Gẫm & Bình

Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm

SOI: Đây là ý kiến cho bài Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Sau đó phần trả lời của Phó Đức Tùng, Soi cũng xin phép được dán vào luôn     MEO architecto: Xin phép tranh luận […]

Ý kiến - Thảo luận

10:52 Saturday,13.7.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Meo
mình chưa hề bàn về việc việt nam có bản sắc hay không, bản sắc đó như thế nào, và ai đi tìm, tìm ở đâu.
Mình mới chỉ bàn về quan điểm của ông Trịnh Lữ, và cho rằng tính linh hoạt, tùy thời ứng biến chưa phải là bản sắc Việt thôi, lý do là người khác họ cũng linh hoạt, và mình thì thậm chí không linh hoạt bằng.

17:52 Friday,12.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Phạm Quang Hiếu: Cmt của bạn đã lên thành bài riêng. Bài có tên: "Chuyện bản sắc: "tiếp biến" hay là "tạo dựng"?" Bạn vào xem nhé.

15:27 Friday,12.7.2013

Đăng bởi:  candid

Về các suy nghĩ của Meo về điểm ai là người đi tìm thì mình nghĩ có lý thuyết về giọt dầu loang, có thể khởi điểm là một số ít người đi tìm, họ tìm thấy được cái hay cái đẹp, cái hay cái đẹp đấy sẽ ảnh hưởng đến một số khác và nó cứ lan tỏa dần. 
Ngày xưa đến Tokyo mình có đến thăm một khu toàn là thanh niên nam nữ tuổi teen. Ở đấy họ ăn mặc nhiều khi rất kỳ dị nhưng cũng thế tạo thành bản sắc riêng mà sức lan tỏa rất ghê gớm. Người ta bảo chỉ cần một vài cô gái ở khu này có một cách ăn mặc mới mẻ sẽ tạo thành phong trào trên cả thế giới.

14:40 Friday,12.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Meo: Cơ chế để tạo ra bản sắc văn hóa? Đầu tiên hẳn nhiên là sự tương tác rồi. Cái gì mà chẳng sinh ra từ sự tương tác cơ chứ. Tiếp theo, để hình thành bản sắc thì có cả hai mặt: Chủ động thích nghi và thụ động bị áp đặt. Ví dụ xã hội quần cư là một đặc điểm chung của loài người. Việc này chả cần ai bảo, "tự nhiên" con người cứ phải tập hợp thành cộng đồng để mà tồn tại. Còn bị áp đặt thì như đạo Khổng ở nước ta ấy. Thực ra thì ngay tại Trung Hoa cũng là bị áp đặt.
Cộng đồng cùng tạo nên bản sắc văn hóa thì đúng rồi, nhưng chưa đủ. Bởi trong cộng đồng, thế nào cũng có người hơn người kém. Và người ưu tú hơn sẽ đóng góp nhiều hơn trong cái bản sắc ấy. Khổng Tử là một ví dụ. Trung Quốc áp dụng tư tưởng của ông ta trong hàng ngàn năm chẳng phải là ví dụ cho việc ý chí con người tác động lên bản sắc văn hóa của một dân tộc hay sao?
 

22:58 Thursday,11.7.2013

Đăng bởi:  Meo architecto

Anh Tùng lập luận 10 điểm thì thuyết phục đến 9 điểm rồi, nên em đưa ra ý kiến để mong học hỏi thêm, chứ không phải đưa ra chân lí gì. Tuy nhiên khi nói đến đi tìm bản sắc, nhất là bản sắc văn hóa dân tộc, em thấy là việc không biết bắt đầu từ đâu, và bao giờ hoàn thiện, tóm lại là không khả thi bởi một số lí do sau:

1. Ai là người đi tìm? Nếu người đi tìm là nghệ sĩ, tri thưc cao, như vậy có thể nói họ thuộc về số ít, có tư duy độc lập, và khác biệt với số đông rồi, nhất là nghệ sĩ. Như vậy người tìm có thể tìm thấy gì đó, song cái đó chỉ đại diện cho bản thân cá nhân họ thôi, không dễ gì coi đó là bản sắc dân tộc.Nếu người đi tìm là số đông hay tầng lớp lao động, thì không có tính thuyết phục cao, vì số đông quần chúng sẽ ít khi đặt câu hỏi bản sắc, họ sẽ có xu hướng cái gì tốt hợp thời thì theo. Vấn đề của thế giới hiện đại đối với quộc gia nghèo là có quá nhiêug thứ hay, tốt có sẵn tiện lợi, nên cũng không cần tìm làm gì.Ai là người quyết định tình văn hóa của dân tộc? Em nghĩ là số đông. Những người mặc dầu không nghĩ về nó, song lại tạo ra những thói quen chung, trào lưu chung. Họ không tìm, ma nó xảy ra tự nhiên.

2. Có thể không đi tìm một bản sắc cụ thể, mà câu hỏi là cái gì là cơ chế để tạo ra bản sắc văn hóa? Câu hỏi này em mong được thỉnh giáo mọi người. Cá nhân em nghĩ văn hóa là một hệ thống mở, có cơ cấu hoạt động trong, và luôn tương tác liên tục với bên ngoài. Em nghĩ cơ chế hoạt động bên trong có thể giống như sinh vất, tức là tiến hóa để phù hợp với môi trường mới, để thịch ứng với tương tác từ bên ngoài. Như vậy, nếu mình coi cơ chế bên trong là bản sắc (bản sắc động), thì nước nào, dân tộc nào cũng có bản sắc cả, nếu như nó đã tồn tại ít nhất 2000 năm nay như Việt Nam.Nếu như không coi cơ chế bên trong là băn sắc, mà coi hình dáng bên ngoài, thì bản sắc luôn thay đổi theo tương tác bên ngoài, nếu không không tồn tại được. Việt Nam từ 1850 đến nay, luôn chịu nhũng thay đổi mang tình nền tảng, hệ giá trị xà hội đi từ trung hoa, sang thuộc địa, rồi mĩ, xô, cộng sản đỏ, và kinh tế thị trường nửa mùa. Không một hệ giá trị nào tồn tại đủ lâu để bén rễ. Có thể vẫn có những dòng văn hóa mới ra đời, song không duy trì đủ lâu để đại diện cho văn hóa dân tộc. Em thiên về giả thiết cơ chế hoạt động bên trong là bản sắc, tức là nằm sẵn trong tất cả các xã hội, các dân tộc, như bộ gien con người. Để bộ gien đấy phát tướng ra bên ngoài thì cần yếu tố tương tác bên ngoài, hay môi trường lịch sử, địa lí…

3. Văn hóa bản sắc có nằm trong ý chí chủ quan của con người? Hay nó xảy ra tự nhiên như một chuỗi phản ứng hóa học. Hay nói như vật lí, nó không tự sinh ra, cũng không tự mất đi, mà chuyển từ thể này sang thể khác. Có dân tộc thích hội họa, kiến trúc, có dân tộc chỉ thích ăn uống, nhảy múa. Có dân tộc mê văn chương, có dân thích toán lí.

4. Có thể tạo ra văn hóa bản sắc trong thời nay được không? Em tạm hiểu thời nay là văn hóa toàn cầu, nghĩa là có quá nhiều tương tác với bên ngoài, nhiều thay đổi đột biến dẫn đến hệ giá trị xã hội luôn thay đổi. Thế hệ thày và trò, bố và con đã khác xa nhau rồi. Như vậy có ít sự kế thừa và phát huy, do đó văn hóa bản sắc khó có đủ thời gian cần để ngưng tụ. Tuy nhiên cơ chế bên trong, hay bộ gien của văn hóa theo em vẫn tồn tại, nó chỉ không có điều kiện bộc lộ ra thôi. Anh Candid và sieunoop có giải thích các tp tokyo, mumbai…đều có bản sác, em nghĩ hn cũng vậy thôi cũng có bản sắc, tùy theo anh quan niệm thế nào là bản sắc. Song có điều cái mới xuất hiện trong thế kỉ vùa qua là sự giống nhau giữa các tp, cbd, airport, subway…với số lượng tăng dần.

Có vài ý kiến không đầu không đuôi, như là những thắc mắc cá nhân, em đưa ra mong được nghe giải thích thêm.


 

12:51 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  candid

Bài viết sử dụng nhiều từ tiếng Anh mà chả giải quyết được vấn đề gì trong khi những từ đó viết tiếng Việt ai cũng hiểu được.

Khái niệm siêu đô thị trong tiếng Anh nó cũng có những thuật ngữ như megacity hay metropolitan area. Những siêu đô thị như Tokyo, Shanghai... đều có bản sắc cả. 

Nếu có nói khiên cưỡng là siêu đô thị Hà Nội của chúng ta (tính về diện tích) không có bản sắc thì có lý cho dù có khi sự lộn xộn, vô tổ chức, bẩn thỉu, ô nhiễm cũng là một bản sắc. :D

9:51 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

@ Bạn Meo: Tôi chỉ xin phản biện lại vài điểm trong bài của bạn:
- Bạn viết "bản sắc ... không phải bởi nội hàm dân tộc". Cái này đúng hay sai tôi không dám chắc, nhưng chỉ biết khi một dân tộc có bản sắc rồi thì họ có thể lan tỏa nó. Bạn cứ đến các khu Chinatown ở khắp nơi trên thế giới thì sẽ thấy. Bản sắc Tàu được dân họ lan tỏa ghê lắm.
- Bạn viết "Form of the city đã vượt qua tầm quan sát, cảm nhận của con người". Không phải cứ city càng lớn thì càng mất bản sắc đâu. Ví dụ là New York, Paris, Rio de Janeiro, Tokyo, Calcutta..., nhiều người lắm mà cũng bản sắc lắm bạn Meo ạ. Và đặc biệt là ở những nơi đó, những người từ nơi khác đến cũng rất dễ ngấm cái bản sắc bản địa.

9:49 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  Hoàng Sam

Bạn Meo nói: "Văn hóa và bản sắc là sản phẩm tự nhiên của quá trình phát triển, tiến hóa, trao đổi, giao lưu với thế giới xung quanh, không do ý chí chủ quan của con người đặt ra hay hướng tới."

Câu này mình thấy hơi ngược. Kiểu gì thì chúng ta vẫn phải đồng ý với nhau, rằng mỗi dân tộc có những đặc điểm khác nhau. Quốc gia nguyên thủy là tập hợp của một cộng đồng những người có đặc điểm chung ấy sống với nhau, (về sau có thêm những người khác, yếu tố khác du nhập, và tùy theo yếu tố mới mạnh hơn hay yếu hơn mà đặc điểm nguyên thủy có bị lấn át hay không.)

Chính vì những đặc điểm riêng ấy mà chúng ta có bản sắc các sắc dân, các dân tộc. Chưa cần giao lưu, phát triển, tiến hóa... như Meo nói đã có bản sắc rồi. Mà chính bản sắc ấy có thể thay đổi, biến cải nhiều ít trong quá trình giao lưu, phát triển ấy, chứ không thể nói bản sắc là "sản phẩm tự nhiên" của những thứ "tiếp xúc ngoài" ấy.

Meo nói không thể so sánh bản sắc giữa các nước to, nước bé là cũng không đúng. Mà cũng có ai so đâu, nhưng không phải vì bé mà coi thường bản sắc của họ. Tộc người Tạng sống heo hút, ít người nhưng bản sắc rất rõ. Người Mỹ rất đông, nước Mỹ rất to, nhưng nói bản sắc của Mỹ thì là nói bản sắc của chế độ chính trị Mỹ chứ không thể nói là bản sắc của dân tộc Mỹ, vì họ là tập hợp biết bao nhiêu sắc dân, về chung sống dưới một mái nhà tôn trọng pháp luật và đầy những cạnh tranh kinh tế. Hay dân Do Thái, nay đây mai đó tán loạn nhưng nói người Do Thái thì ngay lập tức ta quy ra ngay mấy đặc điểm: khôn ngoan, dùng tiền chính xác, thông minh, tính cộng đồng mạnh...

Việc Meo lấy thí dụ Trung Quốc không sinh ra Khổng, Lão, Trang nữa để bảo là xã hội tập quyền đã giết chết tạo ra văn hóa một cách tự nhiên cũng là khập khễnh. Nói thế thì cả nhân loại sau Gautama là vứt? Sau ông Jesus cũng vứt luôn? Toàn bộ những sáng tạo văn minh của con người - cho đến tận bây giờ là đưa con người vào vũ trụ, hay cái ipad bạn đang cầm trên tay kia cho bạn kết nối với muôn nơi - cũng là vứt luôn? Và những sáng tạo văn hóa kể từ sau các bậc đại thánh chỉ là sáng tạo một cách không tự nhiên hả Meo?

9:34 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ anh Phó Đức Tùng: Soi đã đưa phần đối thoại của anh vào luôn trong bài để dễ theo dõi. Cảm ơn anh.

9:15 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Meo
1- mình không nói là cần phải đi tìm bản sắc dân tộc, mà chỉ nói là nếu bạn muốn tìm bản sắc thì ắt phải chấp nhận một số sự ràng buộc về hình thức, công năng, tập quán, còn nếu chỉ lấy sự linh động, tùy thời ứng biến thì chưa phải là bản sắc. Nếu lấy việc không cố định vào cái gì, mà cứ thấy ý tưởng nào hay là học theo thì hiển nhiên là tốt rồi, chỉ e chúng ta không làm được như vậy.

2- Chủ nghĩa đế quốc, thực dân có liên quan đến vấn đề bản sắc, nhưng đó là vì nước lớn muốn áp đặt bản sắc của mình lên những nước khác, chứ không phải cứ hễ có bản sắc hay đi tìm bản sắc là thành đế quốc.

3- Nếu bạn nói việt nam là một nước nhỏ, nhược tiểu, không thể so sánh với nước lớn, vậy thì ta không bàn. Và nếu bạn cho rằng nước càng lớn, dân càng đông càng dễ có bản sắc thì ta lại càng không bàn được, vì nó chẳng có cơ sở logic gì cả. Nếu vậy thì nước ta chưa phải nhỏ, và cần có bản sắc hơn khối nước khác trên thế giới rồi.

4- ta không bao giờ nói cây bàng đẹp hơn cây đa, mà đang muốn tìm hiểu xem mình là cây bàng hay là cây đa vậy? theo bạn thì Việt nam là cây gì? đặc điểm hình thái của nó như thế nào?

5- Bạn nói thế giới ngày nay có xu hướng tăng lượng giảm chất, vậy tôi hỏi bạn: thứ nhất là điều đó có tất yếu và bền vững không, hay chỉ là nhất thời? nếu là tất yếu bền vững thì tại sao?, nếu là nhất thời thì phải có thể thay đổi được. Thứ hai, chúng ta có cơ hội gì trong việc tranh đua số lượng đó hay không? nếu có thì cơ hội đó nằm ở đâu? nếu không thì buộc ta phải đi tìm con đường khác.

6- Nếu bạn nói câu chuyện bản sắc là công cụ của giới cầm quyền, thì theo bạn cái gì không phải là công cụ của giới cầm quyền?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả