Kiến trúc

Nhân ngôi nhà của Võ Trọng Nghĩa thiết kế – xin bàn một chút về thông gió và chiếu sáng trong kiến trúc

Trong kiến trúc – chốn sinh tồn của con người cũng như các loài sinh vật – điều kiện thông gió và chiếu sáng cho phù hợp với nhu cầu và đặc trưng sinh học của từng loài luôn là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Dễ minh chứng nhất là tổ của […]

Ý kiến - Thảo luận

15:19 Friday,30.5.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Admin: Nhân chủ đề về comments, mình nghĩ Soi nên bố cục trang sao cho hiện được ít nhất 3 comments mới nhất. Sẽ dễ theo dõi hơn nhiều Soi ạ.

14:52 Friday,30.5.2014

Đăng bởi:  admin

:-) Cứ hy vọng đi Paxu. Biết đâu Trời thương bạn...


 


14:45 Friday,30.5.2014

Đăng bởi:  Paxu

Với những gì đã đăng và những gì trang này comment trả lời những người khác thì SOI nên đóng cmn cửa. Còn không thì hi vọng trang này sẽ bị sập. Nói thật lòng. Hãy nhìn lại mình và đừng có tức :v :3

7:30 Wednesday,26.6.2013

Đăng bởi:  admin

@ tuyet nhi: Soi không đưa cmt của bạn lên vì quá vô học trong tranh luận. Bạn bỏ hết những câu chửi bới đi, giữ lại phần chuyên môn (tuy ít ỏi) trong cmt của bạn đi, rồi gửi lại, Soi sẽ post lên cho.
Nhân đây, Soi cũng tạm ngưng chương trình đưa cmt rác của các bạn bênh công trình anh Nghĩa lên. Chừng đó đủ rồi. Hơn nữa, có dấu hiệu là một số "kẻ" định chơi xấu anh Nghĩa bằng cách này: xông vào chửi rủa để mọi người có một cái nhìn ác cảm, không đúng về anh.

6:50 Wednesday,26.6.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nghiêm Toàn
Góp ý với bạn một chút về sự khác nhau giữa giải pháp dùng các ô vuông như nhau và dùng một bức tranh có tỷ lệ như Mondrian, Kandinsky.

Khi bạn dùng những ô vuông như nhau, trọng tâm sẽ hướng vào nội dung trong ô mà không hướng vào bản thân cái ô vuông, giống như bạn có thể treo một loạt bức tranh cùng kích thước, vấn đề là tranh chứ không phải khung. Tuy cảnh quan bên ngoài là một, các ô vuông giống nhau, nhưng khi bị ngăn ra, và với vị trí các ô cao thấp khác nhau cảnh trong mỗi ô hoàn toàn khác, giống như những bức tranh treo trên tường. Mỗi ô khi đó có một sự độc lập tương đối. Nhìn chung, ta có thể thấy ý đồ tạo hình là phá một bức tranh toàn cảnh thành nhiều bức tranh độc lập.

Nếu bạn sử dụng một bức tranh tỷ lệ kiểu chia khoảng như Mondrian, mỗi ô sẽ là một bộ phận không thể thay đổi của một bức tranh tổng thể. Như vậy vô hình chung bạn thay một bức tranh thiên nhiên tổng thể có thể nhìn thấy nếu cả mặt tường thoáng, bằng một bức tranh nhân tạo cùng kích thước, với những mảnh thiên nhiên như những mảnh vật liệu khảm trên bức tranh đó. Điều đó không phải là xấu, và vẫn có thể làm, nhưng là một ý đồ hoàn toàn khác với ý đồ phá vỡ một bức tranh tổng thể để tạo thành nhiều bức tranh độc lập. Trong hai giải pháp, cái nào đẹp hơn, còn tùy thuộc vào cảm nhận của từng người và cảnh quan cụ thể ở ngoài công trình.

15:41 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@ Nghiêm Toàn, về tỷ lệ các "khung ảnh" trong ngôi nhà của Võ Trong Nghĩa, nó làm mình liên tưởng tới các bức ảnh vuông Instagram, cảm giác mới mẻ và thú vị.

13:59 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Phó Đức Tùng: Em hiểu ý anh ạ, em so sánh với dụng ý: Nếu học Le Corbusier thì còn nhiều thứ phải học và nên tinh tế hơn. Tuy vậy, khi viết thì không nhớ ra Le Corbusier có chi tiết nào tương tự nên lấy tạm Ronchamp :D.
Ngoài ra, với ý đồ chia khung cảnh thành các screen khác nhau thì theo em nên dùng cấu trúc tỷ lệ của Kandinsky thì có lẽ phù hợp và đẹp hơn.

12:12 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  candid

Em từng làm ở tòa nhà đấy mấy năm trời, bây giờ cũng làm trong tòa nhà khác cũng toàn kính mấy năm trời thì thấy là mấy cái lam che nắng ấy nó cũng có tác dụng nhất định chứ không phải hoàn toàn vô ích. Và nó cũng không phải Alu như bác nói đâu.
Nói chung là các cao ốc văn phòng ở Hà Nội nói chung đều tệ. Từ cầu thang máy, thông khí, chỗ vệ sinh, ánh sáng.


 

11:55 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nghiêm Toàn
Ô bêtông của Võ Trọng Nghĩa và của LeCorbusier ở nhà thờ Ronchamp chỉ hơi giống nhau về hình thức, nhưng khác về bản chất. Các ô nhà thờ là hình thức để suy tôn ánh sáng, biểu tượng của Chúa trời trong nhà thờ Thiên Chúa giáo, tương tự như ánh sáng trong cây thập tự của Ando Tadao. Các ô này rất sâu, hướng ánh sáng chiếu từ ngoài vào và gần như không có hướng nhìn từ trong ra.
Các ô trong nhà của Nghĩa là ô cửa sổ, là khung ảnh, nhằm chia cảnh quan bên ngoài thành những screen khác nhau. hướng nhìn chủ yếu từ trong ra, hiệu ứng ánh sáng xuyên qua chỉ là phụ.

10:52 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  TNXP

@Candid
Quên, vụ nắng từ mấy giờ tới mấy giờ để chúng tôi phân tích cho bác Candid biết thêm chút xíu.
Từ 10h đến 14h, khi đó nắng tương đối "tròn chân" tức tia có góc gần vuông, vậy thì mái nhà cũng đủ để che gần kín diện tích phơi nắng. Các tia nằm trước bóng của mái nhà sẽ liếm vào trong nhà nhưng rất ít. Từ 14h đến 16h là tia gay gắt nhất và có tầm xuyên vào chân nhà nhiều nên gây hiệu ứng nhà kính cũng cao nhất.
 

10:31 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  THT

@TNXP: nói lung tung quá, bên tây họ vẫn xài lam che nắng nhưng do là xứ hàn đới nên lượng nắng nó không nhiều như ở xứ nhiệt đới bên ta nên lam che nắng là những chi tiết trang trí kiến trúc và đóng vai trò tạo bóng gây hiệu quả thị giác cho ngôi nhà là chính, chứ không phải là quá tốn kém hay khó bảo trì đâu nhé, kính cao tầng người ta còn bảo trì được thì chẳng có cái gì gọi là không bao trì được, vì các loại lam che nắng cũng đều là phát minh của ngoài nước chứ không phải trong nước đâu nhé.
Do trình độ của kts VN cao quá nên khi ứng dụng lam che nắng thì thường là không có nghiên cứu gì hết hoặc có nghiên cứu nhưng cũng chẳng được gì nên làm cho có, cho đẹp là chính mà không lường được thực tế sẽ diễn biến như thế nào.
Lam chắn nắng là những thanh nhôm, chứ không phải alu bạn TNXP ơi, alu chỉ dùng để ốp trang trí thôi, mục đích chính đâu phải là chắn nắng. Lầm lẫn tại hại thế là cùng.
Mình cũng đồng ý với cmt của bạn Tuyên, diễn đàn kiến trúc thì phải phẩn tích về công năng, tổ chức các khu chức năng cũng như giao thông, không gian trong nhà nó có hay không? nó có độc không, nó có ẹp không...ai lại cứ đi chê hình thức kiến trúc bên ngoài là thế nào? trong khi nhà bê tông thì phải nặng nề, tre trúc thì phải nhẹ nhàng toàn những cái nó phải thế mà đem ra mổ xẻ làm gì chẳng khác gì nhìn quả núi mà bảo sao to thế thô quá sao nó không nhỏ như hòn đá cho nó xinh nhỉ... Nhà trên thác của F.L.Right toàn bằng bê tông, nhưng rất mát mẻ chứ chẳng sợ gì hấp nhiệt ban ngày tỏa nhiệt ban đêm...vì nó phụ thuộc vào thông gió trong căn nhà chứ vật liệu thì nhà nhà bê tông, người người bê tông, hiện chỉ có đại da thì mới chơi nhà toàn gỗ, trên lợp rơm rạ hay là mái 2,3 tầng, còn không thì da bọc xương mới chơi nhà mái tôn, nhà mái lá...tất cả thế giới đều bê tông cả, cứ bê là hấp nhiệt nướng người thì làm sao mà phổ biến cả thế giới được.

10:26 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  TNXP

À mấy cái bác Candid mang ra là là tỷ phú ô ba ma, là Võ trọng Nghĩa của nước ngoài, chấp làm giề. Chúng tôi cũng được biết về cơ bản, cao ốc văn phòng là bất động sản kinh doanh nên được tính toán kỹ các dòng tiền. Nhìn qua là biết chỉ có mấy cha xài tiền chùa mới thiết kế như vậy.
 

10:14 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Cảm ơn bạn Tuyên đã góp ý kiến, về ví dụ về tòa nhà Dầu Khí mình chỉ đưa ra để minh họa cho cái gọi là chủ nghĩa hình thức mượn danh công năng. Tác dụng chắn nắng thì đương nhiên là có (chả nhẽ lại không) nhưng quá ư là khiêm tốn so với cái mà nó được định danh, chi phí đầu tư và bảo trì.

Về trao đổi nhiệt, đối lưu không khí trong kiến trúc, kiến thức bé mọn của mình thì nó cần các điều kiện thế này: Chênh lệch nhiệt độ làm chênh lệch áp suất; hiệu ứng khe hẹp làm tăng tốc độ dòng khí; hiệu ứng mặt nước làm phát sinh dòng đối lưu...Về căn nhà của Nghĩa thiết kế thì mình không thấy các thủ pháp này (hoặc chưa thấy, nhờ bạn Tuyên chỉ giùm). Đối lưu thì lúc nào, khi nào mà chả có, cái quan trọng là tốc độ của nó.
 
@Cadid: Các cụ ngày xưa chơi Pattern ác, mỗi tội hồi đó nghèo quá, vật liệu dở thành ra hiệu quả không được như ý muốn.
 
@All: Hôm nay là ngày sinh của Antonio Gaudí, một kiến trúc sư, một con người, một cá tính kỳ lạ của thời đại ông sống và cả sau này.

10:11 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  candid

Về vấn đề bác TNXP nói em có mấy comment: 
1. Bác nói: "Lam che nắng cho tòa nhà cao ốc Văn phòng là việc chỉ có ỡ Việt Nam mà thui."
em thấy Tây nó cũng dùng che nắng cho cao ốc đấy chứ vấn đề là loại nào thôi. Ví dụ cái tháp Al Bahr này
http://www.wired.co.uk/magazine/archive/2012/06/play/buildings-wearing-shades
Hay cái nhà này ở Sanfo
http://wideanglecurve.com/morphosiss-san-francisco-federal-building-is-america/
2.  chỉ che nắng chỉ từ 10g đến 2g chiều thui, còn từ các giờ sáng và chiều thì nắng chiếu xiên không có tác dụng nhiều, chưa kể nó làm nát view nhìn. 
Tầm nắng nhất cũng là tầm 10h đến 2h chiều, chủ yếu cần che nắng giờ này để bớt nóng thôi. 
Không có cái này thì chắc là bọn em ngày nào cũng tắm hơi miễn phí. :D

9:45 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  TNXP

Chúng tôi bằng thực nghiệm và lời khuyên từ các chuyên da nước ngoài nên từ lâu đã loại ra khỏi đầu tư duy xài lam che nắng cho nhà cao ốc rùi. Xui cho chủ ĐT PVI chọn được nơi gởi vàng hehe

Chúng tôi xin lí giải như sau: Lam che nắng cho tòa nhà cao ốc Văn phòng là việc chỉ có ỡ Việt Nam mà thui. Biết vì sao không, lý do đơn giản là bọn tư bổn chúng nó chỉ dùng lam che nắng cho các công trình thấp tầng như kho xưởng bệnh viện trường học vì mấy loại này có thấp dễ bảo trì lau chùi nên cũng đỡ hao tiền. Còn mấy cha KTS Việt Nam thì ếch biết gì bừa bãi đưa cả vào cao ốc thì riêng tiền bảo trì lau chùi đã tốn khẳm theo thời gian. Chưa kể ở trên cao các tấm lam ALU sẽ xảy ra các vứn đề như: nhanh bung rớt do gió mưa và của chính thiết bị an toàn để lau chùi hehe; làm cản trở công việc lau chùi kính ngoài hehe; chỉ che nắng chỉ từ 10g đến 2g chiều thui, còn từ các giờ sáng và chiều thì nắng chiếu xiên không có tác dụng nhiều chưa kể nó làm nát view nhìn.

9:30 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  candid

Lam chắn nắng của TĐ dầu khí thì em có ở trong tòa nhà đấy mãi rồi, về tác dụng chắn nắng thì cũng có nhưng mà xấu không chịu được. Nhưng cũng chả giải quyết được gì vì kính hoàn toàn nên điều hòa mà kém 1 tí là vã mồ hôi. May mà tòa nhà ấy có hệ thống back up điện 100% nên đỡ sợ mất điện. Nói chung kiểu kiến trúc dựa vào điều hòa và kính không phù hợp với VN mình.

9:20 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  Phúc

Hoan hô bạn Tuyên! Đề nghị bạn phân tích những cái bất ổn trong căn nhà của Võ Trọng Nghĩa mà mọi người chưa thấy đi.
Về cái trải nghiệm 3 năm làm việc ở tòa nhà Láng Hạ của bạn, sao mình cứ thấy ngờ ngờ. Có cảm giác bạn không làm việc ở đó, hoặc chỉ làm ở đó trong thời gian thi công tòa nhà :-)) (Xin lỗi nếu không phải thế thì đừng giận nha). Lý do: người đã từng làm ở đó 3 năm nói sẽ rất khác, còn bạn nói nghe rất giống tác giả của hệ thống lam đó đang nói :-)
Đợi phân tích về những bất ổn trong nhà Nguyễn Trọng Nghĩa mà bạn hứa hẹn. Thân mến.

8:53 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  tuyên

Bài viết thật là phiến diện và chủ quan.
Trụ sở tập đoàn dầu khí trên đường Láng Hòa Lạc có hệ thống lam chắn nắng được nghiên cứu khá kỹ và thực tế đã chứng minh là hệ thống làm việc khá tốt, và góp phần tạo hình mặt đứng cho ngôi nhà, tuy chưa được đẹp nhưng rất lạ, chẳng hiểu tác giả Nghiêm Toàn đã dựa vào cơ sở nào, thông tin nào để bảo hệ thống lam này là vô duyên không chắn nắng được(?) trong khi tôi là người từng ở và làm việc trong trụ sở này gần 3 năm trời, 3 năm trải nghiệm thì không thể bảo là khôn cảm nhận được gì bạn Toàn nhỉ.

Do có diện tích hẹp nên cấu trúc chắn nắng của VTN có nhip điệu đơn giản chứ không phải là đơn điệu như bạn Toàn nhận xét, còn của le cob..thì trông rất là lung tung nhịp điệu hỗn loạn trên 1 diện tích rất lớn, so sánh của bạn Toàn có phần khiên cưỡng và cảm tính chủ quan nhiều quá, không phản ánh đúng thực chất của vấn đề.

Hệ ô chắn nắng của Võ Trọng Nghĩa không phải kín hoàn toàn nên vừa ngăn bức xạ đồng thời cũng trao đổi nhiệt-không khí, nó không kín như bưng thì làm sao lại bảo là không trao đổi nhiệt được nhỉ? các tầng đều có hệ cửa kính nên việc đón gió hay tránh gió là hoàn toàn chủ động, chẳng lẽ tác giả Nghiệm Toàn không đọc được bản vẽ hay sao mà lại không thấy được điều nay. Trong công trình này hệ thống ô bê tông tầng 2 đóng vai trò trang trí mặt đứng là chính, còn tầng 4 thì mới kết hợp luôn với vai trò chống bức xạ. Đây là cách bố trí rất có ý đồ và rất hợp lý trong căn nhà này không có gì là bất ổn.

Trong khi mặt bằng ngôi nhà có rất nhiều cái chưa ổn nhựng không thấy ai bàn tới, còn mặt tiền ngôi nhà hợp lý là thế mà cứ lao vào tìm những lỗi đâu đâu. Thật là ngược đời.

8:35 Tuesday,25.6.2013

Đăng bởi:  candid

Lam chắn gió nhà D2 Giảng Võ cũng đẹp (khu này vừa bị phá xong).
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2012/04/21/44f92d4b9cfd5e.img.jpg

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả