Gẫm & Bình

Nguyễn Thái Tuấn: Màu của tâm trạng

Bài viết trong lúc triển lãm “Sự thiếu vắng tràn đầy” đang diễn ra tại Sàn Art (3 Mê Linh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), khai mạc tối 10. 11. 2011 và kéo dài hơn 1 tháng.   Quan sát gián tiếp tranh của Nguyễn Thái Tuấn từ khoảng năm 2000 đến nay, tôi nghĩ đây là […]

Ý kiến - Thảo luận

21:28 Tuesday,22.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn – Lý Đợi nợ…

Bạn Lý Đợi ơi! Đọc giả của Soi đang còn nhớ Lý Đợi hứa viết bài về vấn đề tranh của Nguyễn Thái Tuấn, đăng ở đâu đó đấy nhé, khi nào có bài đó Lý Đợi cho một cái địa chỉ lên Soi nhé, bà con vẫn đang chờ đọc ... rất mong.

19:15 Tuesday,22.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Phiền hà quá nhưng vẫn phải nhờ Soi:

Nhờ Soi đính chính hộ luôn 2 chỗ trong bài viết của bác Lý Đợi không thì khổ cho cố hoạ sĩ Thái Tuấn quá (như chính bác Đợi nhắc mọi người lưu ý khi còm đừng quên phân biệt anh NGUYỄN của chúng ta cơ mờ):

2 đoạn í là:

"...Các bạn hãy tìm trên mạng, nhìn lại loạt Tranh đen của Thái Tuấn, xem anh đã ghi chép những điều gì về thời của mình đang sống? Hai ba mươi năm nữa, đây có phải là một mảng ký ức của thời này hay không?..."

Và:

"...Thái Tuấn là họa sĩ cố gắng dùng màu để diễn tả cho được cái tâm trạng chán chường, ngán ngẩm và đầy mỉa mai về không gian sống..."

Cám ơn Soi ạ!

18:42 Tuesday,22.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chết-đến-đít em rồi bác Lý Đợi ơi!!!

Bác bảo: "...Cuối cùng, xin mượn ý từ kinh Vệ Đà: "Không có gì mới dưới mặt trời này..."

Em tin bác nên hùa theo mà còm:
"Với lại – thêm một lần cám ơn - bác Lý Đợi
nhắc chúng tôi
và NGUYỄN Thái Tuấn nữa - người đương thời
KINH VỆ ĐÀ xưa sẵn có lời:
"không có gì mới dưới mặt trời ..."

Zời ạ, nhầm-nhọt-thọt-cả-cà rồi!!!

Thằng bạn em nó vừa meo cho em bảo: Kinh Vệ Đà nào nói câu đấy? Đấy là lời của Qohelet - nhà thông thái - ghi trong cuốn Thánh kinh của người Do Thái, Ecclesiates. Cả câu đại ý thế này: "Điều đã xảy ra sẽ lại xảy ra, điều từng được làm sẽ được làm lại, không có gì mới dưới ánh mặt trời" (nó bảo nguyên bản tiếng Do Thái dịch sang tiếng Anh đại khái là: "What has been is what will be, and what has been done is what will be done, and there is nothing new under the sun.")

Bác Lý Đợi ơi, xin bác kíu em bàn này với, bác cho em cái xuất xứ câu bác trích ngang đoá để em phang lại thằng bạn (đểu) chứ không quả này chít với thằng này quá...

Tá hoả ghê gớm

10:02 Saturday,19.11.2011

Đăng bởi:  N.Thuong

Tôi xin trích lại 3 ý của Nguyễn Minh Thành đã comments trên:
(1) -Trong cảm giác của tôi, tôi không thấy có gì xấu về sự giống nhau với tranh của Liên Trương, vì tôi tin rằng anh Tuấn cũng không hề biết đã có người vẽ như thế. Nhưng tình ngay lý gian. Và tôi thấy quả thực đúng là trớ trêu! Tôi lại thấy thích thú với sự giống nhau ấy vì quả là trùng hợp hiếm hoi.
(2) Và thấy giống nhau mà kết luận là “nhái” hay “đạo” hay “ăn cắp”… là chưa chắc đúng, mặc dù ở đời, thường là hay đúng.
(3) Khi tỉnh táo tôi có thể giữ được tiền hay quyền lực, nhưng khi tôi dễ tin, thậm chí tin mù quáng và dại dột, tôi được lợi về tình. Và tình thì gần với nghệ thuật hơn là tiền hay quyền lực. Người có ý lừa dối sẽ bị thiệt thòi chứ không phải người bị lừa.

Cả 3 ý trên (1), (2), (3) của Nguyễn Minh Thành nói trên theo tôi là đúng và hay, bởi những sự việc ấy thật có ngay trong cuộc sống chúng ta.

*Chỉ tiếc là những đoạn, ý về sau, Nguyễn Minh Thành lại mang cả "Thượng đế" vào, như câu: "Nếu giống đến 99,99999999999… % thì cũng chưa đến phần chúng ta lo toan. Còn một phần dù nhỏ xíu mà không phải thì chúng ta cũng không biết được. Vụ đó là của Thượng đế, thế thì ta không nên cướp quyền Thượng đế trong chuyện ấy."

Rồi Nguyễn Minh Thành lại "bàn thêm", chẳng hạn như đoạn sau: "Tôi thử đưa ra một giả thiết rằng: chúng ta hoàn toàn để mặc nhiên ai biết vẽ cứ vẽ, thích gì vẽ nấy, vẽ tranh mình nghĩ ra, không nghĩ ra mà lại thích chép tranh người khác thì chép, người khác chép lại cái mình chép của người khác thì cũng được. Vẽ chép thoải mái không ai cấm ai. Chỉ cần vẽ, chép, nhái thật đẹp; không đẹp người ta không thích, thế thôi. Thế thì xã hội rất nhiều tranh và chẳng mấy chốc rất nhiều tranh đẹp, cả sáng tác lẫn nhái, chép. Mua bán cũng tự do, sòng phẳng không sợ bị chê là mua phải tranh nhái mà buồn, mà thấy ưng tranh nào thì thuận mua vừa bán"

Những ý sau, tôi thực sự thấy... khó hiểu, lùng bùng, cảm giác làm giảm đi tính thảo luận sắc xảo ở những ý của phần trên.

9:11 Saturday,19.11.2011

Đăng bởi:  admin

Đã đưa lên thành bài rồi nhé Minh Thành. Cảm ơn bạn nhiều.

6:35 Saturday,19.11.2011

Đăng bởi:  Nguyen minh thanh

Tôi vốn viết chậm nên giờ mới xong comment này, gửi SOI xem có thể đăng được không? Tôi rất xin lỗi vì chậm chạp này
Xin cảm ơn SOI rất nhiều.


Tranh cãi là tốt nhưng tranh cãi cũng là xấu nữa. Điều này làm tôi không tranh cãi nhiều mặc dù tôi cũng đã nhiều lần muốn tranh cãi. Xong tôi nghĩ đôi khi biết nói đuợc ra những gì mình nghĩ với ý thức tiến hóa, thì tốt cho mình và cho cả người nghe thấy. Vì vậy nên đắn đo một hồi, tôi bèn viết bài này với ý muốn bênh vực họa sỹ Nguyễn Thái Tuấn.

Tôi bênh vực vì tôi rất thích tranh của anh ấy, và qua những tiếp xúc với anh ấy, tôi có thiện cảm tốt đẹp và hoàn toàn tin anh ấy là người có nhân cách đàng hoàng.

Tôi biết Liên Trương, nhưng không thân thiết gần gụi lắm. Trước đây khi Liên Trương còn đang học ở Berkeley tôi có dịp gặp và thăm xưởng vẽ của cô ấy và vẫn còn nhớ một bức tranh sơn dầu lớn cô ấy đang vẽ một người đàn bà bụng chửa. Lần sau nữa tôi gặp Liên Trương tại Hà nội khi cô ấy làm triển lãm ở Ryllega. Lúc ấy tôi tôi lu bu những chuyện gì đó mà không có thời gian thậm chí để xem triển lãm. Thú thật tôi hoàn toàn không nhớ tác phẩm của Liên Trường ra sao mà chỉ nhớ có thu xếp đi ăn tối với Liên, với ba cô và anh Nguyễn Minh Phước – chủ Ryllega. Liên Trương có kể đôi chút về một tác phẩm sắp đặt sẽ làm ở gallery Quỳnh, mà tôi không hề nhớ. Tôi biết thật là khiếm nhã và rất xin lỗi Liên Trương. Lúc ấy vì nhiều lý do riêng tư mà tôi hầu như không thể xem và tham gia các hoạt động cũng như tin tức về nghệ thuật. Nhưng bữa tối đó thật là thân tình và tôi rất quí Liên Trương cũng như ba cô, một người đàn ông hiền hậu và chân thành. Ấn tượng của tôi về Liên Trương là tôi rất nể trọng cô.

Và cho đến mới đây, nhân triển lãm họa sỹ Nguyễn Thái Tuấn, tôi mới lại được thấy tranh Liên Trương trên SOI.

Nào ngờ bây giờ mới thấy mình chẳng hề thấy hết mọi chuyện trong thiên hạ. Tôi đã biết người mà không biết được tranh, và cũng rất có thể tôi cũng như anh Tuấn, vẽ trùng hợp nếu như cũng nghĩ ra cái ý tưởng không đầu. May quá điều đó chưa xảy ra.


Khi vào Đà Lạt năm 2008, tôi đến thăm họa sỹ Nguyễn Thái Tuấn và xem tranh anh ấy đang vẽ. Tôi rất thích và còn cổ vũ anh ấy về loạt tranh không đầu này, vì tôi thấy rất hay.


Trong cảm giác của tôi, tôi không thấy có gì xấu về sự giống nhau với tranh của Liên Trương, vì tôi tin rằng anh Tuấn cũng không hề biết đã có người vẽ như thế. Nhưng tình ngay lý gian. Và tôi thấy quả thực đúng là trớ trêu! Tôi lại thấy thích thú với sự giống nhau ấy vì quả là trùng hợp hiếm hoi.

Đặt mình vào địa vị anh Tuấn thì tôi thấy thật là khó nói và chỉ có thể nói ngắn gọn được rằng: “Mình không biết Liên Trương hay còn ai đó nữa cũng đã vẽ như thế.”

Và thấy giống nhau mà kết luận là “nhái” hay “đạo” hay “ăn cắp”… là chưa chắc đúng, mặc dù ở đời, thường là hay đúng.

Với tranh như của anh Tuấn và chị Liên Truơng thì đặc biệt. Nếu anh Tuấn hay chị Liên Truơng thay đổi đề tài, ví dụ vẽ một loạt người trong không gian tùy ý, tả thực, nhưng người nào trong tranh cũng quay lưng lại, thì kể cả tôi hay ai đó cùng vẽ, khi xem tranh sẽ thấy là như bị bắt chước của nhau.

Đây cũng là một trường hợp khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và để làm kinh nghiệm cho việc chọn phương thức sáng tác.

Vậy thì chúng ta chỉ có thể kết luận là hai người có sự trùng hợp một cách hiếm hoi. Đó là kết luận từ địa vị của chúng ta. Còn chỉ có anh Tuấn hay chị Liên Trương mới có thể đưa ra lời chứng thực về động cơ họ vẽ tranh như thế nào. Và tôi sẽ hoàn toàn tin những gì anh chị ấy nói, vì với tôi họ là những người chân thực.

Suy từ riêng tôi, tôi cố gắng xem mỗi khi có thể, nhưng cũng không thể nào biết hết được trong thiên hạ có những ai, vẽ gì. Mọi người với hoàn cảnh, điều kiện khác nhau mà nhận biết học hỏi khác nhau. Chỉ cần đừng coi khinh và tự mãn hay gian lận.

Với những gì cho đến hiện giờ tôi biết về anh Tuấn, thì tôi tin anh ấy không coi khinh, không tự mãn và không gian lận.

Nhưng khi bị giống nhau thế này, thì anh Tuấn là người chịu thiệt vì xuất hiện sau. Vậy thì đó là thử thách lớn cho những quyết định của anh ấy sau này cũng như đòi hỏi bản lãnh của anh ấy.

Đó là thiệt thòi và thử thách với công chúng thôi, còn với tôi và tranh của anh ấy thì không ảnh hưởng gì, vì tôi có niềm tin của tôi.

Khi chúng ta tin thì không phải chỉ đơn thuần bằng logic và lý trí làm ta tin, mà còn bằng cả phần không diễn giải nổi của trái tim. Khi lớn lên tôi thường được nghe thấy người khác khuyên dạy rằng không được dễ tin và hãy tỉnh táo. Nhưng chúng ta vẫn không tránh khỏi bị lừa bằng cách này hay cách khác. Tôi thấy rằng tỉnh táo quá cũng không phải là hay, nó làm tâm hồn ngày thêm khô khan và ít rung cảm. Đằng nào cũng bị lừa ít nhiều, vậy thì tôi thích được tin nếu có gì làm tôi tin. Tôi sẽ thấy buồn khi bị lừa nhưng tôi không ân hận vì đã tin, nỗi buồn ấy rất có ý nghĩa. Khi tỉnh táo tôi có thể giữ được tiền hay quyền lực, nhưng khi tôi dễ tin, thậm chí tin mù quáng và dại dột, tôi được lợi về tình. Và tình thì gần với nghệ thuật hơn là tiền hay quyền lực. Người có ý lừa dối sẽ bị thiệt thòi chứ không phải người bị lừa.

Nếu ai dám tin như vậy, thì tôi xin mời hãy thưởng thức tranh anh Nguyễn Thái Tuấn, cứ cho là anh ấy lừa dối chúng ta mà chúng ta không biết, thế thì chúng ta được xem thấy tranh đẹp; còn nếu ta thấy không đẹp thì không xem nữa mà không bị ai túm lại. Cái được xem tranh đẹp này không ai có thể lấy đi được. Bạn cũng hãy tin nếu anh Tuấn dám lừa chúng ta, chắc chắn Chúa sẽ cử một ông rất dữ tợn ra xử tội anh ấy trong ngày phán xét. Đồng thời Chúa cũng không hề tước đoạt những tình cảm bạn có được từ việc thưởng thức tranh anh Tuấn. Nhân danh Chúa tôi dám bảo đảm về điều đó.

Khi chúng ta cùng xem tranh anh Tuấn, thì có người thích, rất thích, không thích, rất không thích, tất cả đều được trân trọng, vì đây là điều kỳ diệu mà tạo hóa nặn nên trái tim chúng ta. Điều này nữa cũng được Thượng đế “guarantee”.

Nhưng có điều không được Thượng đế guarantee là chúng ta xem tranh bằng mặc cảm, định kiến, thậm chí bằng ác cảm. Thế thì chúng ta chỉ xem thấy được mỗi một phần rất nhỏ trong tranh mà chưa chắc đã là thực, đó là: ôi sao tranh giống của Liên Truơng thế nhỉ! Và thay vì trái tim, mà cái đầu chúng ta vọng lên từng hồi cái ám ảnh đó, chúng ta chỉ còn bận rộn với điều đó mà không cả nhận ra là: chỉ là giống thôi kia mà!

Nếu giống đến 99,99999999999… % thì cũng chưa đến phần chúng ta lo toan. Còn một phần dù nhỏ xíu mà không phải thì chúng ta cũng không biết được. Vụ đó là của Thượng đế, thế thì ta không nên cướp quyền Thượng đế trong chuyện ấy.

Quyền bất khả xâm phạm của chúng ta là: chỉ còn lại mỗi ta và bức tranh. Lúc này Thượng đế, anh Tuấn, Liên Trương, đều bị gạt ra ngoài, chỉ còn lại ta với tất cả bức tranh, bức tranh với tất cả ta. Và ngược lại, chúng ta bỏ lỡ điều thiêng liêng này bằng cách tự mình là Thượng đế, phán xét đủ chuyện về anh Tuấn và Liên Trương và về những gì khác nữa nhưng đều là cái bóng của bức tranh chứ không phải bức tranh.

Giả sử một tỷ năm nữa, mọi thứ phai mòn, chẳng may còn mỗi bức tranh không đầu của anh Tuấn không hiểu vì lý do gì vẫn còn tồn tại, người thời ấy phủi bụi đi xem thấy đẹp quá! Thế là họ vui mừng chiêm ngưỡng, liền bị chúng ta trên thiên đường ngó xuống cười cho một trận là cái bọn thật ngờ ngệch, thật không biết gì đến scandal của nó một tỷ năm về trước!

Nhân đây tôi cũng bàn thêm về việc nhái tranh, chép tranh.

Sao chúng ta ghét việc đó đến vậy? Nghĩa là tôi hỏi: sao đến tận nhường ấy, nhường này?
Nghĩa là tôi muốn hỏi: ghét bớt xuống một chút được không?

Vì: Trong xã hội Việt nam, còn nhiều điều tệ mạt hơn thế trong đạo đức. Những người nhái tranh, chép tranh còn lương thiện hơn rất nhiều người nếu chúng ta nhìn kỹ một chút. Và đôi khi họ còn lương thiện hơn chính chúng ta, người đang hùng dũng phê phán nạn nhái và chép. Tôi đưa ra ví dụ rất nhỏ thôi là: giả sử ta là giáo sư hay nhà phê bình hay học giả, văn nghệ sỹ…đã và đang nhận đồng lương của đất nước này, thì bằng tri thức và văn hóa, ta hãy xét xem có chắc đó là ta đã nhận đồng lương một cách lương thiện không? Tôi nhấn mạnh nữa: “Có chắc không?” Người chép tranh có thể không phải danh giá, nhưng ít nhất người ta tự làm và nuôi nấng những người thân của họ.

Và tôi thử đưa ra một giả thiết rằng: chúng ta hoàn toàn để mặc nhiên ai biết vẽ cứ vẽ, thích gì vẽ nấy, vẽ tranh mình nghĩ ra, không nghĩ ra mà lại thích chép tranh người khác thì chép, người khác chép lại cái mình chép của người khác thì cũng được. Vẽ chép thoải mái không ai cấm ai. Chỉ cần vẽ, chép, nhái thật đẹp; không đẹp người ta không thích, thế thôi. Thế thì xã hội rất nhiều tranh và chẳng mấy chốc rất nhiều tranh đẹp, cả sáng tác lẫn nhái, chép. Mua bán cũng tự do, sòng phẳng không sợ bị chê là mua phải tranh nhái mà buồn, mà thấy ưng tranh nào thì thuận mua vừa bán.

Nếu cảnh tượng như thế thì tôi thấy, đâu có gì tệ hại hơn cảnh tượng căng thẳng xem tranh, mà cứ xem có phải bị lừa không như hiện nay. Và khi phát hiện ra dấu hiệu nhái thì la to hơn là phát hiện thấy bức tranh đẹp!

Chúng ta có chắc là đi xem nghệ thuật không? Hay là chúng ta là những công an đi bắt gián điệp nghệ thuật?

Vậy nên tôi nghiêng về thái độ thưởng thức nghệ thuật với trái tim và thậm chí đến nỗi mù quáng, có sao đâu. Người đời và nghệ sỹ có thể lừa chúng ta nhưng nghệ thuật không lừa chúng ta. Với nghệ thuật chúng ta hãy trở nên bồng bột và ngây thơ. Bọn nghệ sỹ dã tâm lừa chúng ta nhưng lại chẳng khác nào chồn ỉa ra café, chúng ta có café ngon mà không ảnh hưởng gì đến thời cuộc.

Khi ta xem tranh bằng thái độ duy ý chí và trái tim được đội mũ bảo hiểm cho khỏi tan vỡ bởi thời đại “tranh nhái ở Việt nam đã tràn lan” này thì liền thấy giận quá! Như quí ông hay quí bà Lý Chuồn Chuồn nói là “căn bệnh trầm kha” và khuyên rằng: “Tôi nghĩ các bạn phải mạnh tay chữa trị bằng cách lấy độc trị độc, dù biết là đau,nhưng các bạn cứ phang mạnh tay vào nếu phát hiện Đại Họa Gia nào nhái tranh của người khác, có như vậy các họa sĩ ta mới chịu động não mà tìm một lối đi cho mình”.

Tôi thấy như thế có gì đó gần với du côn.

Văn hóa là một danh từ, du côn cũng là một danh từ. Nhưng trong văn hóa Việt Nam hôm nay hai danh từ này có thể ghép lại thành một từ là: “văn hóa du côn”. Đòi nợ cũng dùng du côn, các đại gia cũng dùng du côn, thù nhà báo cũng dùng du côn, dẹp người cũng bằng du côn, các vị trí thức có khi cũng dùng du côn đi nói chuyện… thôi thì nhiều thứ du côn giải quyết lắm. Và hầu như du côn giải quyết rất được việc.

Cái gì mà “lấy độc trị độc”? Nếu biết là tranh nhái mà không thích thì không mua, không xem chứ sao lại “trị” mà “trị độc” nữa. Hãy để cho người ta làm ăn chứ! Nhái tranh hay chép tranh có phải phi pháp đâu? Trong thiên hạ còn nhiều nghệ thuật không nhái kia mà.

Người nước ngoài họ không mua tranh nhái thì ai đó cứ việc vẽ tranh không nhái mời họ mua. À họ nói vì các anh có những con sâu làm rầu nồi canh nên chúng tôi không mua cả tranh thật này nữa. Thế thì bọn nhái tranh đúng là tội đồ rồi đúng không? Thế thì phải trị độc bọn nó là đúng rồi phải không? Thế thì từ văn hóa nghệ thuật mà du côn hóa nghệ thuật rồi đúng không?

Tôi không cổ võ nhái tranh, nhưng cũng xin đừng trị tội nhái tranh.

Nhái tranh có thể không ra tiền, nhưng có thể ra tiền, nhưng có thể còn điều hay nữa.
Đó là cả một sự học hành tích cực trong đó. Vừa nhái vừa sợ mới là đáng sợ. Còn để cho người ta đàng hoàng nhái trong đam mê thì đó là những bài học rất tốt. Sản phẩm tranh nhái trong đam mê sẽ có nhiều sản phẩm rất đẹp và đã đẹp ắt quyến rũ người ta theo cách của nó. Còn sản phẩm nhái xấu cũng để cho người ta có kinh nghiệm và cơ hội cái khác sẽ đẹp hơn. Tôi không có tài sáng tác mà tôi có tài nhái đây, bán rẻ hơn, thì có người ta ưng thuận là tốt đẹp đấy chứ. Còn hơn thì giờ sức khỏe ấy để làm gi? Nhỡ đâu nhàn cư vi bất thiện thì khổ mình lại khổ cả gia đình. Xã hội ta nhiều du côn cũng vì nhiều thanh niên chẳng biết làm gì. Kể ra anh hùng đầu gấu mà biết vẽ tranh, hay nhái tranh cũng được, thì lại hay biết bao!

Họa sỹ mà đi nhái tranh để thế giới không mua cho thì là ngu. Mà ngu thì dạy người ta chứ “trị” cái gì? À hay “trị” ấy là dạy? Là yêu cho roi vọt, ghét cho nghọt ngào? Đấy là cách các cụ dạy chúng ta không biết từ đời nào đến nay. Mà tôi nhận thấy cách này không thành công. Người Việt bị đánh quá nhiều roi vọt. Chỉ từ thời cách mạng tới nay đã bị đánh bầm dập biết bao lần. bị đánh cải cách, bị đánh nhân văn, bị đánh tư sản, bị đánh hữu khuynh… rồi bây giờ bị du côn đánh nữa! Hỏi đánh đến bao giờ thì nên người đây? Nếu dạy kiểu ấy mà đúng thì bây giờ Việt Nam phải sánh vai cường quốc năm châu rồi chứ.

Hãy cho thêm nuông chiều bọn nghệ sỹ đi, hãy thử để cho bọn nó hư một chút đi, đừng đánh hoặc đánh nhẹ tay hơn đi, tôi nài xin đó.

Sợ nhái vì nhái là không chân thật đúng không? Có khi chúng ta đang sợ cái gì đó tương đồng trong sâu thẳm của chúng ta, mà chúng ta không yên tĩnh đủ để cảm thấy. Chân thành nó thực sự là như thế nào nhỉ? Có chắc là mình đã thật chân thành chưa? Có thể mình cũng không và chưa được chân thành lắm thì sao? Những nghi vấn ấy tôi nghĩ là rất cần thiết để người ta dùng tri thức nói chuyện văn hóa. Một chi tiết nhỏ của quý ông hay quí bà Lý Chuồn Chuồn mà tôi “soi” thấy trong comment của quý ông hay quí bà Lý Chuồn Chuồn ở cuối bài, đề là: “Lý Chuồn Chuồn Mùa Thu Paris” khiến tôi có những nghi vấn trên. Mùa thu Paris tôi đoán rằng rất đẹp và tao nhã, xin hãy gửi cho Việt nam một chút thanh tao ấy.


21:26 Friday,18.11.2011

Đăng bởi:  xuân bình

xem một số bức không đầu của TT lại nhớ cái điêu khắc mà F. Kafka ngồi trên một cái véc của Jaroslav Róna ở Praha.

19:36 Thursday,17.11.2011

Đăng bởi:  Ớt

Túm lại ý của bác Lý Đợi là cái bình thì của Liên Trương nhưng mờ rượu trong bình thì của nhà bác Ng thái Tuấn nấu bằng men tầu. hố hố ...

18:49 Thursday,17.11.2011

Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN

Bác Lý Đợi ơi,
của đáng tội,
làng tôi
ai xem loạt “Tranh Đen” hàng chăm bức của NGUYỄN Thái Tuấn cũng rất bối rối,
bởi nhớ ngay tới
nữ sĩ Liên Trương, nhà hoạt-động-có-thể-chưa-cách-mạng nhưng cùng thời,
trước đó đã cho ra đời
cụm tác phẩm “Gia đình Ngồi”…
thế cho nên dân làng mới thầm hỏi:
- NGUYỄN Thái Tuấn một khi dám cách mạng dù cách mạng trong nghệ thuật - rồi
thì “sợ bố gì thằng Tây” mà ngại ngần chưa mở miệng nói
rằng: “của Xê-za thì trả lại cho Xê-za” đấy - thế thôi,
còn của NGUYỄN Thái Tuấn cái gì quý NGUYỄN Thái Tuấn giữ nhé – đừng đòi,
đừng có ai phản đối”.

Bác Lý ơi ! Anh NGUYỄN ơi !
ngày xưa làm cách mệnh xã hội
hảo hán du du nội ngoại giới
tầm sư gạo cội
được thầy giỏi rồi
xưng danh ngay là học trò nhỏ - trời ơi hồ hởi
tự hào quá - việc gì phải nín lời?
(dân-chơi-sợ-gì-mưa-rơi !)
từ mác-xít tam-dân rồi xít-ta-lin-nít mao-ít cải tiến bở cả hơi
tai vương vạ vướng cũng lắm phen tơi bời
nhưng không nề hà vận mưu dụng ý của người
ẵm về làng cơi nới
miễn chánh niệm thiện tâm tấn tới
chưa thành công cũng thành nhân - chả vội…


Với lại – thêm một lần cám ơn - bác Lý Đợi
nhắc chúng tôi
và NGUYỄN Thái Tuấn nữa - người đương thời
kinh Vệ Đà xưa sẵn có lời:
“không có gì mới dưới mặt trời ...”

22:51 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  CÓ THẤY GÌ DÂU

BẠN NGƯỜI NHÁI NÓI: BXP nhái ông "Albert Marquet", mình có thấy giống gì đâu, bạn thấy NHÁI ở đâu chỉ giúp mình ngen

20:23 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  người nhái

Xét về sự nhái thì danh họa Bùi Xuân Phái của ta là "nhái sĩ" hàng đầu. Không tin, cứ google "Albert Marquet" biết ngay. Khác, chỉ ở đề tài, chứ từ bút pháp đến bảng màu nhái i choang!...

18:40 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  nguyễn thái nhái

Theo tôi, tranh luận mãi mà chủ nhân của triển lãm này không lên tiếng thì biết rùi các bạn ah. Hãy để chính tòa án lương tâm phán xét... bỉ ổi hay tư tưởng lớn gặp nhau thì chính chủ nhân người ta biết....còn với tôi: những nghệ sĩ như thế này sẽ không đi được xa hoặc nếu đi được xa thì chỉ có thể xa bằng TIỀN: TÔI mong nền nghệ thuật Việt Nam sẽ không còn trò 1 nhóm chơi với nhau thì phải bảo vệ nhau dù nghệ thuật của cá nhân đó là hàng CÓC, NHÁI.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN

15:29 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Hoàng Ngọc-Tuấn

Lúc 1:23 Wednesday,16.11.2011, "Lý chuồn chuồn" đã viết ra những điều không đúng sự thật, nguyên văn như sau:

"Nguyễn Thái Tuấn là sản phẩm do nhóm Tiền Vệ nặn ra và nuôi dưỡng. Thái Tuấn đã được nhóm nầy sắp đặt đầy đủ điều kiện để sang Úc ở mấy tháng để vẽ, vẽ xong thì những Việt Kiều nầy đã mua phần lớn tranh của Nguyễn Thái Tuấn. Sau thời gian ở Úc và hấp thu đầy đủ tinh thần của các chính trị gia salon, trở về Việt Nam, Tuấn đã thay đổi hoàn toàn bút pháp mà suốt hơn 10 năm Tuấn đã trung thành theo đuổi. Vì vậy nên Tuấn phải được bảo vệ bởi những người đã nặn ra Tuấn."

Những điều trên hoàn toàn không đúng sự thật, vì:

1/ Nguyễn Thái Tuấn đã là họa sĩ thành danh nhiều năm trước khi gửi tác phẩm đăng trên Tiền Vệ.

2/ Nguyễn Thái Tuấn sang Úc không phải do Tiền Vệ bảo trợ, mà do chính phủ Úc mời và tài trợ.

3/ Nguyễn Thái Tuấn chỉ sang Úc triển lãm tranh có mấy tuần, chứ không phải là mấy tháng.

4/ Khi sang Úc, Nguyễn Thái Tuấn ở tại một ngôi nhà dành cho nghệ sĩ, do chính phủ Úc cho tạm trú. Anh ta chỉ có vừa đủ thời gian để làm việc và tiếp xúc với giới họa sĩ Úc, chứ không hề có thời gian để "hấp thu đầy đủ tinh thần của các chính trị gia salon".

Kết luận: Những thông tin do người ký tên "Lý Chuồn Chuồn" đưa ra trên đây là hoàn toàn sai sự thật. Đưa ra như thế thì có ý đồ gì khác, hay rõ ràng chỉ là ý đồ gán ghép chính trị theo kiểu chụp mũ?

9:10 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Lý Đợi, bọn mình cũng sửa lại thành "Nguyễn Thái Tuấn" trong một số bài rồi.

8:37 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn – mong soi đăng…

Soi tách cmt này đăng thành bài cho tiện theo dõi nhé: "Nguyễn Thái Tuấn: Màu của tâm trạng
Lý chuồn chuồn - 2011-11-16:"

8:34 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Lý Đợi

Xin chào cộng đồng còm,
Tôi rất cảm kích và biết ơn trước tất cả những cách bày tỏ quan điểm riêng của từng người. Tôi sẽ không đôi co để chứng minh ai đúng ai sai, vì quan điểm của tôi đã đưa ra rồi. Chỉ xin nhắc một điều nhỏ nhoi, hãy viết đầy đủ tên của họa sĩ là "Nguyễn Thái Tuấn", đừng viết "Thái Tuấn" (1918-2007), kẻo sai địa chỉ và tội nghiệp người đã mất.

Lý Đợi

8:02 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn bác Lý Đợi
gởi cho độc giả trang Soi
một bài viết chất chứa nhiều ngẫm ngợi
về nhà cách mạng mới.
Vâng, chắc chắn rồi
họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn - người
trong bối cảnh tinh thần chủ nghĩa hậu hiện đại chi phối
dám cách mạng - dù cách mạng trong nghệ thuật - với
“màu của tâm trạng” bời bời.

Không màng “vắt kiệt cảm xúc” chìm nổi
hoạ sĩ chỉ dùng “cái đầu nhận thức” “để “bày tỏ ý niệm về thời”...
và ““tái tạo” những ý niệm đã có trước đó bằng nội giới”...
“tỏ bày thái độ sống”, “ghi chép lịch sử,” cất “tiếng nói
phản tư và phản biện của người trí thức… Chính vì vậy, mà có thể nói
không ngoa, sau vài chục năm nữa, những tác phẩm này chính là ký ức của thời…”
Những tác phẩm riêng giới,
rất nổi trội,
“trực chỉ nhân tâm” lập ngôn tỏ bày những giá trị có thể không hoàn toàn mới,
mà thật dữ dội…

1:29 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  the same

Không còn gì để bàn với thể loại tranh THÁI TUẤN.
Tôi quá tâm đắc với ý kiến của Anh hùng Núp.

1:23 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Lý chuồn chuồn

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là người mới chú ý đến tranh Việt Nam từ vài năm nay, và cũng mới biết SOI qua một anh bạn, nhân ngày chủ nhật trời mưa tại một quán cafe ở quận 13. Tôi vào Soi giữa lúc ầm ỉ chuyện Phái-Phương. Sau đó vì thấy thiên hạ dùng Soi để chửi nhau quá nên cũng hơi mệt, tạm xa Soi.

Nay vào lại, tôi nghe mấy đại họa gia và quý phê bình gia râm ran về chuyện tranh của Nguyễn Thái Tuấn giống tranh của cô Liên Trương, mà qua hình ảnh đối chứng thì thấy cà hai dều vẽ không đầu cả, vậy thì theo con mắt của người mới biết xem tranh như tôi, tôi thấy hai họa sĩ vẽ giống nhau, cũng trong phòng có bàn ghế, cũng quần áo kẻ Tây, người Ta, vậy thì đơn giàn mà suy ra ai vẽ sau là bắt chước người vẽ trước, vì trên thế giới nầy thiếu gì thứ đề vẽ, chứ đâu phải chỉ có bàn ghế và không đầu v..v.. giống nhau như vậy mới nói lên được ý tưởng của họa sĩ, mà là theo Hoàng Ngọc Tuấn, tranh ẩn chứa một ý nghĩa chính trị sâu sắc mới ghê chứ! Vậy thì nếu không vẽ như tranh Liên Trương thì Nguyễn Thái Tuấn không biết dùng hình tượng gì khác để nói lên quan điểm hoặc chính kiến của mình sao? Nguyễn Thái Tuấn đã bị đàn anh coi thường quá. Mà phàm đã là một nghệ sĩ thực thụ (theo tôi nghĩ) thì họ là những người rất tự trọng, nên không dể gì chịu vẽ theo tranh của người khác.

Nhưng rất tiếc là quãng thời gian qua, tôi thấy chuyện họa sĩ Việt Nam cho ra đời những đứa con lai nhiều quá. Mà giai đoạn gần đây thì con lai chệt khá nhiều. Biết rằng trong hội họa, muốn có một con đường riêng không dễ, nhưng không phải vì vậy mà cứ bê của người ta làm cái của mình. Hay là họa sĩ Việt Nam chỉ cần vẽ sao để bán được tranh mà thôi?

Trở lại chuyện tranh Nguyễn Thái Tuấn, có vài người nhảy vào bênh vực không công, nhưng có mục đích.

Hoàng Ngọc Tuấn, theo sự hiểu biết của tôi, là một người có thật, phong độ và tài hoa. Hoàng Ngọc Tuấn hơn ai hết hiểu tranh Thái Tuấn ẩn chứa đậm nét màu sắc chính trị, vì Nguyễn Thái Tuấn là sản phẩm do nhóm Tiền Vệ nặn ra và nuôi dưỡng. Thái Tuấn đã được nhóm nầy sắp đặt đầy đủ điều kiện để sang Úc ở mấy tháng để vẽ, vẽ xong thì những Việt Kiều nầy đã mua phần lớn tranh của Nguyễn Thái Tuấn. Sau thời gian ở Úc và hấp thu đầy đủ tinh thần của các chính trị gia salon, trở về Việt Nam, Tuấn đã thay đổi hoàn toàn bút pháp mà suốt hơn 10 năm Tuấn đã trung thành theo đuổi. Vì vậy nên Tuấn phải được bảo vệ bởi những người đã nặn ra Tuấn. Vậy có ai còn thắc mắc gì về Thái Tuấn và Hoàng Ngọc Tuấn nữa không? Nếu ngược lại may mắn tranh của Nguyễn Thái Tuấn được đem ra triển lãm trước thì Nguyễn Thái Tuấn và các đồng chí của Nguyễn Thái Tuấn hẳn đã cười khảy và ồn ào, lao nhao rằng con bé nào nhái tranh Nguyễn Thái Tuấn, đánh bỏ bu nó đi cho nó chừa, phải không Lý Đợi?

Nếu còn có chút tự trọng, Nguyễn Thái Tuấn nên thu hồi loạt tranh nầy về, và vẽ cái khác hoành tráng hơn, bằng cái gì của mình có, đừng a dua theo các lý sự cùn mà bảo rằng chúng nó la ó ghê quá vì chúng nó thấy tôi bán được tranh nên chúng nó ganh tị, nên nhớ rằng ở Việt Nam, tôi biết rất nhiều triệu phú dollar do bán tranh mà có thấy ai ganh tị với họ đâu? Nguyễn Thái Tuấn nên tôn trọng những ý kiến phản hồi của dư luận làm cho mình được tốt hơn,và đừng làm công cụ cho một phe phái nào. Một Mỹ Lệ Thi còn đó vì đi ngược lại ý đồ của thế lực quá khích mà người ta sẳn sàng làm áp lực để cô nầy mất việc làm, đồng nghĩa là mất đất sống ở xứ lạ quê người. Những ông chính trị gia salon nầy, thân dài vai rộng đã hợp lực để đánh te tua một phụ nữ đang nuôi con dại, thật là một chiến thắng vô cùng vẻ vang.

Chuyện tranh nhái ở Việt Nam đã tràn lan, vì vậy nên tôi đã từng chứng kiến tranh Việt Nam bị các nhà chuyên môn thẩm định tranh của thế giới không quan tâm như đã quan tâm và ưu ái tranh của các họa sĩ cùng thời trong khu vực.Vậy để chữa trị căn bệnh nhái trầm kha nầy, tôi nghĩ các bạn phải mạnh tay chữa trị bằng cách lấy độc trị độc, dù biết là đau,nhưng các bạn cứ phang mạnh tay vào nếu phát hiện Đại Họa Gia nào nhái tranh của người khác, có như vậy các họa sĩ ta mới chịu động não mà tìm một lối đi cho mình. Và không nên biện minh bởi một ý nghĩa cao siêu nào cả, theo kiểu tôi vẽ giống nó nhưng tôi có ý tưởng cao siêu hơn nó v... v...

Chuyện các họa sỉ ảnh hưởng phong cách của các họa sĩ đi trước thì không hiếm, nhưng chuyện thấy tranh của người nầy vẽ như vậy bán được khá nhiều thì người kia cũng nhái theo để bán thì tồi tệ quá, người tự trọng không ai làm như vậy .

Lý Chuồn Chuồn Mùa Thu Paris

1:03 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  ạctít còi

triển lãm này của anh Tuấn mà diễn ra sớm hơn vụ gallery Cactus thì khéo bạn Huy Thông lại có 1 bài ''lệch mặt tranh đương đại việt nam''.
Tớ không hoàn toàn nghĩ anh Tuấn nhái phong cách, bởi suy cho cùng thì thời buổi này 'những gì mình mới nghĩ ra, 3000 năm trước người ta nghĩ rồi'.
Trên con đường đi có mấy ai đạp đá phá rừng để vỗ ngực tự xưng mình đã tìm được con đường chân lý mới?!
Chuyện giống và khác tất đã là lẽ thường, công việc của 1 hoạ sĩ là chặng đường lao động còn lại phía sau chứ đâu hẳn chỉ từ lúc triển lãm trở về trước đó.
Nếu cứ tiếp tục theo đuổi con đường này về sau biết đâu anh Tuấn còn làm được nhiều điều hay hơn bác Liên Trương, há có phải như Egon Schiele học trò của Klim vang danh đó sao?!
Hoạ sĩ còn sống, còn vẽ (dù là con đường đã từng có người đi qua) mà nếu ái ngại thì họa sĩ học trò sẽ phải chuyển sang kiến trúc mà học để kế thừa cho lành mạnh mất thôi..

22:38 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  le cong hieu

Trước hết xin chúc mừng triễn lãm Sự thiếu vắng tràn đầy của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn, một người con của vùng đất lửa Quảng Trị. Đọc bài viết của Lý Đợi tôi cũng như đọc giả quen thuộc của Soi thấy anh đao to múa lớn quá, dường như chỉ có tác giả mới nhìn thấy được sự sáng tạo đột phá mà theo anh là lập ngôn lập ý của Thái Tuấn. Dường như anh trích dẫn để cho mọi người thấy mình có vẻ am hiểu về lịch sử, văn học, triết học từ cổ chí kim, từ tây sang đông.
Xem tác phẩm Không đề =13 làm tôi nhớ đến tác phẩm Vui hỷ của họa sĩ Thân Văn Huy ở làng Thanh Tiên, Phú Mậu, TT-Huế. Festival Huế 2010, trong triễn lãm của họa sĩ Huy có bức Vui Hỷ cũng giống như phong cách của Nguyễn Thái Tuấn, bức này được ông vẽ cũng cách đây 7 năm rồi. Số di động của họa sĩ Huy 0985846343 để Lý Đợi có thể liên lạc thẫm định hoặc viết bài cho Soi cũng lý thú lắm.

22:17 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  thợ vẽ sài thành

tại sao lại phải vất vả bảo vệ một sự sao chép như thế?

21:55 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  quydalat

đọc qua tý (lý) đã ngửi thấy hơi hám của một sự mặc cả, đổ thừa, cứu vãn, la lối... Đợi ơi là đợi!!!

20:25 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  ANH HÙNG NÚP

Nghệ sỹ ĐƯƠNG ĐẠI huy thông thân mến. Tôi nghĩ rằng làm chính trị một cách thẳng thắn và trung thực thì rất được nhiều người biết và mến mộ (đơn cử như tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện. Tôi ngưỡng mộ anh ý). Tôi không nghĩ rằng những nghệ sỹ đi COPY tranh người khác mà đưa ra thông điệp về CHÍNH TRỊ thì tôi và bạn tôi quá thất vọng.
Xin hỏi NGHỆ SỸ ĐƯƠNG ĐẠI phạm huy thông hiểu, biết gì? về Liên Trương và Thái Tuấn?????
Về nhà phê bình nghệ thuật đương đại Lý Đợi tôi rất cảm phục sự đồng cảm và hiểu về nghệ sỹ Thái Tuấn thông qua bài viết và nhận định về một nghệ sỹ của anh thông qua thời gian RẤT DÀI mà anh đã trao đỗi với nghệ sỹ Thái Tuấn :)

19:32 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

Mà cũng cần gì phải viết chứ, các cụ nhà ta có câu "trăm nghe không bằng mắt thấy". Thái Tuấn không phải nhái lại tranh, mà style tranh quá giống của Liên Trương. Ai cũng nhận ra điều đó. Một bộ quần áo không đầu. Cái đó chính là yếu tố mấu chốt của vấn đề. Còn quần áo như thế nào thì mỗi người nghĩ một kiểu tuỳ theo cảm xúc. Ví dụ như tôi vẽ một bộ quần áo công an giao thông không đầu, hay vị luật sư không đầu, chắc chắn Thái Tuấn sẽ nghĩ tôi ăn cắp phong cách. Nhưng tôi cãi cố. Thái Tuấn vẽ tội phạm không đầu, còn tôi vẽ công an không đầu mà, và hàng ngàn năm nay có hàng trăm nghệ sĩ vẽ không đầu. Bó tay. Giống kiểu Liên Trương vẽ đồ nội thất mới, còn Thái Tuấn vẽ nội thất đồ cổ với nhưng người không đầu trong không gian. Khác nhau thế còn gì?

17:22 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  cliemart

1-Bài viết trên của Lý Đợi cũng chỉ dùng ngôn ngữ "đao to búa lớn" để "bảo vệ" cho sự việc bị nhiều người bàn tán về... "người không đầu" mà thôi.
2-Nếu giả sứ bài viết trên được nh người comments khen là "tâm đắc" hay "thuyết phục", thì phải chăng "công việc" của hội họa dễ dàng và ta nên "xem" một cách dễ dãi như thế?.
3-Nên chăng hs Thái Tuấn đích danh viết đôi lời để mọi người yêu thích hội họa được tỏ tường, bởi như Lý Đợi đã nói trong bài viết trên là: "Nguyễn Thái Tuấn đã khá vất vả với việc “dùng trí não” để lập ý và lập ngôn qua ngôn ngữ hội họa giá vẽ". Chứ bài viết của Lý Đợi- tác giả có nói là:"bài viết này hoàn toàn dựa vào chủ ý cá nhân" nên tôi nghĩ nó... không "chứng thực" gì mấy.

10:52 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  SAO THẾ NHỈ???

Chính vì :"... nếu có thể làm tốt người học trò ngoan, học trò giỏi… dù có chịu ảnh hưởng của thầy, của bạn!" thì trong statment phải ghi thêm câu này - Nhạc: LienTruong2006 Lời: Tuấn Thái2011

9:31 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… pop art

Một cách viết mạnh lạc, dễ hiểu và thuyết phục.
(Thừa kế và phát triển chính là quá trình tái tạo nâng tầm sang một giá trị mới).

8:35 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

nhưng mà nhìn lại liên tưởng đến tranh Liên Trương, tác giả cho đầu mọc lại đi:).

8:30 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

La Hán Phòng là ở đâu anh Lý Đợi ơi? Chả nhẽ nhà anh rộng thế, phải đặt tên cho các phòng?

8:27 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cực hay. Bài viết của anh Lý Đợi em thấy rất tâm đắc. Tại hôm qua có bạn Anh Hùng Núp nói "..đừng đem chuyện chính trị vớ vẩn vào đây." Em nghe bực lắm, chuyện chính trị mà vớ vẩn thì cái quái gì mới nghiêm túc đây. Nhưng không biết làm sao cãi với bạn ấy. Nay có bài viết của anh Lý Đợi, em cực khoái. Há há

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả