Điện ảnh

Không thể dùng sự đông/vắng của phòng vé để nói là phim hay/dở

  Những cuộc tranh cãi xung quanh bộ phim Đường đua càng về sau càng trở thành những trò nói-ngược-để-gây-chú-ý, những ngụy biện, bắt lỗi logic ngớ ngẩn, hoặc tệ hơn nữa là những công kích cá nhân, đá xéo vùng miền. Những cái này hoàn toàn không lạ trong văn hóa tranh luận ở […]

Ý kiến - Thảo luận

23:37 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  Hoài Thanh

Bài viết của nhà báo Lê Hồng Lâm rất hay, phân tích rất tỉ mỉ, nhưng mắc phải lỗi là qui nạp sai. Nhà báo bảo phim nghệ thuật thì thường ít khách vậy phim Đường Đua ít khách suy ra phim DD là phim nghệ thuật. Đây là điều thật mắc cười trong bài viết của nhà báo. Nhà báo không chịu chấp nhận sự thật rằng phim DD quá dở nên không ai đến xem cả.

18:08 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  Hoàng Dung

Ý kiến của Hòang Nam có điểm đáng suy nghĩ là việc các phóng viên lợi dụng tờ báo của mình để làm chuyện riêng, trong khi những người khác không có được cái ưu thế đó để phản biện, và phải lên các mạng xã hội hay là trang web kiểu Soi để bày tỏ ý kiến. Những chuyện này tuy không mới trong showbiz và kinh doanh buon bán ở VN, nhưng lần này làm hơi quá lố. Đọc lại các title như: Cuốn hút một Đường Đua, Đường Đua sinh ra để được ngợi khen, Đường Đua vạch xuất phát mới của phim Việt, Đường Đua điểm sáng của phim Việt, Mong có nhiều Đường Đua,.... thấy gai hết cả người. Có những tờ báo còn đăng đi đăng lại hết ngày này nọ các bài khen!? Chả hiểu sau này các phóng viên viết những khúc hoan ca ấy có xấu hổ không nhỉ?
 
Dân quảng cáo rất nể Nguyễn Thanh Sơn về chuyện làm tin lên báo trong vụ này; nhưng dân kinh doanh thì cười, vì quảng cáo mà không có chỗ bán hàng (các rạp xếp lịch rất hạn chế), thông điệp ăn theo (như có ai đó viết trên SOI rồi), hàng hóa thì không rõ làm hướng đến đối tượng nào, chất lượng cũng không ổn; giới điện ảnh chắc chắn không vui khi Đường Đua tự cho mình là phim tử tế, phim hay trong một nền điện ảnh già cỗi (sic), vân vân và vân vân. Còn với giới nghệ sỹ thì khi nghe những câu phát biểu của Sơn, có lẽ Victor Vũ, Charlie Nguyễn, Phan Đăng Di, Đặng Nhật Minh,... sẽ không thể thấy vui vẻ được. Chưa nói đến các đạo diễn kỳ cựu bị Sơn so sánh và chê phim thảm họa như Lê Hoàng, Quang Hải, Bảo Trung.
 
Phải chăng căn bệnh vĩ cuồng của giới trí thức VN mà cụ Cao Xuân Hạo vẫn cảnh báo, đã lan qua cả giới buôn phim và buôn báo hay chăng?

17:02 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  Dũng Địa

Ở VN mình, người ta rất khó tiếp thu nếu bị nói nặng lời. Nhưng khen nhau ầm ĩ như đợt PR phim Đường Đua vừa rồi thì dân tình cũng hãi, cứ có cảm giác... dụ cho khách vô.... phải chăng nên có chút chê chút khen thì PR hiệu quả hơn.

Riêng tôi thì có đi xem, thấy phim tẻ, buồn ngủ, không dở cũng không hay.

16:02 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  Hùng Anh

Cứ lôi danh sách người khen Đường đua ra xem, thấy toàn bạn bè facebook của anh Thanh Sơn chứ ai? Người thường ai cũng thấy phản cảm với kiểu PR tự cho mình là nhất, là tử tế, còn ai cũng là hàng rởm. Xin thưa, VN tuy kém cỏi nhưng cũng không đến nỗi phải có Blue thì mới biết làm phim.

10:14 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  candid

Có bác nào chê việc ê kíp của Thanh Sơn chỉ biết làm PR chứ không biết làm marketing em thấy cũng đúng vì Poster phim này phải nói xấu đau đớn. :D
Poster phim cũng là 1 phần quan trọng trong việc thành công của phim. 

10:01 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  admin

@ Nguyễn Đình Phong: Cmt của bạn, Soi đã đưa lên thành bài. Bài có tên: "Đừng khá hay trung bình khá, vì mắt cú vọ và tim cạn máu của khán giả sẽ làm bạn tắt ngóm". Bạn vào xem nhé.

9:12 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  Trần Hoàng Nam

Nhà báo Lê Hồng Lâm mập mờ đánh lận con đen khi viết: “Đường đua không tạo được hiện tượng phòng vé, nhưng lại tạo được hiện tượng về dư luận. Dù sao cũng mừng là có một bộ phim của một đạo diễn trẻ gây được tranh luận trái chiều như thế.” Trên thực tế thì chẳng có tranh luận/dư luận trái chiều nào cả, ai đi xem phim này về cũng kêu dở và quá dở, cùng lắm là động viên, chứ không ai khen cả. Ai khen nó? Xin thưa, 100% những người khen nó là các phóng viên hoặc blogger chơi với vợ chồng chủ phim. Cứ nhìn tên bài khen rồi vào facebook của chủ phim mà xem, toàn là bạn bè lâu năm với nhau mà thôi.

Nguyễn Thanh Sơn ngoài việc làm công ty chuyên về PR, thì anh còn là một blogger và cây bút lâu năm, lắm bạn, nhiều bè; hiển nhiên là có ân và cũng có oán, nhưng bạn bè chẳng ai tiếc nhau một bài khen; nhất là khi khổ chủ đã có lòng đến thế, mời đi xem miễn phí, cho ăn cho uống, về còn tặng cả gói cafe. Vì thế mới có luồng dư luận "lề phải", nức lên khen Đường Đua mọi nhẽ.

Chuyện này cũng phải thôi, không nên trách phóng viên đã góp phần dụ người xem đi xem phim dở. Nếu tôi hay bạn là phóng viên, chắc cũng làm vậy mà thôi, chúng ta đều là người Việt mà. Nhưng cái đáng phải suy nghĩ là: các nhà báo đó phải chăng đã lợi dụng việc họ có những diễn đàn lớn, uy tín, một chiều là báo chí để dùng cho những việc hết sức cá nhân hay không? Và phản ứng (không đi xem) của khán giả đã là một cảnh báo hết sức quan trọng: người ta đã chẳng còn tin vào những gì viết trên báo chí, dù đó là những tờ báo "lớn" nhất nước! 
 
 

7:35 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  SA

Nói thêm chút xíu cho rõ ý của tác giả (LHL), Tavernier (hay những nhà làm fim Pháp khác và điện ảnh Pháp nói chung) không được nhà tư nhân hay hiệp hội tư nào tài trợ mà là nhà nước Pháp và chính sách nâng đỡ văn hoá nghệ thuật (Hàn quốc cũng trong trường hợp này).
Tất nhiên đây không hẳn là 'bao cấp' như thời kì nào đó ở Việt Nam nhưng vẫn là vai trò tích cực của nhà nước. Việc này đang gay gắt trong việc thông thương giữa Pháp và Mỹ. Điện ảnh Ý chẳng hạn, không có vai trò của nhà nước này, đã cảm lạnh, ho ra máu và chết tiệt.

1:44 Tuesday,6.8.2013

Đăng bởi:  Trương Tùng

Ông nhà báo này hết sức ngụy biện:
“Đường đua không tạo được hiện tượng phòng vé, nhưng lại tạo được hiện tượng về dư luận. Dù sao cũng mừng là có một bộ phim của một đạo diễn trẻ gây được tranh luận trái chiều như thế.”
Thật sự những tranh luận trái chiều này xuất phát từ chiến dịch PR của nhà sản xuất “cho quá nhiều đường”, các báo ca lên tận trời, gây bức xúc cho người xem phim. Chứ thật ra nếu các báo không “ca” như vậy thì không ai thèm bàn đến một phim “dở” mà làm ra vẻ “tử tế” như thế!
Ông nhà báo này lại cho mình là có trình độ “phim trí” cao, và phải có “phim trí cao” mới “cảm” được phim Đường Đua, nên nói:
“...tôi nghĩ những bộ phim nghệ thuật, những bộ phim nặng về dấu ấn cá nhân của tác giả, những bộ phim đi theo một thể loại khá đặc trưng, kiểu “genre films”… đòi hỏi phải có một trình độ thưởng thức nhất định.”
Ông đánh giả khán giả VN thấp quá rồi, chỉ vì chê phim của “bạn” ông, thì ông chửi mọi người là “phim trí” thấp! Nhưng xin thưa với ông “phim trí” cao, ông nói rằng “genre films” mà đòi hỏi phải có một trình độ thưởng thức nhất định là không đúng rồi! Ông xem link này để hiểu rõ Genre Film là gì nhé: http://en.wikipedia.org/wiki/Genre_film.
 

21:15 Monday,5.8.2013

Đăng bởi:  Chu Phương

Bài này chồng chất ngụy biện:

1. Lý do gì để nói Đường Đua là phim tử tế? Và cơ sở nào để nói các phim (Việt) khác là không tử tế? Một cuốn phim tệ hại, khán giả xem xong ai cũng la lên là dở quá, làm ẩu, đóng kém, không hiểu gì hết trơn, thì có được coi là tử tế không?

2. Chính tác giả bài viết nói là: "Tôi đồng ý là phần lớn phim dở sẽ ế khách, nhưng tôi không đồng ý phim vắng khách là phim dở." Nhận định rất lung tung. Chẳng thấy logic chỗ nào cả. Phim thế nào thì gọi là dở? Đứng về mặt thương mại thì ế khách tức là dở, còn nếu xét về nghệ thuật thì phải có một hội đồng đánh giá, chứ không thế nào vài ông vài bà phóng viên cánh hẩu với chủ đầu tư cứ xồn xồn lên khen hay, tức là hay được. Riêng về Đường Đua thì tôi đã nghe rất nhiều chuyên gia không-liên-quan đến vợ chồng chủ đầu tư chê nó là phim rất kém.

3. Người Việt chẳng việc gì phải bỏ tiền đi nuôi phim Việt và các ông các bà làm phim Việt cả. Nói thế thì các ông các bà ấy có dùng quần áo Việt Tiến, đi xe đạp Martin 107, hay là dùng tablet thương hiệu Việt Nam hay không? Giá vé cùng như nhau, vào rạp ngồi xem cái phim Việt Nam phải "mang theo xô để ói" (trích nguyên văn lời tác giả trong fb của tác giả); trong khi ngay rạp bên cạnh là các siêu phẩm điện ảnh trị giá hàng ngàn tỷ. Có điên mới xem phim Việt Nam.

4. Đạo diễn Đường Đua không "ra mặt" với công chúng do nguyên nhân chính là "ông chủ" phim luôn luôn đứng ra đầu sóng ngọn gió; còn ai thấy hình bóng nhỏ nhắn của đạo diễn nữa đâu? Và anh ấy cũng không đứng ngoài đâu, vài ngày nữa sẽ có vài bài phỏng vấn anh ta trên một số báo "lớn".

5. Kiểu PR qua quan hệ bạn bè trên facebook cũng có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên không phải tất cả những quan điểm trên friend list cũng là ý kiến của công chúng. Ngoài đời và trên cộng đồng mạng có những đánh giá rất khác nhau về cùng một vấn đề. Bằng chứng rõ ràng là các chủ rạp phim lớn cũng đánh giá Đường Đua rất kém, và hầu hết họ đã gạt ngay phim này ra khỏi lịch chiếu ngay tuần đầu tiên. Chỉ còn BHD chắc cũng vì những lý do dễ hiểu nên cố chiếu phim này, cho dù mỗi suất được dăm khách, không đủ tiền điện. Rất hy vọng Lửa Phật sẽ được các rạp ưu ái như thế. 
 

21:03 Monday,5.8.2013

Đăng bởi:  admin

@ Thành Bưởi 2: Cmt của bạn, Soi sẽ đưa lên thành bài riêng. Tuy nhiên xin phép bạn lùi lại một chút, cho cuộc tranh luận về phim Đường Đua khép lại hoàn toàn đã. Bài của bạn dự định sẽ có tên: "Bụi Đời Chợ Lớn: Mưu trí như mẫu giáo, đánh nhau tựa trẻ con". Nếu bạn muốn đổi tên gì khác thì báo cho Soi về soihouse@yahoo.com.vn. Cảm ơn bạn.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả