Thiết kế

Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư

Trong số 5 mẫu này, thì mẫu số 1 là khá hơn cả, còn có thể tạm gọi là logo. Các mẫu còn lại đều thể hiện trình độ nghiệp dư của các tay ngang, chưa thể gọi chúng là logo được. Nhưng tựu chung các logo đều được thiết kế rất cổ hủ, công […]

Ý kiến - Thảo luận

7:43 Friday,24.5.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Văn Sao

Mình cũng không phải là người hiểu biết nhiều về logo như các bạn ở trên đây nhưng dù sao mình vẫn muốn đóng góp một vài ý kiến như sau:


1. Về mặt lý thuyết, một logo tốt cần đạt được những điều gì thì có thể nhiều người đều biết nhưng quan trọng là khi thiết kế họ có ứng dụng được hay không. Logo tốt ừ thì phải đơn giản, ấn tượng, độc đáo, cô đọng, khoa học, ấn tượng...giả sử như Apple,  Coca Cola, Audi, Starbuck... chẳng hạn phải không nhỉ? Vâng, để được điều đó Apple, Starbuck đã trải qua lịch sử các logo như thế nào, thương hiệu Coca Cola có tuổi thọ bao nhiêu năm? Đừng so sánh các logo đã quá nổi tiếng với một logo chưa ra đời các bạn ạ, nhưng tiêu chí đơn giản, cô đọng, độc đáo... thì tất nhiên là cần phải hướng đến là điều không bàn cải.


2. Một logo mới tất nhiên là phải mới hoàn toàn, tuy nhiên nhiều logo nổi tiếng và đẹp trên thế giới vẫn có rất rất nhiều logo lấy một vài chi tiết của các logo khác có trước đó vì nó mang bản sắc văn hóa, đặc trưng của vùng miền, quốc gia và dân tộc đó. Ví dụ nhé hàng ngàn logo đẹp của Mỹ, Canada, Nhật Bản... bạn có thấy ngôi sao? lá phong? mặt trời đỏ?... Logo của các CLB bóng đá, bạn có thấy màu cờ Bavaria trong logo Beyern Munich, lá cờ xứ Basque trong logo Barcelona, biểu trưng Turin trong Juventus? quá nhiều nữa và chúng vẫn đang tồn tại, được công nhận và khen ngợi.


À, tôi phải có ý kiến với đoạn này nữa: " Đi xa hơn nữa về vấn đề thương hiệu, các logo của nước ngoài thậm chí không muốn bị ràng buộc vào một địa phương hay quốc gia nào, mà hướng ra tính toàn cầu, vì vậy tự trói mình vào một địa danh là không nên. Một logo nên phải là tự nó xây dựng nên thương hiệu và giá trị cốt lõi của mình, sao cho ở đâu trên thế giới nhìn thấy cũng nhớ đến ngay, chứ không phải dựa hơi ăn theo một địa danh nào. Đấy là giá trị cơ bản cốt lõi của một logo. "  

10:57 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Logo số 5. Hì hì...bạn nào thiết kế cái này chắc theo chủ nghĩa hồn nhiên cô tiên che quạt tắm tiên giữa thiên nhiên dưới ánh trăng huyền bên đồng lúa xiên xiên... (trêu tí đừng giận nhé :D)

8:43 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  T

To ruouchuoihot: Ý kiến của bạn hoàn toàn đúng. Bởi nếu cứ ôm những suy nghĩ lạc hậu thì chúng ta chưa bao giờ có những logo nổi tiếng thế giới cả. Nào là logo phải đầy đủ ý nghĩa, phải thể hiện được cái này cái kia... xưa rồi. Nói thẳng ra, logo chả cần có ý nghĩa gì hoặc chỉ cần rất ít. Mọi người thử nhìn vào một logo gần mình nhất mà xem, mình có hiểu ý nghĩa logo đó người ta muốn nói cái gì không? Tất cả chỉ là suy đoán, chẳng có ai chú thích ngay cạnh logo cả, và mỗi người sẽ suy đoán khác nhau, thậm chí trái ngược với người tạo ra nó.
Vì vậy, logo chỉ cần những yếu tố sau: Đẹp ( đương nhiên ); Đơn giản dễ nhớ, dễ nhận ra ; Khác biệt với những logo khác. Chỉ vậy thôi. Các  Logo nổi tiếng đều như vậy.
Việc đưa ra các tiêu chí Nội dung như: chèo - nhà hát- Hà Nội chỉ là hình thức. Mọi người thử đem tất cả những cái đó vào một logo xem nó có ra cái gì không? Đừng quá tham lam, sẽ không có kết quả gì đâu.
Chỉ Cần nhớ rằng: Đẹp+ Đơn giản+ Khác biệt, đó mới là con đường đơn giản và hiệu quả nhất.

0:03 Saturday,18.5.2013

Đăng bởi:  ruouchuoihot

Hí hí, xem các bác bình luận mà em buồn cười quá ạ. Nếu ai cũng khuôn khổ, quy cũ, nguyên tắc, luôn tuân theo những chỉ dẫn, và tham lam thể hiện ý tưởng như các bác thì chắc chẳng bao giờ có được logo Apple (thực tình thì em cũng ko hiểu giữa trái táo và công nghệ có liên quan gì với nhạu nữa ạ, trái táo có vẻ giống logo của hãng trái cây hơn các bác nhỉ), hay logo Cocacola (có thể hiện đặc trưng của nước uống có ga đâu ạ) hay logo của Unilever (quá rườm rà luôn, chứ có đơn giản mấy đâu ạ), hay logo hình con công của đài NBC (con công thì có liên quan gì đến đài truyền hình ạ??), hay logo của pizza Domino (thực tình thì e cũng suy nghĩ mãi mà cũng chẳng hiểu domino có liên quan gì đến pizza ạ?), hay là logo starbuck (có tách cà phê hay hạt cà phê nào đâu ạ?)
Em thấy những logo nổi tiếng cũng chỉ hàm ý 1 nét ý nghĩa đặc trưng nào đấy có khi là đặc điểm ngành nghề hoặc khát vọng phát triển hoặc tầm nhìn hoặc mục tiêu công ty, chứ không thể nào dồn nén được tất cả trong 1 hình vẽ đơn giản được (lưu ý là logo chứ không phải là bức tranh) và cũng không phải bắt buộc logo thể hiện đặc trưng lĩnh vực của công ty (em đơn cử logo Apple, starbuck, Mc donal, KFC, Firefox, P&G,...) 
Cái quan trọng là tầm nhìn, định hướng, mắt thẩm mỹ và sở thích cá nhân của người lãnh đạo nữa ạ. Chứ mấy cái quy chuẩn kia đặt ra cũng chỉ mang tính tương đối và để tham khảo cho những người không biết thôi.
9 người 10 ý, làm sao mà có thể thiết kế được 1 logo thỏa mãn trăm triệu con người lúc nào cũng thích tỏ vẻ mình đây hiểu biết được.
Cho nên em nghĩ, bình luận ở đây chỉ nên dừng lại ở 2 tiêu chí: hiệu ứng thị giác và ý nghĩa. Mà tiêu chí đầu tiên là hiệu ứng thị giác (nhìn có ưa mắt ko đã) rồi hãy xét đến ý nghĩa. Chứ bới móc kiểu như nên thêm cái này, nên vẽ cái kia thì đến 1000 năm sau cũng chưa xong đâu ạ. Mà 2 cái tiêu chí ấy cũng nhiêu khê, mỗi người 1 mắt, mỗi người 1 ý. Biết đâu mà lần, biết đâu mà chuẩn. Làm gì có quy tắc và khuôn khổ cho sự sáng tạo đâu mà canh lề theo làm chi cho mệt.
Thôi thì cứ đợi xem sở thích cá nhân của BTC như thế nào. Chứ BTC có mà nghe theo mấy bình luận ở đây để làm dâu trăm họ thì cũng không xong với dư luận đâu.
Mời mọi người bình luận tiếp ạ.

20:27 Friday,17.5.2013

Đăng bởi:  ongnoi

Hà Nội có nhiều di tích... Nhưng tại sao khi thiết kế logo nhà hát chèo Hà Nội, đại đa số các nhà thiết kế, các hoạ sĩ lại chọn biểu tượng khuê văn các (hay chọn 1 phần logo thành phố Hà Nội) lồng ghép vào logo nhà hát chèo Hà Nội??? Vì hát chèo là môn nghệ thuật văn hóa, mà biều tượng văn hóa lâu đời ở TP Hà Nội là Khuê Văn các...


Do đó bdesign không thể cứ thắc mắc là tại sao các tác giả cứ dùng hình tượng Khuê Văn các mà không dùng các biểu tượng khác ở Hà Nội. Bdesign có lẽ không thực tế về chèo nên mới đưa ra ý kiến là tại sao logo hát chèo các tác giả đa phần dùng chiếc quạt nan mà không dùng các thứ khác ví dụ như trống chầu, nón quai thau... Tôi sẽ trả lời cho Bdesign rỏ ở điềm này: trên sân khấu tuồng mà không có chiếc trống chầu thì đó là hát cải lương, nhưng có trống chầu trong trường hợp nầy thì chưa chắc đó là sân khấu hát chèo, vì hát bội vẫn có chiếc trống chầu trong phần nhạc cụ chủ lực của hát bội. Như vậy đề phân biệt hát chèo và hát bội thì có lẻ chỉ chiếc quạt nan là tốt nhất, vì đạo cụ đặc trưng của chèo là chiếc quạt nan.
Cái vấn đề Bdensgn nói tương đối tạm được là chiếc quạt nan nếu xếp xếp không khéo léo vào logo thì dễ biến thành cửa hàng bán quạt nan, công ty sản xuất quạt hơn là chiếc quạt nan của hát chèo... Và cũng chính điều đó là thử thách lớn cho hầu hết các tác giả thiết kế logo chèo mà dùng chiếc quạt làm hình tương: chiếc quạt nan phải đi kèm với hình ảnh gì, đạo cụ gì, vật dụng gì... để độc giả nhìn vào là biết ngay chiếc quạt nan trên sân khấu, trên nhà hát chèo chứ không phài chiếc quạt ở cửa hàng quạt.

17:41 Friday,17.5.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

Nếu thành phố HN ủng hộ việc các đơn vị trực thuộc, nhất là những đơn vị văn hoá nghệ thuật của HN sử dụng một phần nhận diện của mình trong logo, giám đốc nhà hát chèo HN thích ý đó, và người thiết kế "đón lõng" ý đó, thì bạn nghĩ thế nào?Case study như vậy, trên thế giới không phải là hiếm, vậy nên đừng hồ đồ trong vấn đề này.Nếu nói như bạn thì VN mình nên đốt cờ đốt quốc huy đi cho rồi =))Tôi vẫn hỏi lại: 1. Nếu biểu tượng văn hoá Hà Nội không dùng Khuê Văn Các, thì dùng gì? Vì câu trả lời dài của bạn vẫn chưa làm vừa ý tôi, và tôi thấy chả có gì trong những cái bạn đưa ra từ tháp rùa cầu Thê Húc cho đến hạt cốm bánh cốm bỏ vào logo được cả. Và 2. Nếu dùng KVC mà cách điệu kiểu khác, thì cách điệu kiểu gì?

16:06 Friday,17.5.2013

Đăng bởi:  bdesign

Được các bạn nhiệt tình phản hồi về ý kiến của tôi trong bài "Về logo số 1 đến số 5, còn nhiều tính nghiệp dư", rất lấy làm hân hạnh, và nay xin được trả lời cho các bạn dưới đây:

@Nothing Unusual, Ongnoi, NQT:
Một logo mới tinh, không nên lấy vài chi tiết của một logo khác đã hiện hữu và đã đăng ký bản quyền, để làm thành logo của mình, đấy  là nguyên tắc bất thành văn trong thiết kế, mà ai làm nghề thiết kế chuyên nghiệp cũng đều phải biết rõ. Đó không chỉ là nguyên tắc học thuật, mà còn là lòng tự trọng của ngưòi làm thiết kế. Vì khi anh lấy chi tiết của logo khác làm chi tiết cho logo của mình, việc ấy chỉ chứng tỏ anh lười suy nghĩ, không chịu tư duy động não tìm hướng đi mới, mà muốn dễ dàng ăn sẵn lấy cái người ta đã nghĩ ra. Có rất nhiều cách để đi hướng khác nếu chịu suy nghĩ mà không bị đụng hàng của người khác, điều ấy dưới đây sẽ nói chi tiết.

Những ví dụ không nên đụng hàng là, như một công ty kinh doanh về y dược, nhà thuốc, sản xuất thuốc, thì không nên lấy biểu tượng của hội y học là con rắn và cái chữ thập làm chi tiết cho mình. Biểu tượng ấy không chỉ của Vietnam mà còn là của toàn thế giới về y học, và công ty dược phẩm nước ngoài như Boehringer Ingelheim có biểu tượng là các sọc đứng trong vòng tròn cùng với cụm chữ, không có dính dáng gì đến chữ thập hay con rắn, công ty Roche là chữ Roche trong hình lục giác. Hay công ty thực phẩm như Mac Donal, KFC thì không nên lấy biểu tượng cờ hoa của Mỹ làm chi tiết cho mình, và rõ ràng họ đã không làm thế. Hay một công ty gì đó thuộc thành phố New York, ví dụ nhà hát Broadway nổi tiếng, không bao giờ lấy biểu tượng (gia huy) của thành phố New York gồm chữ NY và tương Nữ thần Tự Do làm chi tiết cho nhà hát này, mà chỉ là chữ BROADWAY viết hoa nằm trong hai gạch ngang.

Như vậy ta thấy, lấy chi tiết logo của kẻ khác làm chi tiết cho mình là điều mà các nhà thiết kế đứng đắn có tự trọng trên thế giới không bao giờ làm. Và tiêu chuẩn của việc thiết kế logo thương hiệu và đồ họa nói chung, thì ta nên theo tiêu chuẩn phương Tây, vì thực ra phương tây đã đi trước ta hàng trăm năm về thiết kế, và họ đã đi vào tiêu chuẩn quy củ. Còn các bạn lấy ví dụ ở Viet nam, nào là "Logo đại học Thành đô Hà nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hà nội, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà nội… đều khéo léo lồng ghép logo thành phố Hà nội vào logo của cơ sở - Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam, cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam … đã lồng ghép logo tỉnh Quảng Nam - trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương đã lồng ghép logo tỉnh Bình Dương" vv..., thì đều là không đúng chuẩn, vì các bạn thưa hiểu ở Vietnam, việc thiết kế chưa phải là đỉnh cao, còn rất lộn xộn, vi phạm bản quyền, vì thế việc dùng như thế là lung tung. Đi xa hơn nữa về vấn đề thương hiệu, các logo của nước ngoài thậm chí không muốn bị ràng buộc vào một địa phương hay quốc gia nào, mà hướng ra tính toàn cầu, vì vậy tự trói mình vào một địa danh là không nên. Một logo nên phải là tự nó xây dựng nên thương hiệu và giá trị cốt lõi của mình, sao cho ở đâu trên thế giới nhìn thấy cũng nhớ đến ngay, chứ không phải dựa hơi ăn theo một địa danh nào. Đấy là giá trị cơ bản cốt lõi của một logo. 

Còn về  việc làm thế nào để đi hướng khác mà không đụng hàng, không cần dùng logo TP Hà Nội vẫn có thể tìm ra đặc trưng của Hà Nội, vấn đề là phải chịu khó suy nghĩ. Cái gì làm nên bản sắc riêng biệt của Hà Nội, có tính dân tộc và thời gian, đều có thể dùng để gợi về hình ảnh Hà Nội. Có rất nhiều cái chỉ có Hà Nội mới có, ví dụ Tháp Rùa và hồ Gươm, cầu Thê Húc có ở đâu có ngoài Hà Nội? Phố cổ kiểu Hàng Đào với mái ngói xô lệch phố Phái, cột điện liêu xiêu đầu ngã tư, ở đâu có ngoài Hà Nội? Hội An cũng có phố cổ nhưng khác với kiểu Hà Nội. Chợ lớn người Hoa cũng có phố cổ nhưng kiểu khác hoàn toàn Hà Nội. Chùa Một Cột, Cột Cờ, tàu điện leng keng, cầu Long Biên, 5 cửa ô Hà Nội, Ô Quan Chưởng, hạt cốm bánh cốm, nắng mùa thu trên cây bàng phố Phái, phong thái từ tốn nhã nhặn lịch lãm nhỏ nhẹ, tất cả đều rất Hà Nội. Gợi hình ảnh về Hà Nội là tất cả những cái gì thuộc về văn hóa ở phần trung tâm của Hà Nội cũ (không bao gôm Hà Nội mở rộng), những cái văn hóa ấy đã định hình trong tâm trí mọi người ít nhất 50 năm nay, rằng đấy mới là chất Hà Nội. Vấn đề là biến chúng thành hình ảnh có khả năng khái quát một cách tối giản mà vẫn có thể hiểu được, việc đó cần phải đào sâu suy nghĩ, không thể hời hợt ăn sẵn. Kể cả Khuê Văn Các Văn Miếu cũng có thể dùng, nhưng nên tìm chi tiết khác, tránh đi cái logo Hà Nội đã có sẵn. Kể cả không thể cách điệu Khuê Văn Các tốt hơn cái logo Hà Nội, thì đi tìm sang hướng khác. Nữa là lại dùng luôn nó, thậm chí bóp méo đi cho vừa với mình, thì vừa là lười suy nghĩ, ăn cắp, lại còn xúc phạm sáng tạo của người khác, như thế thì ra cái gì, có tự trọng không?

@Ongnoi, Gialang:
Bất cứ một cái hình gì cũng có thể là logo, đúng, kể cả một vết mực loang, một chữ cái, một vệt nguệch ngoạc. Nhưng kể cả là một vệt nguệch ngoạc tưởng như vô tình, thì trong đó cũng là sự có tính toán của tác giả, tức là có chủ ý làm như thế để hướng người nhìn đến cái suy nghĩ như thế, tức là có mục đích và chủ ý rõ ràng, chứ không phải là sự tùy tiện dễ dãi. Bạn Gialang nói, "Một mẫu logo toát lên được nội dung cần diễn đạt thì đó là một logo tốt, còn nhìn vào 5 logo trên mà vội đánh giá là không chuyên nghiệp thì e rằng quá hấp tấp.Đâu phải cứ nhất thiết công ty thiết kế logo chuyên nghiệp là có một logo chuyên nghiệp đâu. Một sinh viên, một nghệ sĩ, một bác sĩ vẫn có thể làm một logo tốt, miễn sao logo đó nói lên nội dung cần diễn tả" là sai.

Một logo tốt không chỉ toát lên ý cần diễn đạt, mà nó còn phải đơn giản, thậm chí là tối giản để dễ nhận biết, vì trí óc con người ta phải nhớ quá nhiều, không ai có thể nhớ logo của bạn nếu nó quá rối rắm phức tạp.Và nó còn phải đẹp mắt, vì con người ta ai cũng thích nhìn cái đẹp cái có thẩm mỹ, chứ không ai thích nhìn cái xấu. Còn thế nào là xấu và đẹp thì tùy thẩm mỹ mỗi người, nhưng một logo là một thương hiệu hướng tói một nhóm đối tượng cụ thể có tiềm năng mua nó (ở đây là khách xem chèo), nên ít nhất nó phải làm cho nhóm này thấy thích thú. Mà nhóm này là ai? Đó là Tây thích khám phá văn hóa Việt, và người Việt yêu thích văn hóa dân tộc, tức là những người có khả năng trình độ tương đối khá và yêu quê hương. Đó là phải thiết kế theo hướng marketing. Đó là học thuật và cần suy nghĩ tử tế chứ không phải làm một cách à uôm tạm bợ để rồi bảo thế này tôi thấy là đẹp rồi. Đẹp là đẹp cho đối tượng nào? Để nhằm mục tiêu gì? Thế mới cần đến các nhà thiết kế chuyên nghiệp có học hành bài bản có kinh nghiệm.

Còn như bạn nói, sinh viên bác sỹ cũng có thể thiết kế, miễn sao nói lên nội dung cần diễn tả, tôi nói là không sai nhưng không đủ. Bác sỹ, sinh viên, kỹ sư cũng có thể vẽ bất cứ cái gì, nhưng họ không được đào tạo về chuyên môn thiết kế, nên họ không thể làm tốt bằng một nhà thiết kế. Không như thế thì các công ty thiết kế thất nghiệp hết à? Còn thì cũng có nhiều loại công ty thiết kế, từ kém đến giỏi chứ không phải cứ công ty thiết kế là làm đẹp hơn người ngoài nghề. Có thể một ông sinh viên khoa nông nghiệp nào đó đột xuất cũng thiết kế ra cái logo có khi khá hơn công ty thiết kế. Nhưng ta phải xét trên tổng thể, rằng tỷ lệ thiết kế tốt hơn người nghiệp dư, rõ ràng thuộc về các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Còn ông sinh viên kia nếu có, thì đó là thiểu số tài năng đột xuất, cái này ta không thể bàn.

Còn bạn bảo "Và thậm chí biết đâu 5 logo trên đều xuất phát từ những nhà chuyên thiết kế logo thì sao... Như vậy nhắc lại, nhận xét 5 logo trên là nghiệp dư là quá hồ đồ" là cũng sai. Một nhà thiết kế chuyên nghiệp không ai làm như thế. Không có chuyện biết đâu ở đây. Nếu ví dụ bạn làm trong nghề kỹ sư nông nghiệp chẳng hạn, bạn chỉ liếc qua là biết người khác làm cái đề tài nào là bạn đã đánh giá được nó có tốt hay không. Đó là chuyện kinh nghiệm trong nghề. Nghề của ai người ấy biết. Mọi người thường tưởng là thiết kế hay vẽ vời là dễ và ai cũng có thể làm được, nhưng thực ra nghề gì cũng phải có học cả. Có cả một khoa học cho việc đó. Đó là khoa học về quảng cáo. Như bài của bạn Bibi nói là đúng.

13:19 Friday,17.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ bibi: cmt của bạn Soi xin đưa lên thành bài, có kèm theo hình ảnh. Bài có tên: "Chưa bàn đến đẹp hay xấu, trước tiên phải có những thứ này…" Mời bạn vào xem. Cảm ơn bạn nhiều.

11:50 Friday,17.5.2013

Đăng bởi:  Nothing Unusual

"lại dùng chi tiết của một logo khác (logo Hà Nội) làm của mình, như thế là tối kỵ, phạm quy trong học thuật thiết kế, không được phép."
Không hiểu cái phép này ai cho mà phải được mới làm? Hình Khuê Văn Các đã có trong logo TP Hà Nội thì không được có trong logo khác cũng về Hà Nội? Hình Khuê Văn Các có cách cách điệu nào khác tốt hơn không? Nếu không được dùng hình Khuê Văn Các thì dùng hình gì? Tháp Rùa? Cột Cờ? Lăng Bác? Vincom? KangNam?

11:21 Friday,17.5.2013

Đăng bởi:  bibi

Một logo thường phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
Tinh thần: Logo phải toát nên được tinh thần của vấn đề cần nói. Chẳng hạn logo về chèo thì nhìn một cái là ra chèo, là thấy được cái thần thái của chèo chứ không phải nhầm sang tuồng, cải lương hay kịch nói…
Dễ nhận diện và độc đáo: Logo nhìn thoáng qua là biết, là ghi nhớ được. Logo có thiết kế càng độc đáo thì càng thu hút sự chú ý của mọi người và do đó cũng giúp nó được biết đến nhiều hơn.
Cô đọng: Logo phải cô đọng và chắt lọc. Sự cô đọng của logo thể hiện cụ thể trên hai điểm: cô đọng về hình thức thể hiện và cô đọng về ý. Nhiều người thiết kế quá tham hình, tham màu, tham chi tiết và sa đà vào tình trạng kể lể liệt kê… những logo như vậy thường không đẹp, yếu và vụn vặt.
Khoa học: Sự khoa học trong quá trình nghiên cứu và thể hiện giúp logo loại bỏ được nhiều thứ rườm rà cảm tính mà nhiều người thiết kế dễ mắc phải. Sự khoa học cũng làm thiết kế logo được chuẩn hóa, giúp nó dễ dàng trong việc phóng to thu nhỏ hay chuyển đổi trên các chất liệu… ở các điều kiện khác nhau mà vẫn giữ được đúng theo nguyên mẫu. Chẳng hạn ở thành phố thì việc in logo rất dễ dàng. Nhưng cũng logo đó, ở những nơi không có điều kiện, buộc phải kẻ vẽ bằng tay thì sự thiết kế logo khoa học lại giúp rất nhiều cho người thực hiện có thể vẽ được logo đúng theo nguyên mẫu.
Tóm lại khi một thiết kế hội tụ đủ tất cả các yếu tố đó thì mới đạt yêu cầu của một logo, còn logo đó đẹp hay xấu lại tùy vào tài năng và khả năng sáng tạo của từng người.

22:59 Thursday,16.5.2013

Đăng bởi:  ongnoi

Nếu logo số 2, số 3,số 5 … không đáng là logo thì gọi là cái gì ??? Nên nhớ rằng một chữ cái không chỉnh sữa vẫn là logo, một dấu chấm, một vết mực loang… vẫn có thể là logo.
 - Câu nói ”…lại dùng chi tiết của một logo khác (logo Hà Nội) làm của mình, như thế là tối kỵ, phạm quy trong học thuật thiết kế, không được phép” chứng tỏ sự hiểu chưa tới của bạn bdesign
Tôi lấy một vài ví dụ nhò rất gần để minh chứng ;
- Logo đại học Thành đô Hà nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hà nội, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà nội… đều khéo léo lồng ghép logo thành phố Hà nội vào logo của cơ sở
- Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam, cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam … đã lồng ghép logo tỉnh Quảng Nam
- trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương đã lồng ghép logo tỉnh Bình Dương….
 Và còn rất nhiều trường học, công ty, cơ sờ lồng ghép logo của tỉnh nhà vào logo cơ sở…
 Thế thì tại sao các logo dự thi logo nhà hát chèo Hà Nội không thề lồng ghép logo thành phố Hà Nội một cách tinh tế, hợp lý vào logo chèo Hà Nội? Cấm kỵ là cấm kỵ chỗ nào, phạm qui trong học thuật thiết kế chỗ nào???
bdesign nếu đúng là người trong nghề thì hãy giải thích.

22:43 Thursday,16.5.2013

Đăng bởi:  Phương Linh

Đúng chưa chắc đã đẹp nhưng đẹp thì chắc chắn là đúng. Một số lô gô nổi tiếng nếu soi ra cũng mắc nhiều lỗi cơ bản lắm. Thôi thì đợi các lô gô kì sau xem có khá khẩm hơn không.

22:23 Thursday,16.5.2013

Đăng bởi:  NQT

Nhà hát chèo Hà Nội là cơ quan của Thành phố Hà nội nên lấy logo của TP Hà Nội vào trong logo của mình là bình thường mà bạn.

17:50 Thursday,16.5.2013

Đăng bởi:  gialang

Nếu nhận xét logo từ số 1 - số 5 là nghiệp dư thì quả là nhận xét quá hồ đồ.
Một mẫu logo toát lên được nội dung cần diễn đạt thì đó là một logo tốt, còn nhìn vào 5 logo trên mà vội đánh giá là không chuyên nghiệp thì e rằng quá hấp tấp.
Đâu phải cứ nhất thiết công ty thiết kế logo chuyên nghiệp là có một logo chuyên nghiệp đâu. Một sinh viên, một nghệ sĩ, một bác sĩ vẫn có thể làm một logo tốt, miễn sao logo đó nói lên nội dung cần diễn tả. Và thậm chí biết đâu 5 logo trên đều xuất phát từ những nhà chuyên thiết kế logo thì sao... Như vậy nhắc lại, nhận xét 5 logo trên là nghiệp dư là quá hồ đồ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả