Thị trường

Banksy xịn thua đứt Banksy dỏm

Vào đầu tháng 10, khi nghệ sĩ đường phố Banksy đặt một kệ hàng đơn sơ trên đường phố New York, gần Central Park, bán những tác phẩm của anh với giá dưới $100, một máy quay đặt kín đã quay trọn cảnh mua bán đìu hiu trong ngày. Suốt từ sáng tới 6h chiều […]

Ý kiến - Thảo luận

19:07 Thursday,24.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Cái cách mà Banksy sáng tạo cũng như đưa tác phẩm tới công chúng, trong vụ này, làm tôi nghĩ là anh này ở nhà hay bị vợ rầy. Cũng có khi, là người Anh, nhưng anh này lại là tín đồ của “giáo phái càu nhàu” thịnh hành ở Mỹ hồi đầu những năm 2000.

Tôi tin là không chỉ dân New York mới không biết Banksy là cái đinh gì. Và họ mua tranh có chứng nhận là hàng dởm của anh này vì họ tin Banksy phải là một cái đinh gì đó thì mới có người làm dởm đồ của anh ta.

“Không biết một thứ tiếng nào đó hay vị trí một nước nào đó trên thế giới là ngu dốt, còn phủ nhận sự cần thiết của những kiến thức đó thì rõ ràng là một thái độ phi lý trí”. S.Jacoby chính là tác giả của câu nói quá đúng này. Eric G. Wilson (tác giả  Against Happiness), Lee Siegel, và dĩ nhiên là người đẹp U gần 70 S.Jacoby là những cái tên được giới xuất bản Mỹ xếp đầu bảng nhóm dùng cái sự càu nhàu, than vãn để ra tiền.    T.J.Jackson Lears, sử gia kiêm biên tập viên Tạp chí Raritan thì bảo là cứ mỗi khi xã hội Mỹ trục trặc một vài vấn đề chính trị nào đó thì khuynh hướng này lại xuất hiện, và tội vạ thì đổ lên đầu văn hóa, giáo dục.

Giai đoạn mà S.Jacoby ra cuốn “Thời đại phi lý của người Mỹ” đắt như tôm tươi (100 ngàn bản tuần đầu tiên) thì National Geographic đã làm xong một cuộc thăm dò rất tôm thúi vào năm 2006: gần 50% số người Mỹ từ 18 tới 24 tuổi được hỏi nói rằng không quan tâm và không nhất thiết phải biết mấy nước đang đánh nhau nằm ở chỗ nào trên cái mặt đất tang thương ngẫu lục này. Nghĩa là ba năm sau chiến tranh Irag của Bush Con, chỉ 23% trong số họ, một số có bằng đại học, có thể chỉ ra Iraq, Iran, Kuwait, Israel là ở chỗ nào trên bản đồ. Vậy là S.Jacoby quy chụp luôn: thực trạng này (văn hóa Mỹ) ảnh hưởng rất xấu tới các cuộc tranh luận liên quan tới các chính sách quốc gia.

Một người Mỹ khác cũng xác nhận xu hướng phi lý trí của xã hội Mỹ hiện đại bằng câu chuyện về chính cuộc đời mình. “Nếu ta xác nhận cuộc sống của mình do lý trí kiểm soát, thì khả năng sống coi như đã bị hủy diệt”. Tác giả câu nói hay trên mức bất ngờ này là C.J. McCandless, cái tên chắc là quen. Anh này, chê không thèm vào khoa luật của Harvard, chết vì không phân biệt được sự khác nhau giữa cỏ độc với trái dại.

Chắc Banksy định làm một cuộc thăm dò nào đấy, bằng năng lực bản thân, để góp thêm lời than vãn.

13:11 Thursday,24.10.2013

Đăng bởi:  pikachu

hihi. Có điều hơi băn khoăn một chút là không hiểu sao người ta bỏ hàng trăm ngàn bảng để mua đấu giá, mà bày thế này bán rẻ lại không ai mua?

10:49 Thursday,24.10.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Chuyện này có vẻ funny giống Spearls Before Swine, câu chuyện mà Jhosua Bell bị thờ ơ thế nào khi thử phản ứng khán giả bằng việc chơi nhạc ở bến tàu điện ngầm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả