Gẫm & Bình

NHỮNG ĐỨA TRẺ: Mỹ nghệ toàn phần

DÒNG CHẢY VI – NHỮNG ĐỨA TRẺTriển lãm 70 tranh vẽ trẻ em của họa sĩ Nguyễn Thị HiềnBảo tàng Mỹ Thuật TPHCM, 97A Phó Đức Chính, quận 1, TPHCMTừ 3 – 10. 10. 2013 Triển lãm “Dòng Chảy 6 – Những đứa trẻ” của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền bày ở khu nhà II […]

Ý kiến - Thảo luận

14:57 Monday,14.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Sơn mài bình dương cho rằng tranh của HS NTH  (hay mỹ nghệ nói chung?) có nội dung rõ ràng, đường nét tinh xảo, màu sắc ngọt ngào,bố cục vững, nhưng lại... vẽ gì không quan trọng

Tôi không rõ lắm nội dung rõ ràng ở đây là gì? Có một cái rõ ràng nhất là những em bé, hoa- nếu gọi đây là nội dung rõ ràng thì e rằng yêu cầu đối với một tác phẩm nghệ thuật khá dễ. Vì bất cứ ai cũng có thể vẽ ra được một thứ gì đó.

Đường nét tinh xảo? Tôi thì lại không thấy tinh xảo mấy. Quần áo thẳng đơ như những quần áo bằng giấy, không nếp uốn hay gấp hay gì đó theo dáng của cơ thể. Các khuôn mặt có đủ bộ phận nhưng giống nhau, nên không hiểu đây là người nước nào, có thể là người VN, Lào, (riêng tôi thì thấy giống ..Myanmar).
Màu sắc ngọt ngào? Cái này thì miễn bình luận vì nó thuộc về taste, người thấy ngọt, người thấy hơi chua, người lại thấy... cay cay.

Riêng lời bình bố cục vững thì xin dành cho các họa sĩ. Tôi đọc còm thấy có người bảo nông, không sâu, tức là bố cục.. nông. Vì tranh không định diễn tả các đối tượng có độ nông sâu, xa gần, to nhỏ, chính phụ...nên tôi nghĩ chữ bố cục ở đây là hơi thừa.

(Và tôi phải mở ngoặc để nói về một thứ hình như không có ở đây, đó là... tư tưởng)

11:24 Monday,14.10.2013

Đăng bởi:  sơn mài bình dương (facebook)

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong đó có sơn mài, gốm sứ...đã góp phần không nhỏ trong đời sống xã hội khi dân ta trước đây phần lớn làm nông nghiệp, lúc nông nhàng họ tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần con người. Qua quá trình rèn luyện người thợ tạo ra những sp đẹp, bắt mắt được xem là hàng hóa góp phần phát triển kinh tế, xã hội... Từ sau năm 1925 các họa sỹ đã nâng bước lên thành mỹ thuật (chúng ta thường gọi là mỹ thuật thị giác hay mỹ thuật tạo hình). Hiện nay cả hai loại hình mỹ nghệ và mỹ thuật đều phát triển song hành và đáng trân trọng. Chỉ riêng chất liiệu sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật chúng ta có quyền sử dụng bất kỳ, thậm chí pha trộn nhưng phải gọi cho đúng, tránh đánh lừa ngưới xem.

10:59 Monday,14.10.2013

Đăng bởi:  sơn mài bình dương

Tranh HS Nguyễn Thị Hiền bạn cho là "Mỹ nghệ toàn phần", theo tôi mỹ nghệ có vẽ đẹp riêng nhờ có nội dung rõ ràng, đường nét tinh xão, màu sắc ngọt ngào, tranh có bố cục vững, tóm lại vẽ gì không quan trọng miễn HS gởi gấm tâm huyết của mình trong thiời gian khoảng 10 tháng có tác phẩm cho chúng ta thưởng thức, đó cũng là lời chúc mừng của tôi. Riêng chất liiệu dùng để vẽ nếu màu sắc thế gọi là tranh sơn mài thì cần thẩm định kỷ vì từ "sơn mài" chúng ta mất cả 100 năm mới có. Vậy trách nhiệm của HS là đừng ăn gian từ "Sơn Mài" để các cụ nhà ta nơi chín suối giận đấy. Bởi sơn mài vẽ được màu như vậy chỉ có HS Nguyễn Thị Hiiền.

22:50 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  admin

@ Lê Thanh Phong: Nhận được bản đầy đủ rồi bạn nhé. Sẽ lên thành bài sớm. Bài dự định có tên: "Sơn mài của Nguyễn Thị Hiền: rực rỡ, tươi tắn, và có nghề". Cảm ơn bạn.

22:46 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  admin

@ Lê Thanh Phong: cmt của bạn bị mất đoạn sau. Bạn gửi bản đầy đủ về soihouse nhé. Cmt ấy có lẽ sẽ đưa lên thành bài (nói "có lẽ" vì Soi chưa nhận được đầy đủ). Cảm ơn bạn.

16:56 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

@Mai Ngọc
Quả là tôi đã không nhận thấy cô bé trong tranh "làm điệu" trễ vai. Cảm ơn bạn. Tôi cũng không thích cách biểu thị nghệ thuật như vậy, rất không thích. Rất tiếc. Các tác giả vẽ cho trẻ em vẫn phải có bút pháp trong sáng, không thể khác.

14:09 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

@dân thế giới: bạn nhắc đến từ giáo dục, vậy bạn thử ngắm tranh những đứa trẻ xem ở đây họa sĩ định giáo dục cái gì? Phải chăng định giới thiệu trang phục các dân tộc Việt Nam? Theo tôi thì không phải vì mấy tranh này không cho ta thấy đó là dân tộc cụ thể nào. Hay muốn nhắn nhủ các cháu phải ăn mặc chỉn chu (giống bức tranh vẽ các chú công an vận trang phục mà tôi thấy ở trong trụ sở công an phường nhà tôi ấy)? Nhưng hình như cũng không phải nốt vì có cháu thì đi dép, cháu lại đi chân đất, có cháu mặc áo để lộ vai kể cũng hơi sexy (???). Làm ơn chỉ cho tôi xem đâu là thông điệp giáo dục của những tranh này thì tôi cám ơn.

12:25 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  dân thế giời be bét

@ Mai Ngọc
Tôi chỉ muốn nói đến tỉ lệ giữa tranh giành cho thiếu nhi và tranh "chuồng cời". Bản thân tôi được giáo dục quan tranh thiếu nhi trước, rồi mãi mới có khả năng bình tính đôi chut để ngắm, cố tìm cái đẹp trong tranh nghệ thuật về đề tài khỏa thân.
Tôi (dân thường) thấy tranh cho thiếu nhi ngày xưa nói chung  không được đẹp như chị Hiền vẽ, vậy mà tôi cũng không quá hư hỏng. Tôi muốn cảm ơn những họa sĩ nào vẽ cho các em, thế thôi. Bĩnh về nghệ thuât xin mời các phờ rồ.

12:11 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  Tân

Câu sau Đầu Đất lại bảo :"Ông Trí hơn người khác ở chỗ là thêm vào cái phần hội họa trong tranh mà thôi. Có vài ông biết cách thêm cái phần ấy vào tranh còn lại thì đều mĩ nghệ cả. "
ô câu sau này chẳng phải là chửi bố câu trước sao ??
cá nhân là ở đó, nghệ thuật là ở đó CHỨ CÒN GÌ NỮA
Đâu phải ở chuyện vẽ bằng chất liệu gì .
p/s : tớ không bàn về tranh chị Hiền .

11:53 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  Tân

Ô hô Đầu Đất :"sơn mài là mỹ nghệ chứ còn gì nữa ."  Nghe như sấm Ló Lổ ý nhể .
Vậy suy ra cứ không sơn mài, bút chì chẳng hạn thì là nghệ thuật :D
suy ra tiếp là cứ đưa cây bút chì cho bất kỳ ai, họ gạch vài phát thì là nghệ thuật CHỨ CÒN GÌ NỮA  ô hô .
 
 
 
 

11:13 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

@mèo: lập luận của bạn khiến làng mỹ thuật vốn đã lúng túng trong thẩm định nghệ thuật sẽ trở nên "cấm khẩu". Đã đành nghệ thuật mang tính chủ quan, như các ông lớn Kant và Hegel khẳng định, nó được nhìn nhận qua quan năng cảm xúc, tưởng tượng, chứ không bằng lý trí. Nhưng ông Hegel còn cố vớt vát thêm là muốn hiểu nghệ thuật phải có sự chuẩn bị, phải được trang bị tri thức, vì thế ông ấy viết cả một cuốn sách cả ngàn trang để dạy người ta cảm nhận cái đẹp.
Nghệ thuật phong phú về thể hiện nhưng có một điều tôi hiểu không phải cái gì cứ treo lên là thành nghệ thuật, không phải cứ họa sĩ vẽ ra là phải được trân trọng, nâng niu. Khổ, một cái xe máy cọc cạch sẽ khiến ta khốn khổ ngay lập tức, tức là đi làm muộn. Còn một bức tranh cọc cạch treo lên thì chả chết ai, chả làm ai khổ sở, nên chả ai quan tâm. May ra có vài người nhìn thấy tranh treo hoành tráng mà trong lòng những nghèn nghẹn thẹn thùng với cái gọi là thẩm mỹ với chẳng nghệ thuật.

11:02 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  Đầu Đất

Bạn Pheo sai bét. Đã gọi là sơn mài thì là mĩ nghệ chứ còn gì nữa. Tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí cũng là do các thợ mĩ nghệ làm trong đó có cụ thân sinh ra họa sĩ Nguyễn Thị Hiền. Ông Trí hơn người khác ở chỗ là thêm vào cái phần hội họa trong tranh mà thôi. Có vài ông biết cách thêm cái phần ấy vào tranh còn lại thì đều mĩ nghệ cả.
Sơn mài của chị Hiền và nhiều họa sĩ bây giờ làm bằng polysai Nhật thì không những chị Hiền mà ngay đến Lý Đức cũng không đủ sức khỏe để mài. Họ phải vẽ khéo cho nhẵn rồi phơi nắng cho khô. Những thao tác ấy không liên quan gì đến tên gọi sơn mài nữa.
Chị Hiền vẽ "tranh truyện" bằng "sơn Nhật" thì nên có những góp ý cho đúng với thể loại của tác phẩm thôi Pheo ạ!

10:48 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn P. Pheo

Đề nghị bạn Mèo cho một vài dòng hoặc một vài bài bình về những điểm đẹp trong tranh của chị Nguyễn Thị Hiền một cách thuyết phục đi, chứ tôi thấy bạn chỉ phê bình người khác phê bình thiếu thuyết phục, quy chụp (ủa mà quy chụp cái gì nhỉ? Bạn nói rõ ra được không, hay chỉ dùng tiếng Việt mà không hiểu hết nghĩa tiếng Việt?).

Đương nhiên tranh với mỗi họa sĩ là một đứa con của họ, nhưng nếu con họ hư thì chúng tôi không có nghĩa vụ phải trân trọng, nâng niu nhé bạn.

Còn nói như bạn, bài viết của tôi cũng là một đứa con tôi, bạn cũng cần phải nâng niu trân trọng "cháu nó" đấy bạn, đừng có "bỉ bai, quy chụp một cách thiếu thuyết phục" (với tôi) nghe chưa!


Vui cãi nhau không quên nhiệm vụ, tôi nhắc bạn Pheo viết ngay cho một đoạn về "tính đẹp trong tranh chị Hiền" nhé, thay vì cãi nhau với tôi. Tôi chê kệ tôi đi. Bạn khen thì nói ra nào, hay thực sự cũng thấy xấu mà chỉ nhảy vào bênh cho nó phải phép, bảo viết ra thì vò đầu bứt tai không viết được?

10:42 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  Mèo

Bạn Pheo:  mình hoàn toàn không phải người thân quen, cũng không biết chị Hiền là ai, ngoài việc chị là một họa sỹ, mà theo quan điểm cá nhân mình, những bức tranh này đáng xem. Với tất cả những điều khác, mình không hề biết và cũng không quan tâm, nên không có chuyện xu nịnh ở đây, mà làm thế, thì được cái gì??? Mình chỉ thấy việc bỉ bai những nỗ lực và công sức của họa sỹ với những sáng tác của họ thật lố bịch và kệch cỡm, vậy thôi! Khen chê là chuyện đương nhiên, nhưng khen ra sao và chê như thế nào, là việc mà chúng ta cần nghĩ. Mình thấy cách bạn chê là quy chụp và thiếu thuyết phục, đơn giản chỉ như vậy.
 Bạn Khiêm: theo bạn thì tranh như thế nào mới đáng được tự bỏ tiền túi ra thuê bảo tàng treo vậy??? Mình nghĩ rằng với họa sỹ, mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần, và đều đáng được nâng niu và trân trọng.

9:36 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

@dân thế giới: vậy tức là trong làng mỹ thuật có những họa sĩ chuyên vẽ tranh cho trẻ con xem (cũng có nghĩa không dành cho người lớn bình luận?). Rồi bạn chỉ trích "những bà cởi truồng" (truồng chứ không phải chuồng). Theo tôi được biết thì người ta, nhất là ở tây, có bài giảng mỹ thuật cho trẻ con còn bé tí trong viện bảo tàng. Mà trong đó thì bạn biết rồi đấy, rất nhiều bà cởi truồng (nhất là tranh phục hưng). Quan điểm của bạn tôi không hiểu lắm: trẻ con chỉ được xem tranh vẽ trẻ con và không nên xem tranh vẽ người cởi truồng? Vậy thì chúng sẽ không được thấy tượng David hay không bao giờ được ngắm tượng hay tranh Venus sao?

23:39 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đức khiêm

Tôi từ Hà Nội vào vừa đến cổng bảo tàng nhìn tấm quảng cáo cho buổi  triển lãm có hình cậu bé, không đợi lâu tôi quay xe phóng đi liền vì...đỡ mất thời gian vô ích. Nhân tiện đây tôi muốn nói với các hoạ sĩ rằng: Vẽ tranh tồi thì đừng bao giờ cho vào bảo tàng triển lãm mất mặt lắm.!

22:56 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Tôi thì vẫn mong ước có nhiều Nguyễn Thị Hiền. Những tranh ở đây chắc là trẻ con cũng thích (tôi mạo muội nói vậy). Mong nhiều tranh được vẽ cho trẻ em, từ đó, sẽ tuyển được những bức đẹp, để đời, rất hy vọng.
Tôi đã ngán lắm những bức vẽ trẻ gọi là "bà chuổng cời". Đầy rẫy, tôi đi qua chúng nhanh như bị ma đuổi.

19:53 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn P.Pheo

@Mèo: bạn Mèo thân! Mình không rõ bạn có phải là người nhà hay đệ của họa sĩ không, nhưng nghe những điều bạn nói ở đây, có vẻ như bạn quá cay cú khi có người (không chỉ một người nha) nhận xét không thuận tai về chất lượng những tác phẩm của chị ấy.

Có một điều đơn giản thế này, bạn nên học thuộc lòng (nếu khó thuộc quá bạn có thể ghi ra giấy rồi nhẩm theo): nếu đã là tác phẩm thật sự hay ho, có phẩm chất của nghệ sỹ thực thụ thì dù có ngàn lời chê cũng không thể dìm nó xuống bùn được; ngược lại, những cái gọi là "tác phẩm" nhưng thật ra mang phẩm chất của đường Đồng Khởi thì dù có vạn lời bênh kiểu như của bạn thì nó cũng vẫn chỉ thế thôi, không có bất cứ tên tuổi hay chiêu trò gì có thể nâng nó lên hàng tác phẩm được.

Bạn nói rất đúng là khi họa sỹ đặt bút vẽ một nét, điểm một màu thì đều dụng công có ý cả. Nhưng cái khác biệt giữa một nghệ sỹ với một anh thợ gia công là khi thực hiện những nét, những màu ấy, người thực hiện có cảm xúc thế nào, có ý định lặp lại không, có muốn làm hàng không... Công chúng với giới mua tranh bây giờ tinh lắm, họ không dễ bị lừa đâu bạn à.

Bạn cũng đừng lập lờ đánh lận con đen, lôi các bậc thầy ngệ sỹ đã mất với những họa sỹ trẻ còn non tay nghề ra để làm đối chứng, rồi nói là người nhận xét kệch cỡm. Kệch cỡm nhất là gì bạn có biết không? Ấy là khi người ta đưa ra con hươu rồi bảo đó là con ngựa, nhà quan đánh rắm mà phải khen nó là hương hoa lan, hoa huệ. Không lẽ cứ có triển lãm ở Bảo tàng mỹ thuật là nghiễm nhiên không phải chịu sự phán xét của dư luận, là trở thành bậc "mét", là phải khen hay hở bạn?


Ngoài ra, tôi nói là đợi họa sĩ chết, bảo tàng chọn rồi hẵng xem lúc nào hả bạn? Không nên vu vạ như thế nhé, cũng như không nên vu vạ chị Hiền là họa sĩ non tay nghề, nhé!

19:19 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  PHAM QUANG

Thật là một bữa tiệc MỸ NGHỆ không hơn không kém. Ở đây phải nói đến cách nhìn của họa sĩ về cái đẹp ấy, nếu vẽ như thế này thì dễ quá, ai mà trả chẳng trở thành họa sĩ được nhỉ?! KHÔ CỨNG, VÔ HỒN, QUEN TAY... là những gì nhìn thấy ở triển lãm này.

18:16 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  Mèo

@ Nguyễn P. Pheo: Khi đặt bút viết bất kì câu chữ nào, cũng như họa sỹ đặt bút vẽ một nét điểm một màu, đều là sự dụng công có ý cả. Thành thật mà nói, việc bạn kêu: ôi xồi ôi đi xem triển lãm của mấy tay họa sỹ còn sống làm quái gì, chờ họ chết đi, được bảo tàng tuyển chọn rồi hãy vào mà coi, cho đỡ phí mắt, nghe sao mà buồn cười, sao mà kệch cỡm! Thương cho những họa sỹ, tuổi còn non, nghề còn kém, tầm chưa đến (mà biết đến tầm nào???) trót bỏ bao công sức tâm huyết, kể cả tiền của nữa, mở ra 1 cuộc triển lãm ở đây, rồi bị bỉ bai chê ỏng chê eo nhõn 1 câu: cái đồ thủ công mỹ nghệ! Thật chẳng biết làm sao???

17:08 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Mới đầu mình xem đã thấy thế nào ấy, nhưng không dám nói. Hóa ra cũng nhiều người thấy là những tranh này không ổn. Có lẽ họa sĩ theo trường phái tranh Đông Hồ, với những bản khắc in ra hàng loạt?

16:48 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn P. Pheo

@ Mèo: Bạn so sánh ngầm là việc của bạn nhé, tôi chỉ đơn thuần nói mọi người lên lầu mà xem có tranh đẹp, còn dưới nhà là gian hàng mỹ nghệ, rủi có mang tâm thế đi xem triển lãm nghệ thuật thì đừng vội tiếc thì giờ lặn lội tới đây, vì trong khu vực bảo tàng nào mà chẳng có khu vực triển lãm và tủ kính hàng lưu niệm. Qua khu triển lãm mà coi cho nó xứng đáng. Vậy hen!

16:09 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  Mèo

Gửi bác Nguyễn P. Pheo:
Vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng, thế nhưng có quá kệch cỡm và khập khiễng không khi bác ngầm so sánh những tác phẩm của chị Hiền với tranh của các cụ Nguyễn Gia Trí, Diệp Minh Châu? ... Chẳng nhẽ cứ bày triển lãm tranh trong bảo tàng thì phải ít nhiều ngang hàng ... gót chân các cụ hay sao?

11:05 Thursday,10.10.2013

Đăng bởi:  Tân

Việc so sánh tranh Những đứa trẻ với mỹ nghệ có cáì gì đó hơi xúc phạm mỹ nghệ . Mong người viết xem lại .

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả