Gẫm & Bình

Đừng nhầm bản tính với bản sắc

  Từ khi đặt vấn đề “Dân tộc tính trong kiến trúc nó ngụ ở đâu? Đi tìm nó cách nào?” mà SOI đưa lên thành bài với tên gọi “Thái độ kiến trúc Việt: tinh giản, hòa hợp chứ không cầu kỳ, áp chế“; tôi thấy bạn đọc tranh luận sôi nổi, nhưng lại […]

Ý kiến - Thảo luận

16:14 Monday,15.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Tung Lam: Dĩ nhiên là Soi không đưa cmt của bạn lên. Khi nào bình tĩnh lại, bớt hung hăng, bớt kiêu căng thì vào lại Soi nhé.

10:07 Monday,15.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Tung Lâm: Soi đã đưa cmt của bạn lên, nhưng những phần phê phán người khác thiếu hiểu biết, nhầm lẫn... thì Soi cắt. Lập luận của Lâm chưa chắc đã đúng, nên đừng chê người khác vội. Các bạn cứ bình tĩnh mà trình bày quan điểm của riêng các bạn, đừng trình bày chỉ vì muốn đập lại người khác. Rồi người đọc sẽ nhận ra lý luận nào nào hợp lý (với họ) mà.

9:53 Monday,15.7.2013

Đăng bởi:  Tung Lâm

@Trịnh Lữ:
Theo tôi "Bản tính" là nói về tính chất của 1 cá thể, còn "bản sắc" là nói về tính chất của 1 dân tộc bao gồm nhiều cá thể.
Bản sắc tức là những phần nổi trội giống nhau của nhiều bản tính. Nhiều cá thể có chung 1 hay nhiều phần nổi trội giống nhau trong bản tính thì nó tạo thành bản sắc của 1 dân tộc.
Tóm lại tính dân tộc hay dân tộc tính gì gì đấy chỉ là đảo tới đảo lui cho nó ra vẻ thôi, chứ thực chất nó là bản sắc dân tộc. Đi tìm dân tộc tính trong kiến trúc tức là đi tìm bản sắc dân tộc trong kiến trúc.

7:53 Monday,15.7.2013

Đăng bởi:  Yem quó í ciến

Đành véo ra mấy phút chạy đi tra từ điển. Nhận thức được như sau: (A hoặc B - một cá thể, hoặc một dân tộc)
- Bản tính (nature) là những nét mang tính bản chất của A, có thể nói là bản chất của A (hiền/dữ...).
- Bản sắc là những khác biệt (đặc sắc) mà khi B nhìn vào A, thấy những nét này nổi lên (đoan trang, sùng đạo... hay ngược lại "vạ vật" tình dục kiểu "chăn thả tự do", ham nhậu lại rai...)
Từng đọc sách lý luận văn hóa (ít thôi ạ), nay đọng lại: dù hâm mộ thần tượng A đến mức bết xà lết, B không thể trở thành A được (B, C... không ai có thể bệ nguyên xi nền văn hóa của A). Ngược lại, dù có dùng súng ống, hay mưu lược (lường đảo) gì đi nữa, A không thể cưỡng ép (đồng hóa) B hoàn toàn, những bản sắc của B luôn tìm dịp thò ra... 

17:50 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  Meo architecto

 
Bác Trịnh Lữ có đưa ra hai định nghĩa Bản Tính và Bản Sắc trong kiến trúc, trong đó bác cho rằng cái thứ nhất là bất biến, và cái thứ hai luôn thay đổi.
Thực ra cháu nghĩ cái bác định nghĩa là Bản Tính ( hay thái độ đối với môi trường, cuộc sống) lại thay đổi trước tiên, do môi trường thay đổi, và khi Bản Tính ( cách nhìn, lối sống) thay đổi mới dẫn đến thay đổi Bản sắc ( hay hình dạng bên ngoài).Do đó cháu nghĩ cả hai khái niệm bác đưa ra đều thay đổi cả, và có vẻ có một qui luật ràng buộc nào đó giữa sự biến đổi của hai khái niệm.

Theo cháu Bản Tính của một dân tộc trong kiến trúc thay đổi như thế nào liên quan trực tiếp đến trình độ học thức của dân tộc đó, ví dụ, tỉ lệ giới tri thức, tinh hoa so với số đông nếu cao sẽ có thể đóng vai trò khuyến khích tiếp thu cái mới, khuyến khích cái mới. Còn ngược lại, trường hợp của các quốc gia chưa phát triển thì có vẻ số đông sẽ bảo thủ, muốn giữ gìn bản tính và cả bản sắc hơn.

Suy nghĩ như vậy, và với kinh nghiệm của một kts, cháu nghĩ người Vn khá bảo thủ và không có được khả năng thích ứng nhanh, khuyến khích sáng tạo bằng Nhật bản, hay singapore, hay Malaysia, chỉ đơn thuần vì mình không có đội ngũ tri thức (intellectuals) đông đảo, những người yêu và cổ vũ cái mới, sáng tạo. ( số đông quần chúng thì luôn luôn bảo thủ, cái này đôi khi cũng có ích, khiến cho cái mới nào không đủ mạnh mẽ sẽ không tồn tại lâu được).

Một lần cháu nghe một kts Hà Lan nói chuyền về kiến trúc nước họ. Anh này nói, chúng tôi thiết kế cho tương lai. Nếu bạn hỏi truyền thống kiến trúc của hà lan là gì, thì tôi có thể trả lời là 'innovation'. Hay thay đổi sáng tạo là truyến thống của chúng tôi. Hà Lan theo cháu là quốc gia ứng với tỉ lệ giới tri thức, yêu nghệ thuật cao kéo theo sự thay đổi liên tục cả về Bản Tính lẫn Bản Sắc trong kiến trúc. Song Hà Lan theo cháu hiếm khi tạo ra một trào lưu mạnh bay Bản Sắc mạnh,mặc dầu họ luôn đi tiên phong, vì cháu nghĩ, Bản Sắc mạnh yếu phụ không phải vào tỉ lệ mà số lượng dân số thực. Số lượng dân số thực theo cháu có hai tác dụng, một là kìm hãm, kiểm duyệt cái mới, các thay đổi. Hai là bảo tồn, gìn giữ cái đã được kiểm chứng. Do đó cháu nghĩ Đức, Trung quốc, Ấn độ, các quốc gia đông dân đều có thể nói có bản sắc mạnh vè bền.

Ở đây cháu chỉ muốn đưa ra một lí thuyết là cả Bản tính và Bản sắc đều thay đổi (quantitively) theo sự thay đổi về lượng, cụ thể là tỉ lệ tri thức và số đông, và số lượng dân cư thực. Trong đó trình độ giáo dục đóng vai trò lớn cho cạch thức thay đổi hai khái niệm trên.

9:38 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Kính chào dịch giả "Cuộc đời của Pi"!
Tôi không thấy sự nhầm lẫn gì ở đây! Việc thu hẹp hay mở rộng vấn đề thảo luận là việc bình thường. Vẫn biết là ông bàn về vấn đề kiến trúc nên tôi không có ý kiến. Nhưng khi bạn Meo Architecto mở rộng câu chuyện bằng những suy tư và câu hỏi thông minh thì tôi cũng góp chút xíu cái sở kiến của mình. Vậy thôi ạ!

1:18 Sunday,14.7.2013

Đăng bởi:  admin

@ Phó Đức Tùng: Soi sẽ đưa cmt của Tùng lên thành bài vào tối mai. Bài dự định có tên: "Nghe thì hợp lý, nhưng thật ra là chưa nói gì..." Nếu Tùng có thêm bớt gì cho bài thì gửi cho Soi trước 4h chiều mai nhé. Cảm ơn Tùng.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả