Nghệ sĩ Việt Nam

Theo Bùi Công Khánh sang Bát Tràng: một vòng xe, một vòng suy nghĩ

  Bùi Công Khánh – một nghệ sĩ ở Sài Gòn sắp kết thúc 2 tháng lăn lóc ở Bát Tràng lôi kéo tôi; sang đây nhanh đi không thì anh đi Sài Gòn đấy. Phải sau Tết anh mới về lại. Cách dùng từ đi và về cho thấy là Sài Gòn đã lạ với […]

Ý kiến - Thảo luận

17:13 Monday,5.8.2013

Đăng bởi:  Công Duy

Đang có phong trào dùng đồ gốm sứ nhật ở sài gòn, có hai links này https://www.facebook.com/taphoadi3https://www.facebook.com/Nadeshiko.Boutique?fref=ts hiện ở sài gòn cả. Đồ nhìn chung là hấp dẫn giới trẻ, giá lại cao, bình bình cứ 200k/em trở lên. Mong là các bác làm gốm Bát tràng tìm hiểu thêm để thỏa cái cầu nội địa này.

15:15 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  đinh công đạt

Khổ quá Trang, Bát Tràng cách trung tâm có 13km mà em về đó ngơ ngáo vậy ah? theo mộtt anh bạn tận đẩu tận đâu tìm hiểu láng máng Bát Tràng rồi viết lắng nha lăng nhăng
 

11:54 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  nobita

Đỏ huyết dụ này về mặt bản chất là CuO bị khử thành Cu2+ mà thành . Về mặt nguyên lý thì cũng chẳng có gì huyền bí cho lắm, Nhưng trên thực tế thì vô cùng phức tạp về lửa lò, về mức đổ khử nông hay sâu(Khử là cánh gọi theo kiểu thanh niên cho nó gọn, Các cụ gọi là lửa hoàn nguyên). Nhưng có thể nói là nếu đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được. Cơ khổ là mấy bố ở bát tràng thì chẳng đầu tư mà cũng không cần tìm hiểu gì mua thẳng men đỏ đồng của Trung Quốc về đốt cũng không xong, rồi nghe đâu phải thuê cả thợ tàu sang đốt hộ mới ra được mẻ huyết dụ bát tràng. Rồi thì cầm cái lọ đi nhận giải. 
Làng gốm Bát Tràng của ta xuất sắc quá một bước chuyển mình từ  làng nghề thủ công sang tổ hợp gia công hàng rẻ tiền hàng loạt, nên uy tín của gốm sứ Bát Tràng vốn đã chẳng có gì nhiều nay thì rơi còn nhanh hơn cả VN index. 
 

8:26 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  Candid

Men huyết dụ này khác gì với men Thuý Hồng của người Tàu?

4:39 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn nobita nói có lý.
Mình nghi ngờ cái ông Trần Hợp này lắm. Ngày xưa hồi mình mới về nước (khoảng 2002) đi xem triển lãm gốm sứ Bát Tràng ở Văn Miếu, thấy mấy cái chum to của nghệ nhân Trần Hợp có những trang trí hoa văn tương đối đẹp mắt. Chum bán giá khá đắt, thời đó giá gần ngang với một chum sành cổ thời Lê cùng kích thước, vì lý do là nếu nung một chum lớn như vậy thành sành thì rất khó và tốn kém. Mình thứ nhất là lớ ngớ, thứ hai là tin tưởng nghệ nhân đã có tên tuổi, có chứng chỉ sản phẩm, và lại bày bán ngay Văn Miếu nên mua không xem kỹ. Về nhà mới thấy hóa ra là chum rởm. Tất cả hoa văn bằng loại vữa xi măng gắn vào rồi bôi màu giả, chỉ chạm vào là rụng lả tả. còn chum thì cực non, lấy móng tay cạo cũng thành vết, như kiểu đất khô, nhưng bôi màu giả sành. Khi đổ nước vào là nứt luôn. vì chum quá to, mà lại chuyển về tận Xuân Mai rồi nên mình chẳng muốn mang đi bắt đền ông ta nữa, nhưng là cũng gớm thay cho cái danh nghệ nhân.

0:22 Saturday,3.8.2013

Đăng bởi:  nobita

Chào chị Đào Mai Trang. Đọc xong bài viết của chị thì quả thật là thấy gì viết nấy, chị không hiểu một tý nào về gốm sứ cả. Màu tiết bò(huyết dụ) như chị nói mà do ông Hợp nghĩ ra tôi thấy thật nực cười(còn chuyện làm thế nào đó mà ông ấy có giải thưởng, thì do tài nghệ pháp sư của ông ấy chứ đâu phải do nghề). Màu men huyết dụ (tiết bò, gan dê) đã được người Trung Quốc làm từ tám đời rồi. Còn một việc nữa mà tôi muốn nói với chị, cái mà chị nhìn thấy là men hoa lam vẽ hoa văn tinh xảo đó, tiếc thay nó lại không phải hàng vẽ mà là dùng đề can của Trung Quốc(ú ớ Việt Nam cũng nhái được rồi). 
Đôi lời góp ý với chị cũng chẳng ác ý gì. Tưởng chị nào viết sách nào tiếp cận với nhiều nghệ sỹ tạo hình nổi tiếng thì cũng phải có nhãn quan tinh đời.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả