Bàn luận

Thử bình tĩnh hơn khi nghĩ về kiểm duyệt

SOI: Đây là cmt cho bài Các nhà làm phim Việt: liệu họ có quyền lựa chọn?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn bạn Tamiyo nhiều. Theo tôi bài viết của bạn chỉ ra các lỗi sai trong quá […]

Ý kiến - Thảo luận

18:20 Thursday,19.11.2015

Đăng bởi:  Thành Lê

Bibi thân,

Thành Lê "rất giỏi và thành đạt, rất là tốt thôi" một cách nghiêm túc, tất cả những điều trên đều không đúng.
Thực ra cách cư xử của người Việt cũng làm TL nghĩ rằng" thà có một tôn giáo" còn hơn cái kiểu vô thần hôm nay ở VN.
Mặt khác, đạo Phật ở VN hôm nay, nếu xem cách người ta hành lễ trong đời sống hàng ngày, có thể muốn phát điên (nếu nhớ lại vì sao có tục đốt vang mã). Khá lâu rồi, đi qua một chùa ở Nghệ An cũng với CCB Trường Sơn (có cả mấy bạn viết Tây). Cảm giác thật kinh khủng: một con ngựa giấy rừng rực cháy. Những bà ko già ko trẻ buộc mình phải mua hương, rồi đòi đốt hộ minh và - đưa tiền đây. Bọn đồng bóng hễ có tiền thì múa ... tõa hơn. Và hỗn độn kinh khủng (kiểu mà dân gọi là bà nọ vái đ... bà kia). Trộm nghĩ hay cứ tua tủa Mác Lê còn hơn.
Chuyện dài hơn cả cuộc đời mình. Chắc không có lời giải. Nhưng tụi mình vẫn cứ đau đáu tìm một cái gì ... Mình không thích sự cam chịu của đạo Phật, hình như nó chỉ có ở những nơi khổ sở, kinh tế không mấy phát triển (dù đây chỉ là cảm tính thôi).

12:56 Thursday,19.11.2015

Đăng bởi:  BiBi

"phải biết sợ pháp luật (chứ không niệm Phật) để có đạo đức tử tế"

@Thành Lê: đã lâu lắm rồi mình với vào lại bài viết từ bookmark
nếu bạn tìm hiểu sâu về đạo Phật hẳn bạn đã không có nhận định như câu trên, bạn có thể nghe các bài giảng của thầy Thích Phước Tiến, thầy giảng rất hay.

"Phật có thể nói đúng trong một chu kỳ dài, nhưng ở những thời điểm bước ngoặt, tôn giáo chưa từng là giải pháp cho người cần ra quyết định"
Những gì Phật nói và tôn giáo không phải là 1, đạo Phật không phải là một tôn giáo, có chăng chỉ là hòa một phần vào văn hóa bản địa để dễ truyền đạo, hòa chứ không tan. Thường khi nói đến tôn giáo là nói đến niềm tin tuyệt đối, đạo Phật không như thế, và đây là điểm nhận dạng rõ nhất của đạo Phật mà các tôn giáo khác không giống.

4:08 Sunday,26.5.2013

Đăng bởi:  BiBi

@Thành Lê: nếu bạn đề cập "ở những thời điểm bước ngoặt, tôn giáo chưa từng là giải pháp cho người cần ra quyết định" thì có vẻ hơi phiến diện quá, chữ "chưa từng" mình không rõ là ở đây ý của bạn có phải theo đúng hoàn toàn theo nghĩa đen hay là bạn lỡ dùng từ hơi quá. Không phải mình bới lông tìm vết từng câu chữ đâu, vì mình đang nghĩ có thể mình bới sai nên mình muốn hỏi lại từ bạn.
 
Bạn có thể tìm đọc xem Inamori là người thành công như thế nào, và cả trong khoa học hiện đại Einstein đã nhìn nhận về tôn giáo đạo Phật ra sao trong khoa học logic của ông, Obama đã dựa vào luận điểm then chốt nào để thắng tranh cử trước ứng viên đảng cộng hòa, hoặc đơn giản những tình bằng hữu lúc nguy cấp, tình đồng đội nơi chiến trường, khi người ta đứng giữa ranh giới sống và chết, ... Ý mình ở đây không phải là Obama hay những người khác dùng tôn giáo đạo Phật đâu, mà mình đang nói đến cái tinh thần mà đạo Phật dạy. Sau đó, mình hi vọng bạn sẽ viết lại chữ "chưa từng" bên cạnh chữ "thời điểm bước ngoặt" ở trên một cách hài hòa hơn.
 
Mình không hiểu vì sao nhưng khi trò chuyện cùng bạn mình mang cảm giác là lạ là bạn không bao giờ chịu nhường về tranh luận cả, mình luôn có một cảm giác không an toàn. Cũng có thể bạn rất giỏi và thành đạt, rất là tốt thôi chứ không có gì cả. Nhưng dù sao mình cũng mong có được cảm giác an toàn, an toàn không phải là được bạn nhường, mà là cảm thấy như thể đang trò chuyện với người bạn thân ấy, sẽ không đắn đo suy nghĩ từng câu chữ, từng ý tứ, ... hì.
 
Thân.

14:53 Monday,13.5.2013

Đăng bởi:  Thành Lê

Nhiều điều diễn đạt rất hay trên giấy, hoặc lúc hô hào, nhưng lại "thiểu năng" trong hành động tại những thách thức chưa từng có, đỏi hỏi ra quyết định ngay. Phật có thể nói đúng trong một chu kỳ dài, nhưng ở những thời điểm bước ngoặt, tôn giáo chưa từng là giải pháp cho người cần ra quyết định (cái này mình đọc trong sách về chủ đề tương thích).
Một dân tộc muốn tiến phải nhìn về phía trước, không ngoảnh lại. Muốn vậy nền tảng phải vững (triết học). Về chuyện "chậm chắc"  gradualism (But gradualism is no longer an option.)...
Nhưng mình vẫn nghĩ muốn như vậy phải rành về triết (khoa học) để có phương pháp luận đúng, phải biết sợ pháp luật (chứ không niệm Phật) để có đạo đức tử tế, và phải "quái: *theo nghĩa tốt) để hành động phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Thân,
 
 
 

10:11 Monday,13.5.2013

Đăng bởi:  BiBi

@Thành Lê
Mình đồng ý với bạn về quan điểm bên dưới. Tuy nhiên lòng mình (rất khó tả) vẫn luôn có một niềm tin bất diệt rằng ngày xưa Phật nói pháp là dùng cho cả mọi thời đại chứ không phải chỉ riêng thời đại của ngài. Ví dụ trong trường hợp "cơ hội tuột mất", bạn nói rất đúng, nhưng đôi lúc chậm mà chắc, tất nhiên phải có trí tuệ để đừng quá chậm, hì.

10:21 Friday,10.5.2013

Đăng bởi:  Thành Lê

@ Bi bi
Buộc phải nói thêm là Thành Lê cũng snh ra Thuộm Luộm, cho đến tận bây giờ. Chỉ vì biết đó là nhược điểm lớn, nên cố sức thay đổi tí một. Cũng hò hét con, nhưng kết quả gần 0. Tks.

10:17 Friday,10.5.2013

Đăng bởi:  Thành Lê

@ Bi Bi
Thời này mà giờ tactic của vị bồ tát "If I could not go against you, I'll go with you" thì mọi cơ hội tuột mất. Xin dẫn lời của một vị Cha già (tôi không làm chính trị) là các bài chơi kiểu Đạo Khổng chỉ thích hợp với một xã hội không biến đổi (đại ý).
(Điều mà tôi đọc thấy, lắp đi lắp lại mấy thập kỷ: Việt nam bỏ lỡ cơ hội A, B, C...)
Tiện đây xin chia sẻ với bạn là câu "dĩ bất biến..." của Cụ chỉ được trích dẫn một nửa... Tôi luôn ấm ức khi nhìn thấy điều này trong sách báo Việt.
Khi hỏi vì sao kinh tế Đức luôn tiến vững chãi, hoặc không quệnh quoạng, một học giả có tên viết chỉ một từ: accuracy!
Tôi liên tưởng đến cách trả lời vì sao ba người Việt không bằng người Nhật, cũng bằng từ gần giống: unorganized.
Việt Kiều Nhật, chủ trì dự án Giấc mơ Việt Nam: người Việt khác ở  chỗ mạnh ai nấy làm.
Trí thức Mỹ (một vài người) nhận định về trí thức Việt: các bạn thiếu đoàn kết.
(Tôi không nói các điều trên là đúng bất di bất dịch. Tôi chỉ dẫn. Xin các bạn tham khảo). Tôi mong những điều trên sẽ không đúng nữa. Nhiều mong ước thường còn sống sau khi ta đã thác. Thân.

9:46 Friday,10.5.2013

Đăng bởi:  BiBi

Nói về "những cái nhỏ" mà bạn đề cập, mình cũng gặp phải nhiều khôn xiết. Như ở công ty mình, làm 7S - Kaizen, kêu sạch sẽ ai cũng thích, gọn gàng ai cũng thích, đưa ra ý kiến sáng tạo đi ai cũng thích, nhưng thực làm lại không hề dễ dàng, đôi lúc mình còn bị ghét vì nhắc nhở người ta hoài. Không phải vì người Việt tính xấu mà đơn giản đó là thói quen, muốn sửa phải từ từ, phải khéo.
 
Mình rất thấm một câu chuyện trong "10 câu chuyện thời đức Phật tại thế" trên Youtube, mình xin kể vắn tắt:
 
Có một làng nọ mọi người rất xấu tính, bủn xỉn, keo kiệt, trộm cắp. Phật mới đề nghị các đồ đệ ai xung phong đi giúp ngôi làng đó, có rất nhiều người xung phong, nhưng khi từng đồ đệ vào làng hết người này đến người khác đều không thể khuyên bảo được người trong làng đó, đến nỗi những người đến sau chưa kịp tới nói gì là đã bị dân làng dùng gậy gộc xua đuổi, ai cũng đành bó tay. Cuối cùng, một vị bồ tát xin tình nguyện đi giúp, khi vào ngôi làng vị bồ tát này không nói gì cả, chỉ đi vòng qua vòng lại xung quanh làng, thấy ai vừa làm điều tốt gì dù nhỏ nhất vị bồ tát này cũng khen hết (nhưng tuyệt nhiên không nói đá động gì đến pháp), rồi từ từ vị bồ tát này kết thân thành bằng hữu với mọi người trong làng, rồi từ từ nhiều việc tốt được làm hơn, ... 
 
Mình rút ra được bài học, không phải cứ làm việc tốt người khác sẽ cảm kích, mọi chuyện đều phải xử lý thông minh và khéo léo thì mới có kết quả và hiệu quả thực sự.
 
Thân.

22:52 Thursday,9.5.2013

Đăng bởi:  Thành Lê

@ Bi bi
Nếu mình có nặng lời thì... bạn đã bỏ qua rồi. Vấn đề là mình liên tưởng đến một cái khác... nên có thể hơi đao to búa lớn chăng.
Tiện đây mình muốn nói đến một chuyện: (nhiều người Việt), bạn viết "nhiều người rất thành đạt, có địa vị cao, rất nhiều người ấp ủ hoài bão thay đổi đất nước tốt hơn, cống hiến cho đời, cho tổ quốc."
Nhưng như mình quan sát, người Việt cũng có nhiều vị có vẻ có chí lớn, nói thì hay, nhưng chấp hành những cái nhỏ trong đời sống thì rất linh tinh. Họ cho đó là vặt vãnh, rất khó chịu khi mình góp ý hoặc tỏ vẻ không bằng lòng. "Thằng cha bọ", cá gỗ... mặc dù nhà tôi 3 đời học sinh Hà Nội (xin bỏ quá cho sự khoe khoang này).
Khu tôi ở được đánh giá là dân trí cao. Vậy mà hàng năm liền, dự án phân loại rác do Nhật tài trợ phải chào thua. Họ nhăn mặt khi thấy tôi vẫn mang hai loại rác riêng đi đổ: lão này (tôi) tính tủn mủn... Cảm ơn.

20:48 Thursday,9.5.2013

Đăng bởi:  BiBi

@Thành Lê:
Chào bạn,
Câu này không rõ, thế nào là "ghét Mỹ'? là "tuân theo Mỹ"? Quá là u ơ! Hoặc ngược lại, quy chụp. 
Mình có ý là bạn sống trên đất Mỹ, bạn phải tuân theo phong cách Mỹ, ví dụ mình thích cuộc sống thì có bà con xóm giềng, nhưng xã hội Mỹ thì không đề cao điều này. 

Về phần bình luận của bạn ...

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn, với mình cam phận không phải là đức tính tốt, chúng ta phải biết sai, biết sửa và luôn hướng với điều tốt.

Mình mong bạn hiểu và thông cảm cho mình (và cả những người khác, nếu có), đôi lúc câu chữ hay một đoạn hội thoại không thể nói hết ý, nói hết cách nhìn, quan điểm của mình. Nếu chỉ nhìn một đoạn comment nhỏ mà lại quyết định đó là quan điểm sống hay cách nhìn của toàn bộ một con người thì thật là oan quá, mình mong bạn sẽ có nhìn nhận lạc quan hơn.

Mình biết, mình quen, mình trò chuyện với nhiều người rất thành đạt, có địa vị cao, rất nhiều người ấp ủ hoài bão thay đổi đất nước tốt hơn, cống hiến cho đời, cho tổ quốc và mình cũng thế nhưng tất nhiên mọi thứ không thể nói là làm liền được. Chúng ta còn hi vọng và phấn đấu vì điều tốt đẹp thì chắc chắn điều tốt đẹp sẽ tới.

Thân.

18:36 Friday,26.4.2013

Đăng bởi:  Thành Lê

@bBbi
"Nhìn rộng ra một tí thì ở trên đất Mỹ, bạn ghét Mỹ thì bạn cũng phải tuân theo Mỹ, ở trên đất VN, bạn không thích cách cư xử của những người lãnh đạo VN thì bạn vẫn phải tuân theo thôi."
Câu này không rõ, thế nào là "ghét Mỹ'? là "tuân theo Mỹ"? Quá là u ơ! Hoặc ngược lại, truy chụp. 
Ở Mỹ, nếu bạn xuất hiện trên đồi Capitol với một khẩu hiệu chống "lãnh đạo", cảnh sát sẽ chạy tới ngay, để phòng nhỡ có ai đánh bạn.
"bạn không thích cách cư xử của những người lãnh đạo VN thì bạn vẫn phải tuân theo thôi"
Câu này rất không phấn khởi, nếu bạn không thích điều gì đó trong các "chỉ thị" (câu rhetoric tôi vừa được nghe từ loa phường: chấp hành chỉ thị của lãnh đạo (đơn vị hành chính của tôi)), thì bạn vẫn phải chấp hành, nhưng bạn có quyền phat sbieeur/viết phàn nàn của mình lên cấp trên trong một trobg những giao diện: đoàn thể, hoặc hành chính...
Quay lại với sự khác biệt ở VN và Mỹ, tôi muốn nhân dịp này nói rằng những người bạn Mỹ của VN từ những năm kháng chiến (mà tôi biết) vẫn trung thành với quan điểm chính trị thời đó của mình (Jane Fonda thì nghe nhiều rồi đúng không). Tôi đánh giá cao điều này vì khi về nước, có (những) tù binh bị buôc tội là theo Việt cộng từng trả giá bằng tính mạng mình (một ví dụ có thể tìm thấy trong The Winners and Losers, trang 221, chắc thế...).
Nói tiếp về sự khác biệt, khi đi với một số Bạn lâu năm người Mỹ của Việt Nam, tôi thấy xấu hổ (muốn dùng chữ nhục nhã) khi cùng họ chứng kiến những tiêu cực đầy rẫy ở Việt Nam. Nhân dịp này xin gửi một thông điệp của 1 CCB Mỹ ở VN, đăng trên vietnamnet:
"các bạn Việt Nam của chúng tôi, rằng các bạn không nên để cho đất nước mình trượt theo con dốc của khác biệt giữa cư dân có lợi thế, đặc quyền và diện có hoàn cảnh khó khăn, của “chênh lệch giàu nghèo... Mong các bạn không sao lãng việc đảm bảo dịch vụ công và bảo vệ lợi ích người dân, thành quả vô cùng quan trọng mà các thế hệ người Việt đã phải hy sinh, mất mát vô cùng to lớn để giành được." Ý của tôi là những cam phận hòa cả làng là sai về phương pháp tư duy, cũng như trong thực tiến. Cảm ơn.

15:02 Friday,26.4.2013

Đăng bởi:  BiBi

Mỗi vấn đề mỗi người lại có những cách nhìn nhận khác nhau, cụ thể ở đây là sự "kiểm duyệt", ranh giới đúng sai chỉ đơn giản là nhận thức cá nhân. Nhìn rộng ra một tí thì ở trên đất Mỹ, bạn ghét Mỹ thì bạn cũng phải tuân theo Mỹ, ở trên đất VN, bạn không thích cách cư xử của những người lãnh đạo VN thì bạn vẫn phải tuân theo thôi.
 
Mình đồng ý với bạn Tamiyo về việc chúng ta không nên nhìn Mỹ rồi quay lại chê VN, với mình tất cả các ông lãnh đạo VN đều giỏi (về đức thì mình không bàn), vì không có ai ngu mà lên được chức cao với có nhiều tiền được cả, có dù mà ngu thì sớm muộn cũng bị đá đít xuống thôi.  Vì vậy nếu các bạn không đồng tình, các bạn muốn người ta phải theo ý bạn mới là đúng thì tốt nhất hãy cố gắng phấn đấu mà trở thành người giỏi trở thành lãnh đạo, hãy học giỏi và làm cũng giỏi rồi cố gắng đưa ra định hướng để đất nước tốt hơn.
 
Mọi lời phân tích, phản bác, chê bai sẽ đều vô nghĩa nếu bản thân chúng ta đều không làm được gì cho những người thân yêu xung quanh và cho đất nước.

12:34 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  letrinh

Tôi không muốn đi soi mói vào cách viết, cách lập luận, tranh luận của từng bài viết. Tôi chỉ muốn hiểu suy nghĩ của người viết đó về vấn đề kiểm duyệt này như thế nào. Tôi thấy bài viết của Lê Hồng Lâm và Phan Xine đã cho thấy rõ ràng một số điều mà tôi tâm huyết:

- Cách kiểm duyệt của Việt Nam làm giới hạn tự do sáng tạo của một thế hệ làm phim đang rất năng động và tâm huyết. Sự năng động và khám phá đó sẽ giúp điện ảnh VIệt Nam phát triển.  

- Tất cả chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn tiếp nhận thông tin gì và loại bỏ thông tin gì chứ không cần người uốn nắn kiểm duyệt. Cái chúng ta cần hiện nay là các tư duy sáng tạo nghệ thuật, các kỹ thuật và biện pháp để thể hiện điều đó chứ không phải đang tuyên truyền thay thế cho bộ máy nhà nước.  

Các ý kiến của Thiên Lương, Tamiyo v.v.v.. làm tôi thật sự ngán ngẫm cách suy nghĩ của các bạn vì tôi chưa bao giờ thấy tự do sáng tạo nào trong nghệ thuật lại làm hại đến sự phát triển của xã hội mà thậm chí là ngược lại.   

Bạn Tamiyo cho rằng làm phim về bạo lực thì bôi xấu thành phố và sẽ cản trở việc đầu tư kinh doanh, vậy bạn có nghĩ những nhà đầu tư kinh doanh nghĩ gì về một đất nước mà ngay cả một cuốn phim đánh dấm cho ra hồn cũng không làm nổi về kỹ thuật; một hình thức nghệ thuật phổ biến cũng bị uốn nắn. 


Bạn Thiên Lương cho rằng không nên chửi chính quyền và phải biết ơn chính quyền vì những gì chúng ta đang có. Vậy chúng ta cũng nên cảm ơn chính quyền và hội đồng vì nền điện ảnh mà chúng ta đang có với những bộ phim và những ông đạo diễn mà bạn đề cập đến?.  Các nhà làm phim nói chung và các nhà sáng tạo nghệ thuật nói chung nên chấp nhận sự "thông minh" này theo kiểu "4000 năm". 


Với tôi, sáng tạo nghệ thuật và sự chặt chẻ của luật pháp là hai vấn đề khác nhau.  Luật pháp sẽ chặt chẽ hơn nếu xã hội phát triển hơn. Và xã hội phát triển hơn kiểu gì khi ngay cả nghệ thuật cũng bị giới hạn và cấm đoán??   


 

8:12 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  candid

Không hiểu là những người đạo diễn, những nhà làm phim, những người phát hành phim... ở VN bị giới hạn bởi sự khắt khe của kiểm duyệt đã có những hình thức kiến nghị chính thống để sửa đổi hay chưa?
Em có tò mò và tìm đọc một số sách về nước Nhật, trong đó có tác phẩm Khuyến học của Fukuzawa, về nhân vật này thì chắc bác Đăng có thể viết những bài giới thiệu cho mọi người cùng biết. Trong tác phẩm Khuyến học, ông Fukazawa có nói về một ví dụ sự bất hợp lý của Luật đối với người dân Nhật Bản. Hồi đấy, Luật của Nhật không cho phép cấp giấy phép dạy học văn chương cho người nước ngoài, mà chỉ cho người nước ngoài dạy ngoại ngữ. Trường của ông Fukuzawa lại rất cần mời một giáo sư người nước ngoài dạy văn chương. Rất nhiều người khuyên ông Fukuzawa cứ lách luật như mọi người, làm đơn xin cấp giấy phép để dạy ngoại ngữ, còn sau đó muốn dạy gì thì dạy.
Tuy nhiên, ông Fukuzawa không đồng ý lách Luật như thế. Ông nhất quyết kiến nghị bằng con đường chính thống để sửa đổi Luật. Thà rằng trường của ông thiệt thòi không mời được giáo sư đó còn hơn là vi phạm Luật. Ông có nói đại ý, ông sẽ kiên trì kiến nghị để sửa Luật cho dù lâu đến đâu, cho dù là bản thân ông hay trường của ông không được hưởng lợi mà vì lợi ích chung.

0:31 Tuesday,16.4.2013

Đăng bởi:  Hoàng Nam

Với cá nhân tôi , tôi có quyền nhìn nhận mọi việc theo những gì tôi cảm thấy. Tối không cần xã hội hay một bộ máy nào đó tuyên truyền hay định hướng cho tôi phải nghĩ thế này hay thế khác. Tôi cần một xã hội hướng đến sự khách quan khi đánh giá, xem xét vấn đề. Mong bạn đừng có đánh đồng giữa tuyên truyền và quảng bá.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả