số.
- Nay, tôi là người sinh ra sau, không biết lịch sử mất đất mất rừng thể nào, chỉ thấy họ nghèo thì tôi giúp. Nếu chỉ giúp bằng cảm tính, tình cảm bột phát thì cũng tốt nhưng chắc chắn không thể được lâu bền. Nếu giúp bằng tình cảm cộng với cân nhắc, nghĩ ra phương pháp để đi bền thì chẳng tốt hơn sao?
- Anh Tùng lấy ví dụ đứa bé ngã xuống giếng và chỉ đưa ra hai trường hợp, một là không nhảy xuống chỉ đứng trên bờ xét nguyên nhân, hai là cứ để nó chết vì nó tăng động đáng chết. Nhưng anh không hiểu cố tình hay vô tình quên mất một trường hợp nữa là có người cứu rồi sau đó bàn phương án để các trẻ khác không rơi xuống giếng nữa. Ấy là cách làm từ thiện hiện nay của xã hội ta.
- Cách làm ấy là: có những đợt cấp cứu, có những chương trình thuần tình cảm chia sẻ có gì gửi nấy, nhưng cũng có những dự án, cá nhân ngồi bàn và vạch ra các kế hoạch dài hơi cho từ thiện. Tôi cho đó là việc tốt. Họ không ngồi bàn xem ai cướp con bò vàng nữa vì ấy là việc cùng đường, không giải quyết được. Lấy mốc hiện tại mà từ đấy xử lý các việc thì mới có thể có lối ra.
- Tôi thấy rằng chương trình của chị Tạ Bích Loan không hay ở cái tên “Làm từ thiện vì cái gì?”. Tự cái tên biến những người làm từ thiện thành kẻ có động cơ. Ở đây là: người làm từ thiện có động cơ lớn nhất, bao trùm, là giúp người khó khăn. Tiếp theo là phương pháp. Chương trình nhẽ ra nên bàn về phương pháp, các hình thức làm từ thiện hiệu quả và không hiệu quả. Cái tên kia nghe ác và salon phòng trà quá.

9:52 Saturday,11.6.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Bác Tùng hiểu nhầm ý tôi rồi, tôi nói thực lòng là người dân tộc thiểu số ở Việt Nam cần có những tổ chức để bảo vệ quyền lợi cho họ, do chính họ lập ra và quản lý chứ không phải như cái Ủy ban dân tộc của Chính phủ hay Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Nhưng bây giờ những tổ chức như thế mà được thành lập thì cũng sẽ bị coi là "phỉ" ngay.

8:28 Saturday,11.6.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Dương Trần
bất kỳ thực dân nào cũng có cùng nỗi lo như bạn.

23:42 Friday,10.6.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Vậy có lẽ cách làm từ thiện tốt nhất cho họ là thành lập các tổ chức kiểu: ETA, PKK, FLQ... chăng?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả