Bàn luận

Giá như Đại tướng chọn về đây...

Tới nghĩa trang Trường Sơn và giữa trưa nắng oi, không phải ngày lễ nhưng cũng thấy có mấy đoàn khách đang thắp hương, đợi hóa vàng. Ngồi thấp thoáng, lọt thỏm trong mấy cái ghế đá gần đó là vài em bé người dân tộc. Đĩa giấy tiền vàng bạc, bánh kẹo và thuốc […]

Ý kiến - Thảo luận

17:11 Tuesday,1.4.2014

Đăng bởi:  Mai Lâm

Các nghĩa trang lớn như Trường Sơn, Đường 9, Vị Xuyên, Điện Biên... và nhiều nơi an nghỉ của các liệt sỹ đẫ hy sinh vì Tổ Quốc đều gợi những nỗi niềm thương nhớ, quặn đau và tự hào. Đại tướng sao có thể trải mình cho tất cả như lòng ta mong muốn?! Đại tướng chỉ có thể ở một nơi, đó là Vũng Chùa, là quê hương Quảng Bình, và cũng là tất cả

17:00 Monday,14.10.2013

Đăng bởi:  Lê Lợi

Theo mình thì Đại Tướng nên ở Hà Nội là hợp lý nhất. Vì thực ra quê hương theo quan niệm hiện nay thì cũng chỉ là những ranh giới hành chính vô tri vô giác, không có nhiều ý nghĩa lắm. Ví dụ trước kia quê mình là Hà Tây bây giờ thủ đô Hà Nội mở rộng ra Hà Tây, Hà.... vậy thì một thời gian sau Hà Tây sẽ mất đi vậy con cháu mình sẽ cho rằng mình quê là thủ đô Hà Nội... Quê hương phải là nơi để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất và còn nhiều người thân của mình sinh sống nhất.. tất cả cũng chỉ là để con cháu tiện bề lo nhang khói, chăm sóc sau này.

Mọi người dân Việt Nam đều có chung 1 quê hương là Việt Nam, nơi nào thuộc Việt Nam thì nơi đấy chính là quê hương của người Việt Nam. Còn cho rằng sinh ra ở đâu thì quê ở đấy thì thật là bậy bạ mà lại mang nặng tính phân biệt vùng miền quá.

16:16 Monday,14.10.2013

Đăng bởi:  A Little Sunshine

Tính không comment nhưng đọc comment của bạn Ng.Phan thì mình cũng muốn góp vài lời, và mình đồng ý với ý kiến của anh Lê Hà.

Mình thấy các danh nhân Việt cả đời cống hiến rồi những ngày cuối đời thường họ lại muốn ở ẩn, nơi họ có thể sống chan hòa với thiên nhiên núi rừng sông nước, và lúc yên nghĩ cũng mong như vậy, ngoài ra người dân một số vùng theo mình biết cũng có thể bao gồm quê hương của đại tướng, lúc cuối đời họ thường âm thầm lên núi, đồi tự chọn cho mình một chổ để khi chết con cháu sẽ đưa tới đó an táng, thường là trên một ngọn núi/đồi, dưới chân sẽ có suối nước róc rách...và thường họ cũng không chọn quá cao sẽ bất lợi cho việc an táng. Và rồi lúc sức khỏe yếu đi thì họ sẽ chỉ địa điểm mình chọn cho con cái và đó cũng như là tâm nguyện cuối cùng.

Mình thực sự thích mê hồn nơi Đại Tướng yên nghĩ, còn về việc không ai viếng thăm như bạn Ng.Phan nói thì mình nghĩ bạn lo hơi quá xa :) người dân nơi đó và khắp nơi không bao giờ quên Đại Tướng cả và nơi đó chỉ cách đường quốc lộ 6km, và nơi mà non nước hữu tình như thế, ai mà lại không muốn nghé qua khi có dịp ?! mà nếu không tấp nập người ghé thăm, thì đã sao ? Đại Tướng đã có cả mênh mông đất trời cho riêng mình :)

Bạn chờ nhé, nơi đó sẽ là nơi mọi người mong được ghé qua nhất đấy :)
'Bước tới đèo ngang bóng xế tà cỏ cây chen lá đá chen hoa....

12:41 Monday,14.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Chung Phước chí lý!

21:55 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  Chung Phước

Hoặc là Ng. Phan đã từng đọc qua Ma chiến hữu của Mạc Ngôn. Hoặc là bác Giáp đã chứng kiến cảnh "ma chiến hữu" rồi. Nhưng cho dù hoặc thế nào đi nữa, bác Giáp đã trở thành huyền thoại thứ 2. Như thế là quá đủ. Cầu mong sao nước Việt từ rày trở đi đừng có thêm huyền thoại và anh hùng đánh giặc nào nữa. Chỉ cần những người có lòng can đảm và yêu mến sự thật giúp cho anh em mình sống tử tế tốt lành hơn. 

19:41 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Phan

Vâng, bạn "hung thu", mình thương bác Giáp như thương một người già mất đi, như ông mình chẳng hạn, nằm một mình, nên mình thiển cận thế thôi. Dĩ nhiên chúng ta không thể biết thực sự ý muốn của một người có lý do là vì đâu, nhưng không phải vì thế mà không dám "bàn" về ý muốn đó.
Cái sự "bàn" đó thiển cận hay không, đợi 3 năm nữa hẵng đánh giá bạn nhé. 3 năm là đủ. Giờ đừng cãi nhau làm gì nữa. Đằng nào bác Giáp cũng đã yên nghỉ nơi Vũng Chùa rồi.

19:14 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  hung thu

Nguyễn Phan ơi, mỗi người mỗi suy nghĩ, mỗi cách nhìn khác nhau, không ai giống ai nhưng cách nghĩ của bạn thật là thiển cận quá. Cách nghĩ của người sống không thể áp đặt cho người chết được, nếu áp đặt chỉ là do anh thích thế và anh muốn thế và anh làm theo ý thích và mong muốn của anh, hoàn toàn không phải là mong muốn của người đã khuất. BIết đâu người đã khuất lại thích sự im lặng cách biệt thì sao...suy nghĩ của 1 người bình thường làm sao giống một vĩ nhân được mà giá như với đáng tiếc nhỉ(?)

18:57 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Phan

@ Tùng Lanh: Vâng, tôi hẹp hòi nên không hiểu được Đại tướng. Tôi không phải là người có mắt thần nên cũng sẽ không hiểu trong đời bạn, bạn sẽ đi thăm Đại tướng ở Vũng Chùa được bao nhiêu lần.

Tôi chỉ là một người thỉnh thoảng đi thăm những nghĩa trang hay mộ phần của các danh nhân, thấy được những cái cô quạnh của mộ lẻ, khi đến nghĩa trang Trường Sơn, thấy đông đúc như một đội quân và có người chăm sóc cẩn thận thì có chút suy nghĩ như bài viết vậy thôi.

Tôi cũng càng nghĩ về điều đó nhiều hơn khi chiều nay, khi xem truyền hình trực tiếp trên VTV1, nghĩ tới tất cả chúng ta ngồi đây, trong căn nhà sáng đèn, quạt mát, đầy người thân, còn đại tướng từ nay đêm đêm ở lại bên biển một mình...Đương nhiên đó chỉ là bên ngoài nói lên suy nghĩ, cũng vì nghĩ tới người quá cố. Còn bạn cho tôi là hẹp hòi thì chắc không ủy mị như tôi. Biết sao, mỗi người một tính...

18:33 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  tùng lanh

@Nguyễn Phan: việc Đại Tướng an nghỉ ở đâu không quan trọng, nên chẳng có gì gọi là giá như hay là đáng tiếc, vì cho dù ở đâu thì cũng vẫn là quê hương Việt Nam. Với một vĩ nhân như Đại Tướng thì trên đất nước Việt Nam này đâu cũng là nhà là quê của Đại Tướng, bất cứ nơi nào Đại Tướng cũng có đồng đội, có người thân, chẳng lẽ phải ở nghĩa trang Trường Sơn mới là bạn, là đồng đội của Đại Tướng còn các nơi khác thì không phải? với tư tưởng hẹp hòi như thế thì làm sao hiểu được một người thiên tài như Đại Tướng được.

17:32 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  Chũm Chọe

Chũm Chọe đã đọc bài này của anh Nguyễn Phan từ mấy hôm nay, định không comment vì cho rằng đấy là quan điểm cá nhân của anh, Soi đưa lên cũng có cái lý của Soi, biết đâu đăng lên mong có vài ý kiến trái chiều… thêm phần sôi nổi diễn đàn, nhưng nay thấy anh Nguyễn Phan có vẻ như quyết không cho ai có ý kiến, ý cò gì, Chũm Chọe mạn phép có vài lời với anh và độc giả Soi.
 
1. Như  anh Lê Hà nói, chọn nơi an táng đối với một người già họ có lý do riêng, không thể cắt nghĩa được, Chũm Chọe rất tán thành ý kiến của anh. Hơn nữa, người già này là một vị Đại tướng của dân tộc thì càng khó để chúng ta “giá như”.
 
2. Việc chọn nơi an táng của Đại tướng đã được gia đình và Bộ chính trị cân nhắc khá kỹ lưỡng, đưa ra 3 phương án (như báo đã nêu) và cuối cùng thì chọn Vũng Chùa – Đảo Yến - Quảng Bình), nơi quê hương đã sinh ra Đại tướng. Có lẽ, khi chọn phương án  này, gia đình và Bộ chính trị đã rất trân trọng mong muốn của Đại tướng- cũng phù hợp với đạo lý Lá rụng về cội. Hơn nữa, bao nhiêu “bộ óc” của Bộ chính trị chắc chắn sẽ tính toán tốt hơn anh và Chũm Chọe hoặc bất kỳ một thần dân nào.
 
3. Anh Nguyễn Phan lo thay cho Đại tướng.. sau này, vài năm nữa, hương khói sẽ hiu quạnh. Cái lo này, Chũm Chọe thấy anh thực lòng có tâm nhưng như thế chưa hẳn anh đã đúng. Nhẽ đâu, người nhà hoặc chính Đại tướng không tiên liệu được “cái ngày ấy”? Nhưng, nếu như lòng kính yêu Đại tướng của nhân dân chẳng khi nào phai thì việc “lo xa” của anh chẳng phải là thừa hay sao?
 
Thân mến! 

17:18 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  duy phan

@ Nguyễn Phan: Tôi thấy chữ đáng tiếc của bạn không đúng thời điểm, chỉ đơn giản với lẽ thường, khi tiễn biệt một con người vừa mới qua đời, người đưa tiễn luôn dừng lại ở câu "Hãy yên nghỉ". 

14:19 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Phan

@ Tu: Thấy đáng tiếc là việc của tôi, bạn ạ. Không có nghĩa là một vĩ nhân thì người ngoài không được thấy đáng tiếc một điều gì cả, chỉ có biết tuân theo và tuân theo. Cái đó gọi là mù quáng.

Tôi không hiểu bạn thấy cái gì mà gọi là GATO ở đây? Với bác Giáp mà GATO gì hả Tu? Đừng có dùng từ ấy như một thứ mốt hiện nay, nhé!

Nói như  Lê Hà, người già có những lý lẽ riêng khi chọn nơi an táng, chúng ta là người sống, người trẻ, không hiểu được. Nhưng không phải như thế mà không được nói chữ "giá như", nếu như trong lòng có chữ "giá như" ấy. Tôi đã về thăm nhiều mộ danh tướng, danh nhân ở các tỉnh, dù đường xá có tiện đi lại, sau hai đời rồi cũng hoang vu, thương lắm. Nữa là nơi khuất nẻo...


 

14:13 Sunday,13.10.2013

Đăng bởi:  tu

Bài viết này thể hiện quan điểm GATO quá. Đại tướng là một huyền thoại, có thể xem như là tướng của các vị tướng, thầy của các người thầy. Ở 1 đẳng cấp hoàn toàn khác, nên có những khác biệt so với bình thường là điều hết sức bình thường, không có gì gọi là đáng tiếc cả.

18:18 Saturday,12.10.2013

Đăng bởi:  Lê Hà

Mình nghĩ tướng Giáp không thể ngờ được tình cảm của nhân dân với mình vẫn lớn như thế khi mình qua đời, càng không nghĩ đến hiệu ứng mà việc an táng mình tại nghĩa trang Trường Sơn có thể mang lại. Người già chọn chỗ an táng cho mình nhiều khi có những lí do mà người ngoài không hiểu được và cũng không cần hiểu, nên mọi phán xét ở đây mình nghĩ đều là không phù hợp.


Dù vậy, mình thấy thích việc tác giả bài này nghĩ đến những anh hùng hy sinh thầm lặng trong cả cuộc chiến, giờ cũng thầm lặng yên nghỉ ở Trường Sơn. Mấy hôm vừa rồi, tình cảm của nhân dân dành cho tướng Giáp làm nhiều người cảm động và bất ngờ về tinh thần của người Việt mình. Hy vọng tình cảm này, tinh thần này không chỉ dừng lại ở việc đi viếng tướng Giáp, mà sẽ nhắc mọi người nhớ nhiều hơn về một trang sử hào hùng của dân tộc và những người đã hy sinh thầm lặng trong suốt cuộc chiến. Điều đó, chắc sẽ là điều làm tướng Giáp, cũng như những người đã hy sinh vì độc lập, vì dân tộc được an ủi nhiều nhất.

10:14 Saturday,12.10.2013

Đăng bởi:  Việt Ngữ

Mình chỉ thấy buồn là bác Giáp ốm nặng ba năm trời, không có những đoàn nhân dân, nghệ sĩ đến hỏi thăm hay tặng hoa, hặc gửi thiệp chúc sức khỏe bác, cũng không họa sĩ nào vẽ tranh, nặn tượng tặng bác Giáp, cho bác vui... những việc như nhân dân Nam Phi hay những người yêu mến Nelson Mandela trên khắp thế giới vẫn làm đều đặn cho ông. Thế mà nay bác mất, người thì bảo "quá đột ngột", người thì bảo "quá bất ngờ"...
Đau thương trong trường hợp này là việc cảm động. Mình chỉ hơi lạ vì sao lúc bác Giáp còn sống, mọi người không bày tỏ tình yêu thương cho bác được vui lòng?
 

23:48 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  duy phan

Người chưa hẳn đã yên nghỉ mà!. Người đã cống hiến trọn vẹn rồi hãy để Người được trở về hoàn toàn với quê hương như máu thịt về với máu thịt . Đọc bài này mà cảm thấy thật bất nhẫn.

20:15 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  một người lính cũ

Theo riêng tôi được biết, Đại tướng luôn là người "dĩ công vi thượng" (lời Bác Hồ dặn Đại tướng khi còn ở chiến khu, trước khi CM thành công), và ông luôn phục tùng tổ chức. Đại tướng cũng từng rất gắn bó với khu Việt Bắc.
Việc Đại tướng chọn về an nghỉ ở quê nhà phải chăng phản ảnh ý nguyện của các con của ông?

12:47 Friday,11.10.2013

Đăng bởi:  IQ ABC

việc Đại tướng chọn đất Quảng Bình làm nơi an nghỉ dù có hơi xa nhà một chút nhưng âu cũng là được về với đất mẹ. Cả đời ông đã gắn liền với chiến chinh, binh đội, về già thì sống xa quê hương. Nay về QB an nghỉ cũng là một di nguyện cuối của đại tướng muốn được tìm về 1 chút gì đó riêng tư khi cả đời hiến dâng.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả