Thiết kế

Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 4: từ 16 đến 23)

Các bạn thân mến, Sau đợt phát động thi sáng tác logo cho Nhà hát Chèo Hà Nội, đến nay các bài dự thi đã được gửi về. Ban Tổ Chức xin giới thiệu với các bạn các mẫu dự thi. Lời diễn giải về logo là do các tác giả tự viết. Hiện các […]

Ý kiến - Thảo luận

15:07 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  candid

@Nina: Các nhà hát nổi tiếng khác cũng thế thôi, chả ai nhớ logo là cái gì cả. Thường người ta nhớ đến các Nhà hát thông qua:
- Chương trình biểu diễn
- Kiến trúc của Nhà hát.
Nhưng không khéo sau này người ta nhớ đến Nhà hát chèo Hà Nội qua vụ thi Logo này cũng nên. :D

11:19 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  Nina

Gửi bạn Candid: Tất nhiên là Nhà hát tốt sẽ dễ mang lại sự nổi tiếng cho logo hơn. Nhưng mà ví dụ nhà hát opera La Scala thì cực kỳ danh tiếng, thế nhưng mình chả nhớ logo của nhà hát ấy đâu. Nhân nhắc đến mới đi tìm và thấy nó thế này:http://www.teatroallascala.org/includes/v2010/img/teatro-alla-scala.png

7:41 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  candid

Em thấy nhiều logo bị mắc lỗi là hơi tham, muốn truyền tải nhiều thứ, vừa muốn có chèo, vừa muốn có Hà Nội, rồi lại đòi hỏi phân biệt giữa nhà hát Trung ương, nhà hát địa phương, vừa có tính truyền thống lại mang nét hiện đại... tóm lại là như 1 nồi lẩu.
Tốt nhất là nên liệt kê các ý tưởng muốn truyền đạt và phải chấp nhận ưu tiên 1 số còn số kia chỉ là thứ yếu.
Chuyện ngoài lề tí: Theo các bác thì logo tốt mang lại thành công cho Nhà hát hay Nhà hát tốt thì mang lại sự nổi tiếng cho Logo?

7:29 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  admin

Lê Thế Anh thân mến,


Thế ý bạn là sao? Là thôi đừng góp ý nữa hả? Và góp ý thế nào theo bạn mới là khoa học? Khen như bạn khen logo 16 mới là khoa học? Và theo bạn, cuộc thi nên thế nào? Để chừng này logo cho ban giám khảo chọn xong rồi mới post lên? Hay để người đọc cùng nhận xét rồi ban giám khảo cân nhắc?

7:05 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  Lê Thế Anh

Tạm tính từ logo số 1 đến logo 31, tôi thấy logo số 16 là đẹp nhất. Các hình ảnh được cách điệu và lồng ghép vào nhau hợp lý, chặt chẽ và logic. Các nhạc cụ: trống, đàn nguyệt, đàn nhị kết hợp với nhau tạo thành như chữ H, chữ cái đầu của từ Hà Nội. Đường nét của ba đối tượng này vì thế khá hội họa, vừa thanh tao nhưng cũng đủ rắn rỏi, có cứng, mềm; có nét thanh, có mảng lớn. Phần hình vuông bên ngoài bao trọn các đối tượng bên trong được sáng tạo từ chữ khẩu cũng rất hợp lý. Ai cũng biết, kỹ thuật và tâm hồn người hát quan trọng thế nào với Chèo. Không phải cứ có chất giọng, rồi "tròn vành, rõ chữ" là biết hát chèo, nó đòi hỏi người nghệ sỹ phải có một kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" thẫm đẫm từ tim can, tưởng rất kỹ thuật mà lại không kỹ thuật, tưởng không có gì mà lại rất khó. Đấy là chưa kể, giọng hát vốn dĩ là một thứ không dễ tượng hình, thế nên, làm logo, không mấy ai nghĩ ra ngay điều đó. Thế mà tác giả này nghĩ được, cô đọng được cũng là điều rất đáng ghi nhận. Nhìn chung, logo này có bố cục chặt chẽ, màu sắc cô đọng, dễ nhớ, dễ in ấn.
Tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng logo này giống như diễn tả một ban nhạc hiếu. Nhận định thế thì hơi quá. Tôi chưa từng làm logo, chỉ vẽ vời linh tinh, thấy việc vẽ sao cho cô đọng, nhưng người xem vẫn hiểu thông điệp, vừa tình cảm vừa lý trí... sao mà khó thế. Tôi thông cảm với những người sáng tạo logo, một công việc đòi hỏi cô đọng, bao hàm giá trị nội dung, thông điệp mà vẫn mỹ thuật đòi hỏi người sáng tạo phải có óc quan sát, tính phát hiện và khái quát vấn đề cao. Thế nên, công việc này có khi là sự sáng tạo của một tập thể.
Nói về các đối tượng để làm nổi bật thần thái Chèo thì nhiều: nào quạt, dải lụa, nào trống, phách, rồi hát, múa... Ở cuộc thi này logo lại còn làm sao cho ra Chèo Hà Nội, khác Chèo Hậu cần, Nhà hát Chèo Việt Nam, rồi lại còn ra chất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nói thật, logo nào mà bao sân hết được. Thế nên, có tác giả muốn đưa vào phần lớn hình tượng Chèo thì bị coi là kể nể, có người chỉ chọn một đối tượng nhất định (như trong trường hợp này) thì bị coi là không ra chất Chèo, có logo đưa hình tượng thủ đô thì lại cho là bị hình ảnh địa phương bó hẹp tính toàn cầu, đưa hình ảnh cái quạt (một trong những biểu trưng quan trọng nhất của Chèo) thì lại bị coi là cũ. Thế thì làm thế nào cho vừa ý cả làng? Góp ý không khoa học, đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng "đẽo cày giữa đường", rối Nhà hát Chèo Hà Nội cũng hoang mang. Tôi không có ý coi thường các nghệ sỹ Chèo của nhà hát ta, nhưng chơi nhiều với các bạn, tôi cũng biết, các bạn hát hay, múa giỏi, diễn tốt, nhưng đâu phải ai cũng hiểu hết về những việc liên quan đến mỹ thuật, các giá trị logo. Điều này là lẽ thường, thế nên mới cần đến Soi, cần đến Ban giám khảo là dân mỹ thuật. Nhưng biết đâu, ngay cả khi Ban cố vấn chọn cho một cái logo đẹp nhất trong cuộc thi này rồi thì chưa chắc đã yên tâm. Vì cứ chiểu theo các góp ý trên thì thấy nó vẫn không đủ. Thế thì, như ai đó góp ý, tìm một công ty thiết kế chuyên nghiệp nào đó làm lại à? Liệu có được một kết quả tốt hơn không, khi mà ngay tại cuộc thi này, BTC đã có nhiều lựa chọn mà còn không được? Mà lúc ấy, tiền mà bọn chuyên nghiệp nó đòi, không phải là 50.000.000 đâu nhé. Nếu cộng với giải thưởng ở cuộc thi này (kiểu gì cũng phải có chứ, dù là khuyến khích) thì số tiền cũng kha khá mà còn nhức đầu nữa. Vì đã thuê bên ngoài, kiểu gì cũng mất tiền, đẹp thì đáng đồng tiền bát gạo, nếu xấu thì lại bị thiên hạ bàn tán.
Mà thôi, đến cái logo của Hãng hàng không Việt Nam thuê hẳn công ty chuyên nghiệp nước ngoài làm còn bị chê tời bời nữa là. Dù sao, cũng rút kinh nghiệm từ Vietnam Airlines, sau khi đã chọn được logo rồi, Nhà hát cần đi đăng ký bản quyền ngay, kẻo phí bao tâm, của.
 

17:30 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  Phun

Logo số 16 màu thì dễ nhìn, hài hòa, nhưng nên tặng cho đội nhạc hiếu nào đó, nhất là khi dùng ở version đen trắng.
Logo 18 dùng màu của Barbie mà mặt lại là của hai ông hề già?
Logo 19 có thể bán cho đối thủ của hãng gas Ngọn Lửa Thần?
Logo số 22 cũng là biến thể của Mandarin Oriental nhưng vòng vèo hơn thôi, nhát cắt trên quạt đã tố cáo điều ấy. Nhưng cho dù không thế thì logo này cũng nên bán cho thành phố Hà Nội để làm logo cho tháp Rùa, cụ Rùa?
Logo số 23 vừa không thể vẽ lại được bằng tay khi cần diễn tả, vừa không có đặc trưng gì cho bộ môn nghệ thuật. Các logo khác chẳng có gì để bàn, trông chán quá.

17:09 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  NQT

Nhưng nhìn cái quạt lại giống trái lựu đạn quá!!!!!!!

15:02 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  NQT

Mình rất thích mẫu 22 ở cách trình bày, thể hiện. Logo đơn giản nhưng mang nhiều nhiều ý nghĩa. Chắc tác giả là người thiết kế chuyên nghiệp. Nhưng mình vẫn thấy cái quạt cách điệu giống hình quả lựu đạn quá

14:01 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  art c.

16 - Thể hiện rỏ âm nhạc, tuồng, nhưng chưa phân biệt cải lương, hát bội, chèo.
17 - Bố cục cân đối kỹ hà khá chắc chắn, nhưng trong trường hợp nầy quá cứng, trong khi đó chèo cần sự mềm  mại hơn, có cảm giác như bệ phóng tên lửa đạn đạo đang khai hỏa.
18 - Chi tiết quá rời rạt, 2 hình mặt nà bị thừa và lỏng bỏng.
19 - Ý tưởng hay (tập trung cái đẹp ở phần màu cam) - phần màu tím quá thô kệt, chữ xấu và chưa nói là làm cho người xem đọc thành H NO, H noi, hơn là Hà Nội...
20 - Đường nét rất mềm mại, màu hồng rất nữ tính, tách rời từng chi tiết thì chi tiết nào cũng đẹp (hoa sen, cái quạt, cô gái má hồng) nhưng gọp tất cả hình ảnh xung quanh cô gái lai ta có cảm giác mùi hương hoa của phái nữ tỏa ra từ đây (nước hoa, spa,  sữa tắm dưỡng da) hơn là  âm nhạc.
21 - Chữ đúng, đường nét mềm, khoản trống nhiều có tác dụng thoáng nhưng cũng chính điều đó tác dụng ngược là chèo (chủ đề chính) bị chìm, địa danh là chủ đề phụ thì được đánh nổi trội, có nghĩa là nhìn vào logo dễ cảm nhận chùa 1 cột hơn là chèo.
22- Nếu không đọc thuyết minh thì độc giả khó mà biết được có hình ảnh Hà Nội trong logo - trực quan nhìn vào thấy mặt trời mọc trên biển đang sóng to gió lớn hơn là chiếc quạt và hoa cúc.
 

12:26 Monday,20.5.2013

Đăng bởi:  candid

mẫu 22 dựng hình ảnh 3D và đổ màu Gradient để làm hàng quá. Cứ dựng 2D và dùng mầu cơ bản thôi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả