Phải chi đủ tài năng kiến thức tui sẽ viết một luận văn về khởi sinh của triết lý trong mỹ thuật Việt Nam. Ở thời kì mà nhà văn nhà thơ nhà hoạ nhà triết còn ngồi chung một bàn nhậu thì có lẽ tâng bốc nhau là chiện thường tình. Ông nhà văn sẽ vì ông hoạ sĩ mà khen ổng theo cái nhìn của nhà văn, ông hoạ sĩ sẽ khen ông nhà văn theo cái kiểu của ông hoạ sĩ. Có lẽ vì để tăng phần rắn rỏi cho ngôn từ, hai ông tìm tới một triết lý, dễ dựa nhứt là triết học Phật giáo, rồi từ đó mà khai phóng ra một kiểu mỹ học nạc mỡ lẫn lộn nặng tính minh hoạ. Thấy nhạc sĩ vẽ bông sen chưa trời ơi, lầm chết nha các cha các mẹ trù đợi!
Hoạ sĩ mà vẽ đẹp thì nhà văn chê là sáo rỗng, mà lực lượng nhà văn đông đảo quá cuối cùng hoạ sĩ biến mình thành nô lệ cho ý tưởng văn chương. Cái gì đẹp thì nó hẳn phải đẹp trước đã, cố nhét một ý nghĩa vô cái đẹp là điều không cần thiết; còn cái gì nó có ý nghĩa thường là không có hình hài cụ thể, ví dụ như cục cớt, thể chất của nó mỗi ngày không giống nhau nhưng nói lên được đoạn cuối của sự đào thải, phản ánh sức khoẻ đường ruột. Vậy nên khi vẽ cục cớt, hoạ sĩ cần khai thác tính biểu trưng của hình thức, ai nhìn cũng thấy như… cớt là đủ rồi, còn nhà văn họ có ngôn ngữ để viết theo cách riêng, hôm nay là cớt ngâm nước máy hôm sau cớt có hình đế giày, đừng ai làm theo ai, nó thành cái nhập nhoè.
Ông nhạc sĩ viết: cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng, ổng có phần nhạc để tôn phần từ; ông nhà thơ viết vậy, ổng cần vài câu bổ trợ để người ta quên đi định luật vật lý; ông hoạ sĩ vẽ một cục chi đó rớt xuống, là sai, là đi minh hoạ cho một điếu văn của nỗi buồn cuối mùa, không ai mượn. Nhưng có ông kia vẽ trái táo to tổ chảng lấn hết khung hình, bức tranh chia sẻ nỗi ngột ngạt xâm lấn một thể tích giới hạn, cái cô đơn vì vậy mà lớn.
Nhà văn và hoạ sĩ gặp nhau bớt nói chiện nha, dí dụ nhà văn đi làm giám tuyển cho triển lãm, nhìn hãm… thì thôi nhé.