Bàn luận

Một di sản của chiến tranh: Tác phẩm nghệ thuật giả ở Việt Nam

  HÀ NỘI, Việt Nam – Ngay cả giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở đây cũng không biết có bao nhiêu bức họa và hiện vật nằm trong sự quản lý của ông là thật và có bao nhiêu được sao chép một cách cực kỳ tinh vi. Thế nhưng ông nói rằng ông […]

Ý kiến - Thảo luận

22:40 Tuesday,25.9.2012

Đăng bởi:  Trương Ngọc Thùy An

Tôi không phải là người trong nghề mỹ thuật nhưng gần đây đọc được một số bài mỹ thuật cảm thấy thích và tìm sách đọc tôi nhận ra một đều nhưng đều xin các bậc đàn anh giúp đỡ giải thích dùm:
1.Tại sao sách nghiên cứu mỹ thuật là loại sách rất hay có rất nhiều bài viết bỏ ích nhưng rất khó để cầm được cuốn sách đó đọc?sách làm ra không bán chỉ để các chuyên gia độc với nhau thôi.tôi đã gửi đơn xin rất nhiều lần mà không thấy phản hồi.
Sách nghiên cứu do viên nghiên cứu phát hành thì còn khó kiếm đọc hơn nhiều.Có muốn cũng vô vọng.Với một nền mình thuật tự hòa 4000 năm, nhưng muốn tìm hiểu nó chỉ còn là phế tích. Ngoài đọc sách ra để tìm hiểu thì không có cách nào, sách thì không phổ biến.
2. Tôi không biết đến khi nào mỹ thuật mới phát triễn, không biết đến khi nào các di tích mới không bị trùng tu một cách vô tình. Nếu không có một nền mỹ thuật phổ thông thì sẽ không bao giờ có nến mỹ thuật phát triễn.

21:07 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  IQ ABC

Mê bức em Thúy từ lâu, còn mong ngóng có ngày nhìn thấy "em".
Ấy thế mà, khi tới nhà em ở Nguyễn Thái Học mà hãi quá! Các bác nhà ta "trang điểm" cho em thật kinh. Nhìn vào, thấy "phấn son" còn ướt nhầy nhụa. Khâm phục mấy bác đã có công hiện đại hóa em.
Thành tâm chia buồn cùng cụ Cẩn ạ!

20:40 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  Thái Lai Đức Trần

Ở Việt Nam đến đạo đức cũng có đạo đức giả mà.

18:05 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Tranh giả vẫn chưa ghê mấy.

Làng TA còn có SỬ GIẢ, ANH HÙNG GIẢ, CHIẾN CÔNG GIẢ cơ

ạ !

17:45 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Chúng được mô phỏng rất tài tình – hay là thứ BIẾN THỂ, như tiếng Việt gọi những bức tranh được sao chép bởi chính tác giả của chúng..."

Zạ, tiếng Việt TA (thực ra là tiếng HÁN-VIỆT) gọi những bức/thứ được sao chép là SAO-Y-BẢN-CHÍNH

ạ !

(Nhưng bản sao phải có công chứng viên cộp dấu thì mới có zá trị

ạ !)

Tuy nhiên, zang hồ thì gọi loại hình "tối-tác" mà tác-zả sử zụng để sao chép lại tác-phẩm của chính Y/GÃ/THỊ là kiểu NHÂn-BẢN-VÔ-NHÂN-CÁCH

ạ !

15:12 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bài viết này quá cũ mất rồi. Từ thời anh Bình anh Tiệp còn tại vị. Có thể kết luận ngắn gọn thế này, các anh ấy và kể cả những người tiền nhiệm mới chỉ đạt trình độ của những "thủ kho lèm nhèm". Sau các anh ấy tình hình cũng không sáng sủa gì hơn đâu. Nếu có ai từng xem bức tranh bức tranh "Em Thúy" sau khi "phục chế" mới thấy kinh hãi về tài nghệ thẩm định của mấy bác "thủ kho" nhà mình. Việc "phục chế" hình như vẫn có chủ trương tiếp tục. Vẫn được các anh "thủ kho" mạnh dạn đề xuất phương pháp cũng như tìm chuyên gia phục chế khắp trong và ngoài nước. Ta cứ mạnh dạn chấp nhân một tương lai đen tối thế này đi: Bảo tàng Mỹ thuật VN sẽ là nơi lưu giữ phế thải của mỹ thuật Việt.
Bao giờ người Việt hình thành ý thức hưởng thụ văn hóa công cộng thì hãy nói đến bảo tàng. Bây giờ làm tốt ở khu vực tư nhân đã là may mắn lắm cho họa sĩ rồi.

9:37 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hai tháng trước khi bài báo này xuất hiện trên New York Times, một bài báo của Lê Thoa, ghi lại câu chuyện do hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Phúc kể, đăng trên Đất Việt, đã nói rõ chính bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi đã đầu têu chuyện chép tranh. Kết quả là có những bức tranh được chính tác giả của chúng chép lại tới hàng chục lần.

Xem:
http://www.baodatviet.vn/Home/vanhoa/Bao-tang-My-thuat-VN-khoi-mao-chuyen-chep-tranh/20095/41243.datviet

Khét tiếng nhất có lẽ là bức lụa “Chơi ô ăn quan” (1931) của Nguyễn Phan Chánh và bức sơn dầu “Hai thiếu nữ và em bé” (1944) của Tô Ngọc Vân, đồng thời có mặt tại sưu tập cố định của BTMT Việt Nam và BTMT châu Á ở Fukuoka (Nhật Bản), nhưng cho đến nay chưa có bảo tàng nào nhận bản của mình là copy cả. Xem:

http://faam.city.fukuoka.lg.jp/search/view.php?view=00002189

http://faam.city.fukuoka.lg.jp/cgi-bin/eng/collection/collection.cgi?cnid=0405241453201442

9:22 Tuesday,11.9.2012

Đăng bởi:  discuss

"Cô gái và chim": một sự kết hợp hoàn hảo giữa chủ đề và hình tượng.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả