Nghệ sĩ Việt Nam

Đại Giang và nghệ thuật
tranh đảo ngược (upsidedownism)

Chân dung Dan Smith với sơmi cà vạt nghiêm chỉnh nhưng đầu ngược xuống đất và mũ phớt đội trên cằm, hay vợ chồng ngồi trò chuyện âu yếm nhưng những cái đầu lại nằm ở tay hoặc chân… là những tác phẩm thuộc trường phái đảo ngược (upsidedownism) của họa sĩ Nguyễn Đại Giang. […]

Ý kiến - Thảo luận

16:43 Wednesday,20.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc


@N.N.Q

Thì đấy, đấy, chính là ý tôi đấy. Không phải giải Nobel xuất phát từ ý tưởng hối hận của người đã chế ra thuốc nổ (nguồn Google, Wikipedia..) mà những người đọat giải không xứng đáng, đúng không nào? Không ai bắt bạn phải tranh luận cả. Tôi cũng không cho Soi là bãi chiến trường vô nghĩa như bạn nói. Tôi học đuợc nhiều thứ ở ngay đây. À, bạn là họa sĩ à ? Thế thì tôi hiểu rồi!

Vâng vâng, tôi cũng biết cái thân tôi lắm. Nói gì dù đúng mà cứ lắm mồm người ta cũng không ưa. Tôi cũng vốn là đứa lì lì ít nói, không hiểu năm nay bị sao gì chiếu mà mắc bệnh cóc mở miệng. Có lẽ mình nên tịnh khẩu là hơn. Nói theo kiểu dân gian thì là câm mõm ý :-) Ok, trong khi chờ người đi tìm cuộn băng dính, mình nói thêm tí nữa :-)

Ngày xưa, mỗi khi có ai nói “Việt Nam nhà mày chỉ giỏi đánh đấm thôi”, mình liền chắp tay: mô Phật! thiện tai! thiện tai!.. Còn giờ nếu nghe ai nói vậy, chắc mình phải lảng ra chỗ khác, vừa chuồn vừa lẩm bẩm: ờ ờ, cũng có đánh, có đấm…

Mình cảm ơn tất cả các bạn đã vào Soi, viết bài, comment.. Mình không cảm ơn hộ Soi đâu nhé, mình cảm ơn cho bản thân thôi. Còn Soi thì chắc có lẽ sẽ cảm ơn cả những bạn không nói gì, chỉ lặng lẽ vào đọc, nghe, quan sát… Có lẽ, sắp tới mình cũng sẽ thuộc vào nhóm này. Ý mình là khi nào mình hết hạn lắm mồm ý :-)

Mình cũng đang cố gắng không mắc bệnh nghiện Soi, vì nói thực ngồi lâu với máy tính cũng không tốt cho sức khỏe. Mình cũng không còn trẻ như bạn gì tưởng tượng...,nhưng mình cũng dễ xúc động thật, các bạn nói thêm tí nữa là mình khóc đấy :-)

9:57 Wednesday,20.2.2013

Đăng bởi:  N.N.Q

Hihi, "Mở Ngoặc" thân mến,
Mình không ủng hộ bạn về rất nhiều vấn đề. Ví dụ như đoạn về Nobel bạn viết chẳng hạn: "...Vì tác giả của giải này là người đã chế ra thuốc nổ, gieo rắc cái chết cho bao nhiêu người.., ông còn bị báo chí gọi là “thần chết”… Cuối đời, ông ý đã viết di chúc để lại gia tài, những đồng tiền ông tích được nhờ những cái chết, những cảnh tan cửa nát nhà… để lập nên quỹ trao giải Nobel cho những người có đóng góp cho nhân loại sau này..." Bạn dùng một ví dụ sai rồi. Thuốc nổ cũng như điện, lửa nọc rắn,... và hàng nghìn, hàng triệu thứ con người đang sử dụng và rất cần thiết khác. Chúng có thể cứu người cũng có thể giết người. Vấn đề là mục đích của người sử dụng mà thôi. Phát minh của Nobel là để giúp con người và bây giờ chúng ta vẫn đang cần và đang sử dụng chúng. Ví dụ như, hiện nay, ở châu Âu họ chỉ cần dùng vài ngày hoặc vài tuần để cài thuốc nổ và 10 giây để phá sập một cách an toàn 1 tòa nhà rất lớn và vô cùng chắc chắn chứ không vất vả như ở VN :) Những kẻ  sử dụng phát minh của Nobel làm việc xấu không có nghĩa phát minh này là xấu. Bạn từng đọc về những kẻ sử dụng điện vào mục đích độc ác chưa? Rất người đã chết bởi điện, bị tra tấn dã man bởi điện nhưng không vì thế mà chúng ta bài trừ điện.
Tôi đã không phản đối vì tôi chỉ thích nói, thích đọc về nghệ thuật, nghệ sĩ, cũng như không muốn biến Soi thành bãi chiến trường vô nghĩa.
Vậy nên, "Mở Ngoặc" thân mến, tôi sẽ không tiếp tục tranh luận với bạn nữa đâu. Tôi cũng rất bận với việc (như bạn đã viết) "Bạn là họa sĩ, bạn chỉ nên vẽ thôi" của mình :)
Thật ra tôi không có thành kiến với bạn. Nói ra quan điểm của mình là tốt. Chỉ là qua cách hành văn và tư tưởng của bạn, tôi đoán bạn là người trẻ tuổi, sôi nổi, nhiệt huyết, quá dễ xúc động mà thôi :)
Thân mến.

20:40 Tuesday,19.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Chào bạn N.N.Q, mình không cố gắng hình dung bạn già hay trẻ, phân biệt gái hay trai, xúc động hay không... Nhưng bạn đóan mình trẻ là mình khóai bạn rồi :-) cái tính này chắc đến chết cũng không sửa được. Mình thì chỉ đọc ý kiến của bạn (và thông tin nếu có). Và mình lại còn nghĩ bạn đang qui chụp mình, hi hi :-) Bạn lôi mỗi cái câu ý ra, tức là bạn đồng ý với mình phần còn lại, nhé ;-)Ý mình chỉ đơn giản là Thông không nên dính vào những việc như thế chứ không phải bạn ý không cần phát triển kiến thức, nhé. Trời ơi, gì mà đao to búa lớn? giờ lại gán cho mình cả cái “người da đen thì chỉ làm nô lệ thôi”..! Bạn suy diễn khiếp thế thì mình sao dám thò mặt đến Châu Phi nữa :-) Trong khi đó, ý mình chỉ là Thông nên chú ý, có thể bạn đang là nạn nhân của một trò giật dây. Những người cung cấp thông tin cho bạn ấy có thực sự vô tư? Hay nhiều người trong đó đang ngồi rung đùi cuời khanh khách? Có làm sao người ta chỉ biết tên bạn ấy thôi, đúng không nào? Người khác thì không sao, nhưng Thông ở trong nghề, nên tránh những việc như thế.


Xã hội không hoan nghênh cạnh tranh trong nghề bằng bêu nhau (dù hình thức nào). Luật quảng cáo cũng không cho phép người ta nói xấu đối thủ, nên nhiều người vẫn tìm cách chơi qua kênh hàng xóm, êm dịu, an tòan, hiệu quả. Nhưng bạn ơi, đời cái gì có giá trị nó sẽ tự đứng vững với thời gian. Cái gì giả dối qua mắt người thì dễ, chứ qua mắt Trời sao nổi. Vậy đầu tư thời gian vào việc đó làm gì? Có thật sự quan trọng không?


Mình đã thầm mong khi mọi người đọc thông tin, sẽ nghĩ : à, ông họa sĩ đó, có giải này giải nọ à, người này người kia nói thế à, ờ thì biết vậy, để qua một bên. Nào, xem tranh ông này ra sao, hay dở chỗ nào..., nhưng ôi thôi, chỉ thấy đa số gà gáy thành Cổ Loa :-) Có bạn thì chỉ trích một đọan của ông Ruthie Tucker, rồi phán Xong! không biết bạn ấy có hiểu đọan trước và đọan sau ông ấy nói gì không? Còn bạn khác thì phán ông Giang bắt chước Baselitz, quả liều thật đấy, đến Baselitz còn không dám nói.


À vừa có bạn Lộn Nhào comment vào chuyên môn đấy. Mình đồng ý với bạn là tranh của Baselitz thì treo kiểu lộn ngược. Ông ý cũng nghĩ đến cách nhìn từ một chiều khác, nhưng mình thấy không đựoc tự do bằng tranh ông Giang. Tranh ông Giang bạn cứ đứng thẳng, nhìn bình thường, không cần lộn tranh hay lộn đầu mà vẫn thấy các chiều khác nhau. Đầu nhân vật cũng chả phụ thuộc vào cổ, mắt cũng không nhất thiết phải trên trán, tay chân cũng có vẻ ở vị trí vô lý... Nhưng nhìn tổng thể vẫn là nhân vật đó, không là một người khác (ví dụ bức Văn Cao và Trịnh Công Sơn, vẽ năm 2001)... Thông tin về họa sĩ này, báo chí, bình luận cả Việt Nam lẫn nước ngoài cũng viết nhiều, các bạn cứ tìm ở các nguồn khác nhau cho khách quan.
Chúng ta vào đây để chia sẻ là chính. Chả ai thắng thua gì ở đây hết. Chúng ta có chí chóe nhau một tí thì cũng như bọn con nít chơi một trò vui, học được gì thì học, không thì lúc khác học tiếp, chả có gì to tát. Ông Giang chắc chắn không phải là số 1 thế giới, ông ấy chỉ là một phần của thế giới, cũng như bạn và tôi. Nói thẳng ra, không phải tranh nào của ông tôi cũng thích. Nhưng tôi ủng hộ tư tưởng tự do, triết lý bao dung, hòa bình trong nghệ thuật của ông. Và cũng thích cách nhìn đa chiều trong tranh của ông.Tất nhiên, có thể bạn không thích. Thì đã làm sao?

17:27 Tuesday,19.2.2013

Đăng bởi:  admin


Giời Ơi thân mến,

Câu chuyện 1979 anh Đại Giang chạy vào đại sứ quán Trung Quốc chắc chắn là một câu chuyện dài, có lý do của nó, không đơn giản như bạn nghĩ.

Không nên vì nhân 17. 2 mà có thái độ như thế với Đại Giang. Còn nói như bạn, những người chạy vào sứ quán Mỹ, hoặc đi hẳn sang Mỹ, thì Soi cũng
không được nhắc sao? Hay các họa sĩ thời cả nước kháng chiến chống Pháp mà lại sang Pháp sống, thì Soi cũng không được đưa lên sao?

Sông có khúc, người có lúc, bạn có chắc từ nay đến hết đời mình, lúc nào bạn cũng như lúc nào không? Để cho mọi người sống với chứ!

Nói chuyện Tàu: chừng nào trong nhà chúng ta không còn một món đồ Tàu nào, khi đó hẵng vỗ ngực ta là người chống Tàu, bạn nhé.

13:01 Tuesday,19.2.2013

Đăng bởi:  N.N.Q

Mở Ngoặc ơi, chắc bạn còn rất trẻ và dễ xúc động.
Mình phản đối câu họa sĩ chỉ nên vẽ thôi của bạn. Đấy mới là qui chụp đấy bạn ạ. Không phải là bắt bẻ câu chữ đâu mà đấy là một quan niệm rất tiêu cực. Mình có cảm giác nó tương tự như câu "đàn bà chỉ nên nội trợ thôi" hay "người da đen chỉ nên làm nô lệ",.v.v. thời xưa. Bất kì trong việc gì, ngành nghề gì, hiểu biết về kiến thức hay kinh nghiệm xã hội,.v.v. càng sâu rộng đều làm cho sản phẩm có chiều sâu, có sự tinh tế hơn.
Thân mến.

19:49 Monday,18.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Bạn Tò Mò ơi, bạn muốn nói đến sự thật nào??? Sự thật là tôi thấy được sự khoái trá của một số bạn qua việc vạch vòi này. Sự thật là tôi thấy rằng trước thành quả của một ai đó, luôn có vài kẻ bĩu môi . Nó cũng na ná cái nụ cười nhếch mép nổi tiếng của Taylor Swift khi Adele lên nhận giải Quả Cầu Vàng năm rồi. Nói chung là chả mỹ thuật mấy!


Thái độ cay cú hơn thua không còn phù hợp với xu hướng mới của thế giới nữa. Ghét nhà giàu là một tâm lý dễ hiểu. Nhưng ghét tài năng, ghét những ai hơn mình là một tâm lý ngày càng trở nên khó hiểu. Nếu chúng ta không biết ơn người khác vì những gì họ làm được, nếu chúng ta không biết vui khi người khác thành công, chỉ thích thú khi thấy họ gặp nạn, thì quả là chúng ta đang step back đó. Quá khứ, hiện tại, tương lai luôn có sự liên kết. Nếu bạn không tôn trọng thầy bạn, chắc gì con bạn đã tôn trọng bạn? Chỉ vì thầy bạn lỡ bị tai nạn nào đó thì bạn sẽ phủ nhận toàn bộ những gì ông ấy làm cho bạn ư?


Những gì bạn dẫn ra tôi chưa thấy thuyết phục đâu. Tôi thấy IBC chả có vấn đề gì với chính phủ nước họ hay các nước khác. Còn vì sao website của Úc nêu thế? Sự thực là trên thế giới vẫn thường xảy ra sự bất đồng quan điểm trong cách làm việc giữa một số tổ chức. Người này thì cho đó là đúng, người kia lại không thấy vậy. Nói lừa đảo thì hơi quá. Vì nếu phạm pháp, nó không thể tồn tại được. Không phải vì đó là quan điểm của Úc mà bảo đó là chân lý cho cả thế giới. Cũng như hình ảnh con Rồng, ở phương Đông thì đó là quyền uy, vua chúa, may mắn..; nhưng ở phương Tây thì nó lại đại diện cho cái ác, cho cái xấu… Thế giới vẫn luôn tồn tại các quan điểm khác nhau. Ngay ở nhà bạn cũng vậy thôi, bạn cho là đúng, chắc gì vợ con bạn cũng nghĩ thế? Trên chính trường cũng vậy, một nước phủ quyết không có nghĩa các nước khác không bỏ phiếu thuận cho một quyết định.


Cái chi tiết bạn nêu chả có ý nghĩa mấy với tôi. Cũng có thể bác Giang là nạn nhân của vụ đó. Nhưng cái kiểu bạn làm khiến tôi nghĩ rằng bạn đang muốn gào lên : ôi cái ông họa sĩ này cũng thường thôi, có gì mà tự hào? Sách này của tố chức lừa đảo thôi mà… v v… Ngoài cái đó ra còn gì khác nữa không bạn? Chỉ có một chi tiết đó thôi mà nhiều người xâu vào, bám riết lấy nó, lôi ra băm xé như trong lò mổ heo ý. Ôi, lòng người! Món lòng lợn tiết canh đúng là món khoái khẩu của nhiều người. Tôi đã mong nghe được những bình luận khách quan, có tính chuyên môn, nhưng chả có gì khác ngoài mấy lời nhận xét ngây ngô, đố kỵ…


Nếu luận như một số người thì có lẽ đến cả giải Nobel cũng kinh tởm nốt. Vì tác giả của giải này là người đã chế ra thuốc nổ, gieo rắc cái chết cho bao nhiêu người.., ông còn bị báo chí gọi là “thần chết”… Cuối đời, ông ý đã viết di chúc để lại gia tài, những đồng tiền ông tích được nhờ những cái chết, những cảnh tan cửa nát nhà… để lập nên quỹ trao giải Nobel cho những người có đóng góp cho nhân loại sau này. Vậy, nếu theo một số bạn, thì những người được giải Nobel cũng chả nên có gì tự hào? Nhất là các giải Nobel về Hòa Bình, đúng không?! Nghe trớ trêu nhỉ! Chưa kể là giải Nobel (cũng như nhiều giải thưởng khác trên thế giới) vẫn hay xảy ra sự không nhất trí trong hội đồng. Việc trao giải cho người này hay người kia gần như lần nào cũng gây tranh cãi. Có phải vì thế mà những người đựoc chọn là không xứng đáng? Là háo danh? Qui chụp thì bao giờ cũng dễ bạn ạ. Nhưng bình tĩnh nhìn vấn đề một cách tổng thể và khách quan mới là nên làm. Vì cái đó trước tiên có lợi cho chính bạn đấy.


Các bạn ạ, nếu ta cứ tư duy theo kiểu đóng đinh, thì sẽ chỉ tự trói mình vào một cái cọc mà thôi. Sao ta không tập một cách nhìn tự do hơn? Tôi thấy họa sĩ nào mà chả có một list dài liệt kê các họat động, các thành tích..  Nếu phù phiếm thì nêu lên làm gì? Thế bạn định phát động một phong trào truy xét lại hết các giải thưởng trong/ngoài nước đã từng trao cho các họa sĩ Việt Nam xem cái nào thực sự có uy tín? À mà cái nguồn thông tin của bạn dám chắc có uy tín không?


;-)Thông à, thẳng thắn mà nói là mình không thích bạn dính vào những việc như thế. Bạn là họa sĩ, bạn chỉ nên vẽ thôi. Tuy nhiên, chắc chắn tôi không giận hay ghét bạn, và lại càng không vì thế mà không tôn trọng các nỗ lực của bạn trong quá trình hoạt động nghệ thuật. Tôi biết thế giới này không có gì hoàn hảo cả. Và sẽ không bao giờ hoàn hảo! Ai cũng có thể mắc sai lầm, ai cũng có thể bị tai nạn . Nhưng tôi nhận biết cái gì là quan trọng, và cái gì không!

19:45 Monday,18.2.2013

Đăng bởi:  admin

@ Giời Ơi: Bài về họa sĩ Đại Giang là có người gửi link đến cho Soi. Soi cũng hơi lạ khi thấy không ai bàn kỹ về nghệ thuật của họa sĩ Đại Giang, cho dù xấu, đẹp, xong lại bảo là "chẳng cần bất cứ lời bình nào về nghệ thuật của anh ấy".

Ngoài ra, nói như Giời Ơi, việc vẽ xấu hay đẹp là cái quyền, cái khả năng của từng người, thì việc đưa tranh xấu hay đẹp lên trang cũng chỉ là một cái cớ để chúng ta bàn sâu hơn về nghệ thuật, chứ không phải vào đời tư.


 

17:49 Monday,18.2.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bạn XuanHoa chẳng nên nói thế. Lê Sĩ Thăng và Nguyễn Đại Giang là hai họa sĩ chạy vào sứ quán TQ năm 1979 là chuyện có thật. Hai bác ấy cũng đã nhận hình phạt đầy đủ rồi. Chỉ hơi lạ là tại sao Soi lại đưa Đại Giang lên trang vào lúc này? Thứ nghệ thuật ngây ngô sao chép ý tưởng Georg Baselitz của Đại Giang thực ra đã tự tố cáo mình rồi. Đại Giang hẳn là cũng tự biết không đủ trình dù chỉ để sao chép ý tưởng. Chẳng cần bất cứ một lời bình luận nào về "nghệ thuật" của anh ấy. Giời Ơi hơi bị dị ứng với những người nói sai và vẽ xấu mặc dù biết vẽ xấu chẳng có tội tình gì. Vẽ xấu là quyền của Đại Giang cũng như Nghiêm Liên Sáng Phái có quyền vẽ đẹp.

16:31 Monday,18.2.2013

Đăng bởi:  XUANHOA

Đúng là họa sĩ Đại Giang cùng mấy người khác có chạy vào sứ quán TQ năm 1979. Nhưng xin mọi người đừng nhắc lại nó làm gì nữa, bởi đây đã là điều không thể gột rửa được trong cuộc đời họa sĩ rồi, mỗi khi Tết đến xuân về rồi lại nhớ đến ngày 17 tháng 2 năm 1979.

10:56 Monday,18.2.2013

Đăng bởi:  Viet Nam

Họa sỹ Đại Giang có phải là 1 trong 2 người chạy váo sứ quán Trung Quốc xin tỵ nạn năm 1979 không ?

10:47 Sunday,17.2.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Họa sĩ đương đại Đức Georg Baselitz sinh năm 1938 hiện vẫn đang còn nhăn nhở cười. Sao không ai chịu xem bác í nhỉ? Mười năm trước bác này đã từng có triển lãm tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
 

4:46 Sunday,17.2.2013

Đăng bởi:  Tò mò

Bạn Mở Ngoặc tranh luận hài hước nhở, "bạn có gửi gì mình cũng không tin đâu" haha dzậy là không cần tìm hiểu sự thật, cứ bịt mắt mình ta ta ca 1 bài bất diệt, mọi ý kiến tranh luận phản bác có chứng cứ cũng đều là hạ thấp tài năng người khác. Ước gì cái "tài năng" ấy có thiệt bạn nhở?

22:17 Saturday,16.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Ôi, lại sách, lại chứng minh chứng tỏ ... Thế thì đã có rất nhiều nguời giàu có và háo danh ở Việt Nam đã vào rồi, cần gì lôi ông Đại Giang vào? Ông ý chỉ là một họa sĩ nghèo, khi đó còn chưa ai biết... Ông ý chả mua cuốn này làm gì. Người nhà ông ý cũng chả ai làm Art đâu mà dính vào chuyện này. Mình cũng chán ngấy  thái độ đố kỵ, và cố chấp của một số người... Đúng là luẩn quẩn! Cần gì phải nhọc công để  hạ thấp tài năng và công sức của người khác, mình sẽ cao lên chắc ??? Với thái độ đó, bạn có gửi gì mình cũng không tin đâu, đừng mất công! Chúc bạn tìm lại đuợc sự bình an trong lòng, nhé.

19:59 Saturday,16.2.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Vâng. Nói thêm về chuyện này, tớ cũng mong ngày nào đó, tuỳ duyên, sẽ gặp và nói chuyện với hoạ sĩ Đại Giang. Nhưng với tư cách hai con người cùng dân tộc, cùng đam mê, để nếu có thể, sẽ thưởng thức tác phẩm của nhau.. chứ không với tư cách tham vấn một người đứng đầu một trường phái nào đó, nghe kinh chết.
Bản thân tớ cũng rất thích tranh của Nguyễn Quốc Dân (người sáng lập trường phái Phi lập thể đa sắc). Đã nói chuyện tán dóc với tác giả, khen tranh một cách chân thành... Nhưng chỉ khen tranh thôi. Những thứ khác tuyệt nhiên không khen. He he. Vì người nghệ sĩ trước sau gì rốt cuộc cũng chỉ còn tác phẩm là quan trọng. Tất cả danh xưng, ca tụng mà người đời hoặc tự mình nêu ra cũng là phù phiếm thôi.
Đầu năm chúc các nghệ sáng tạo tốt, làm tác phẩm tốt, kiếm sống tốt và đầu óc luôn minh mẫn để tập trung vào tác phẩm, đừng nhấp nhổm lo mình phải có trách nhiệm lập ra môn này, phái nọ. Những việc đó có đời sau hậu xét.
Với bạn Mở Ngoặc vả bạn Candid, đêm nay tớ sẽ nhờ Soi chuyển cho các bạn mấy hình chụp thư mời của International Biography Center. Thư này vừa gửi cho một hoạ sĩ ở Hà Nội, giới thiệu rất hoành tráng về tổ chức IBC và công việc vinh danh của họ. Nhưng ngay mặt sau của tờ thư là yêu cầu nộp tiền để gửi bằng vinh danh. 155usd cho bằng khen giấy 11"x16", 315 usd cho huân chương mạ bạc cộng với 16usd phí vận chuyển. Nếu đóng thêm 75usd, bằng khen sẽ được cán nhựa...
Không hề nói cụ thể đến việc họ tìm ra bác hoạ sĩ này như thế nào, gửi ai đi nghiên cứu, nghiên cứu tường tận đến đâu, người nghiên cứu có trình độ chuyên môn đến đâu. He he. Khi xưa, tớ đi dịch cho các đoàn nghiên cứu và báo chí quốc tế rồi. Thấy họ làm việc vất vả thế nào. Nên giờ biết ngay đây không phải là một cách làm việc nghiêm túc, nói thẳng ra là lừa đảo.
Thôi, chúng ta hãy quay lại mà ngắm và vẽ tranh, vứt béng cái trường phái này nọ đi nhé. Kinh chết. :)

17:07 Saturday,16.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Ha ha, có vài người chỉ xoáy vào mỗi cái việc đó mà chả đưa ra được cái gì hay ho cụ thể. Cũng không trả lời được các câu hỏi quan trọng khác!!! Tổ chức IBC này ở Anh, nếu có vấn đề mà chính phủ Anh và Cục Hình sự lại để yên à??? Xem lại lôgic đi nhé. Mà sao bạn không dám đàng hòang hỏi thẳng bác Giang đi???
Ở Việt Nam hay có trò đè nhau câu chữ, hơn thua, móc mói những cái không quan trọng, thế thì Mỹ thuật Việt Nam lạc hậu và què cụt như Huy Thông nói là chính xác luôn đó! Sự ghanh tị, đố kỵ, bè phái..luôn làm con người hèn đi, không khá lên được.
Còn với họa sĩ Đại Giang, tôi quan sát ông đủ lâu để biết đó là một con người trung thực, cả đời lúc nào cũng trăn trở, miệt mài với nghề, đối xử với anh em bạn bè trong giới luôn chân tình, không màu mè giả tạo. Có lúc nước sôi lửa bỏng còn đứng ra nhận tội hộ bạn, và trả giá bằng cuộc sống của mình… Dù sau này không sống ở Việt Nam nhưng Việt Nam lúc nào cũng chảy giần giật trong máu người họa sĩ này … Những gì học được ở ông lớn hơn rất nhiều những cái lặt vặt khác. Trọng ông cũng chả phải vì danh, vì tài, mà chính là con người ông, là triết lý mang tư tưởng hòa bình lớn lao trong nghệ thuật của ông. Còn ở đời, đến Phật, đến Chúa cũng có kẻ công kích, đâm sau lưng nữa là. Nhưng tất cả những cái đó không bao giờ thay đổi được các giá trị đích thực trong cuộc sống. Thời trường phái Ấn tượng mới ra đời cũng thế, cũng bị một nhóm xâu vào đánh đập đủ kiểu … Sau này thì họ quá xấu hổ với thế giới vì đã không nhìn ra cái hay cái đẹp của một hình thức nghệ thuật mới. Thời gian sẽ là câu trả lời công bằng nhất.
Mà Mở Ngoặc chỉ là cái nick, vô danh thôi mà, tự sướng với tự phong cái gì ở đây nhỉ??? Bạn Trần Minh vô duyên thật!
Thôi nhé, mấy bạn gì đó cứ tự đi mà tìm hiểu, tự suy ngẫm và chiêm ngiệm cho mình. Học được gì thì ấm vào thân. Trong cuộc sống cũng như trong Art, có những cái không ai có thể giúp ai được đâu.
 
(gửi Soi: mình xem lại rồi, tranh đầu tiên trong bài đó có tên: The lunch for two men, vẽ năm 1996). Cảm ơn Soi.


 

7:34 Saturday,16.2.2013

Đăng bởi:  Candid

Tên miền gov.au là chỉ dành cho các cơ quan chính phủ của Úc.
Còn như bác ism đã giải thích, việc có tên trong các cuốn sách dạng who is who không phải là một sự tự hào, vì nó sinh ra cho người háo danh.
Bác Giang có thể không trả tiền mà là người thân, bạn bè... Có khi lại vô tình làm hại bác ý thì sao?

23:22 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  -ism

Nếu chỉ cần vẽ đầu, mặt hay mõm lộn lèo là đã có thể tự xưng là trường phái (TP), trào lưu mà không cần nền tảng triết học, mục đích nghệ thuật cũng như đông đảo nghệ sĩ noi theo thì làng nghệ ta thiếu gì các TP, ví dụ
 
headlessism: TP không đầu
cowheadism: TP đầu bò
brickheadism: TP đầu gạch
hand-instead-of-headism: TP tay thay cho đầu
teethshowism: TP khoe răng 
blinded-realism: TP hiện thực bị mù
v.v.
 
Các quyển sách kiểu "Who is Who" hay của IBC v.v. được sản xuất bởi những tổ chức rất giỏi làm tiền dựa trên sự háo danh của con người. Bạn gửi đề nghị tới hoặc họ tự cho tên bạn vào kèm với vài người nổi tiếng khác. Thế rồi khi họ in sách ra họ chào hàng trước hết tới tất cả những người có tên trong sách. Chỉ cần 1 phần 10 số người có tên trả tiền là họ lãi to rồi. Nếu bạn trả thêm tiền họ còn in riêng quyển bìa da, chữ mạ kim loại để bạn bày lên giá sách cho oách. 

23:11 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Trần Minh

Vote cho Phạm Huy Thông và Phạm Quốc Trung! Chán ngấy kiểu tự sướng tự phong lắm rồi bạn Mở Ngoặc ui

23:01 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Tôi không biết gì nhiều như Candid suy diễn đâu.  Lần đầu tiên tôi nghe về việc này đấy. Nghe giật gân nhỉ! Tôi chỉ biết bác Giang chưa bao giờ trả tiền để được vào đó, thậm chí cũng không biết là mình đã được vào sách đó (có thể cũng như nhiều nguời khác). Có lẽ bạn cứ hỏi thẳng bác Giang việc này thì khách quan hơn nhỉ. Cá nhân tôi nghĩ, một tai nạn (nếu có) cũng không thể xóa mờ tài năng của một họa sĩ. Nên nhớ ông không trả tiền cho việc vào sách đó. Thiếu gì người nổi tiếng bị lợi dụng tên tuổi để trục lợi. Thời đại internet bây giờ cái gì cũng có thể lắm. Mà bạn có chắc đấy là trang web của chính phủ Úc không? Họa sĩ Đại Giang có các em ruột sống ở Úc mấy chục năm nay, nếu có tin này họ không thông báo cho họa sĩ thì quả là... hơi ngạc nhiên! Tôi đuợc biết họa sĩ cũng khá thân với bác Hòang Ngọc Tuấn ở Sydney nữa... Ôi thời đại thông tin! Mà nếu như có chuyện đó thật thì IBC phải sập tiệm từ lâu rồi chứ nhỉ? Cái này dính đến luật pháp cơ mà! Có gì đó không lôgic lắm ở đây, nhỉ!? Và còn các tổ chức khác từng trao giải thuởng cho họa sĩ Đại Giang? Và các bài báo quốc tế, các nhận xét của các chuyên gia Mỹ thuật khác nhau thì sao? Cũng lừa đảo hết chắc??? Tôi nghĩ làm Art thì nên open, trung thực nhưng đừng đố kỵ. Nhìn sự việc nên nhìn tổng thể. Nếu không biết trân trọng các tài năng thực sự, không khiêm tốn để học cái hay của người khác, chỉ bới lông tìm vết nhằm dìm hàng thì khó mà làm cái gì nên hồn, đừng nói đến vẽ. Với một họa sĩ, tốt nhất nên nhìn vào sản phẩm của họ là chính, cái đó mới nói nhiều, những cái khác chỉ là phụ thêm thôi.
À mà như thế  là bạn Candid đã tỏ ra biết hơn tôi rất nhiều rồi còn gì! Bạn có thêm thông tin gì khác về họa sĩ này nữa không? Tôi rất mong nghe đấy. Nhất là những tin giật gân có lợi cho nền Mỹ thuật nước nhà. Còn nói như Quốc Trung “chỉ mỗi cái đầu là lộn nguợc...”  thế thì bạn chỉ xem được tranh của Baselitz thôi!!! Chúc Năm Mới vui vẻ nhé!
 

22:14 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

"Trường phái đảo nghịch mà Đại Giang xây dựng một tạo hình không cân đối về mặt hình thể học nhưng lại hoàn toàn chính xác về mặt cảm xúc, nằm trong xu hướng của Picasso và các nhà cải cách thế kỷ 20... Xong!
 Vote cho Phạm Huy Thông. Chỉ thấy mỗi cái đầu của là lộn ngược chứ mọi cái khác cứ vẫn vậy như thời đầu lập thể + nham nhở Zângian. Phải chăng qua ngược lại lịch sử cũng là Upsidedownism.

21:08 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Candid

Bác mở ngoặc biết rõ nhỉ.
Em xem thì thấy cơ quan của chính phủ Úc liệt tổ chức IBC này vào dạng lừa đảo (scam).

http://www.scamnet.wa.gov.au/scamnet/Types_Of_Scams-Directory_Listings_and_registry_schemes-International_Biographical_Centre.htm


 

19:57 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Tên sách tiếng Anh là: 500 founders of the 21 st Century

19:31 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

À website của họa sĩ Đại Giang có cả bản tiếng Việt. Nếu không bắt buộc phải luyện tiếng Anh thì bạn có thể xem thông tin tiếng Việt ở đây cho tiện: http://www.daigiang-upsidedownism.net/index.php?p=1_10_VN

19:19 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

 
Tổ chức này là IBC in Cambridge ở Anh bạn nhé. Đây là website của họ: http://www.internationalbiographicalcentre.com/. Ở Mỹ thì mình không rõ, chỉ biết là khi sách này ra thì họ gửi đến nhà họa sĩ Đại Giang một cuốn (không phải trả tiền gì sất), kèm cả chứng chỉ. Họa sĩ Đại Giang được xếp thứ 111 trong cuốn sách. Cuốn này đủ cả các nhân vật quốc tế trong giới khoa học, triết học, nghệ thuật... Nếu muốn bạn có thể liên hệ với tổ chức này để mua một cuốn mà xem. Mình nghĩ sách tiểu sử phải đuợc một hội đồng quốc tế bầu chọn khách quan, chứ ai có  tiền mà được vào thì còn nói gì! Nghe kỳ quá!

18:10 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Candid

Em tự tìm ở website bác Đại Giang thì thấy đoạn này:
News: from the millions of people from all over the world, Institut of International Biography selected 500 founders of the 21 st Century. Artist Nguyen Dai Giang has the honour to be on the list. The Director of Institut said: "This is the biography book of 500 most talented persons in the world today. They have not only the importance to achieve beautifully their creations out of limite of universe, but also they are the great exemples for the young generation. We have to see them as the Lighthouses in the sea".

Tổ chức này em tìm thì không có thông tin, chỉ biết có American Biographical Institute chuyên xuất bản sách dạng này. Ai muốn có 1 cuốn có tên mình thì phải trả tiền.

18:03 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Candid

Nếu được Bác Mở ngoặc cho xin tên tiếng Anh của sách tiểu sử 500 người sáng lập thế kỷ 21 và tên tổ chức phát hành.

17:24 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Soi à, cả cái tranh đầu tiên mà có hai người đàn ông ngồi bên cái bàn cùng nhau ý, tên tranh cũng không chính xác đâu. Để mình về lục lại hồ sơ rồi mai sẽ thông tin cho Soi nhé. Nhưng chắc chắn không phải tên tranh là Chân dung người đàn ông. Về họa sĩ này, mình có nhiều tư liệu khá thú vị, sẽ chia sẻ thêm với các bạn sau.

17:23 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  admin

@ Mở Ngoặc: Soi đã sửa lại tên tác phẩm "A man" (Một Người đàn ông). Cảm ơn Mở Ngoặc nhiều.

16:50 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc


Bài viết quá sơ sài, cho thấy tác giả đã không tìm hiểu kỹ. Sơ sài cả về cuộc sống cũng như quá trình sáng tạo cực khổ của họa sĩ. Với bài thế này thì chả ngạc nhiên nếu có người nghĩ ai cũng có thể nặn ra một trường phái hội họa! Đâu biết rằng nguời họa sĩ này đã sống chết, lăn lộn khủng khiếp với nghề suốt cả cuộc đời mình. Cái gì cũng có giá của nó đấy bạn ạ, mà giá khủng khiếp đấy chứ không đơn giản như Huy Thông nghĩ đâu. Chỉ có đầu óc mì ăn liền thì mới nghĩ cái gì cũng dễ ợt, ăn ngay đuợc!
Với họa sĩ Đại Giang, Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu với thế giới, vì Việt Nam sẽ không chỉ được biết đến với các thành tích “đánh đấm”. Không phải ngẫu nhiên mà Bill Clinton đã nhắc đến tên họa sĩ này trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông. Không phải ngẫu nhiên mà họa sĩ này được vào Từ điển Nghệ Sĩ Thế Giới và Sách Tiểu Sử 500 Nhà Sáng Lập Thế Kỷ 21 (thậm chí lúc họ gửi sách đến nhà ông mới biết). Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhà phê bình Art của Tuần báo Seattle nói câu “trường phái đảo ngược hóm hỉnh của Đại Giang đang đánh đổ (thực ra là làm giàu có phong phú hơn) lịch sử mỹ thuật phương Tây”. Thôi, tóm lại các bạn cứ đọc thông tin trên website chính của họa sĩ và tự tìm hiểu thêm qua nhiều nguồn khác nữa... Mình chỉ trích dẫn một câu của ông Ruthie Tucker, giám đốc Gallery Whitney Amsterdam ở NewYork: “Nghệ sĩ Đại Giang là một nhà cải cách, người đã thiết lập cơ bản một trào lưu nghệ thuật mới. Ảnh hưởng của nó vừa thách thức sự kỳ vọng của chúng ta, vừa cho chúng ta một cái nhìn mới hoàn tòan độc đáo. Trường phái đảo nghịch mà Đại Giang xây dựng một tạo hình không cân đối về mặt hình thể học nhưng lại hoàn toàn chính xác về mặt cảm xúc, nằm trong xu hướng của Picasso và các nhà cải cách thế kỷ 20. Upsidedownism của Đại Giang thật khó phân lọai: nó có một chút siêu thực, một chút hình thể, một chút dada, và rất nhiều tính chất nguyên thủy của họa sĩ.”  Vâng, ai dám phân lọai ạ? phong cách này quá độc đáo, từ trước tới nay làm gì có ai vẽ được như thế???
Còn nếu muốn trích các câu nói của họa sĩ, phải trích các câu sau mới phác họa được phần nào chân dung họa sĩ này:
Upsidedownism là một tinh thần mới của nghệ thuật hội họa. Cho tới nay, các nghệ sĩ vẽ thường là một chiều. Tham vọng của Nghệ thuật Upsidedown là thể hiện các chiều khác nhau trong cảm xúc con người: cả niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và bất hạnh, sống và chết trong đời sống con người. Nghệ thuật Upsidedown là sự kết hợp giữa phương Tây và phương Đông. Trong tranh của tôi, có cả cái vô lý bên cạnh cái có lý. Điều đó không có nghĩa là tôi bảo vệ cái vô lý mà tôi muốn nói đến sự mênh mông vô hạn của vũ trụ. Nghệ thuật Upsidedown lấy cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày, từ thiên nhiên, con người, xã hội ngày nay, nhưng không sao chép chúng “, “Để sáng tạo, ta phải vượt qua các giới hạn về địa lý, về phong tục, các thói quen... để đến được với ý nghĩa của cái đẹp tuyệt đối vượt thời gian.”
Cuối cùng, nhân tiện xin đính chính luôn: bức tranh ghi tiêu đề Bữa ăn cũng không chính xác. Tranh này có tên là A man (Một Người đàn ông). Tôi có may mắn giữ lưu bút của họa sĩ Đại Giang về bức tranh này. Họa sĩ cũng có vẽ một bức tên là Bữa Sáng (nhưng là một tranh nội dung khác hẳn).

11:54 Friday,15.2.2013

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

ôi, Vừa năm mới đã đọc được tin mừng. Mừng cho nghệ thuật tạo hình Việt Nam vừa lạc hậu, vừa què cụt nhưng lại có lắm nhân tài đứng đầu nhiều cái gọi là "trường phái" quá.
Nào là Nguyễn Khắc Cường sáng tạo ra trường phái "Cây đời mãi mãi xanh tươi", Nguyễn Xuân Hoàng sáng tạo ra trường phái "Không Gian Ngược", Nguyễn Quốc Dân (đến từ Việt Nam) sáng tạo ra trường phái "Phi Lập Thể Đa Sắc"... Nay Soi lại vinh danh thêm một danh hoạ này nữa. Thật mừng.
Để được gọi là trường phái, chắc phải có những đóng góp quan trọng làm thay đổi lịch sử hội hoạ thế giới, phải xuất phát từ những nhu cầu tích nén lâu lắm. Chứ đâu phải cứ có một thủ pháp riêng, một bút pháp riêng riêng tí tẹo là lập luôn một trường phái. Các hoạ sĩ và đại hoạ sĩ cứ rảnh rỗi nặn trường phái dễ như nặn trứng cá thế này, nghệ thuật Việt Nam chắc phải ngẩng cao đầu với thế giới lắm.
Tớ cảm thấy ghen tị quá, hay là mai tớ treo biển, lập trường phái "Dây rốn loằng ngoằng" (tiếng Anh có lẽ là Diluted Umbilical cordism) để thiên hạ cười vỡ bụng luôn thể.
Ôi mừng
Ôi
Và lại ôi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả