Kiến trúc

Trần như giấy xếp và vách như cái rọ: đều được giải thưởng

2013 Interior Design Excellence Awards (về thiết kế nội thất) và Great Indoors Awards (cũng về nội thất) vừa công bố những người thắng giải. Có 5 thiết kế cả thảy. Giới thiệu với các bạn trước 2 cái nhé:                     Còn 3 cái nữa, Soi […]

Ý kiến - Thảo luận

10:45 Wednesday,4.12.2013

Đăng bởi:  ti

@Phó Đức Tùng: Bất cứ sự vật nào hiện diện trên hành tinh này đều có một giá trị nhất định. Riêng trong kiến trúc, cho dù hiện đại, cổ điển hay hậu hiện đại, hậu hậu hiện đại...thì cũng đểu hướng đến mục đích cuối cùng là tạo lập ra một khoảng trống phục vụ cho các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, cho dù là cái gì, phục vụ cho vấn đề gì... tất cả đều có công năng nhất định, không thể bảo rằng nghệ thuật là điển hình của “cái” không công năng. Những cái được đại bộ phận “nghèo” gán cho danh xưng là xa xỉ thực chất là để phục vụ cho nhu cầu tinh thần, nên công năng của nó là để phục vụ cho tinh thần, tạo ấn tượng hoặc cảm giác của người hoạt động trong khoảng trống đấy. Không nên đánh đồng khái niệm của nghệ thuật với sự dư thừa tầm thường.

Kiến trúc cổ điển với nhiều gờ chỉ, cột, kèo, trang trí rườm rà... nhưng những cái được xem là rườm rà ấy lại tạo cho người xem một cảm giác sang trọng, hoành tráng... nên nó chính là nghệ thuật chứ không phải là dư thừa. Kiến trúc hiện đại thì tạo cho người xem cảm giác đơn giản hơn nhưng nó vẫn có 1 vẻ đẹp riêng không hề thua kém kiến trúc cổ điển. Và cái đẹp của nó biểu hiện ở những mảng khối, đường nét hợp lý. Hai trường phái, một lấy vẻ đẹp chi tiết làm nền tàng, một lấy vẻ đẹp hình khối, mảng miếng làm nền tảng, tuy khác nhau nhưng để gán cho chữ đẹp thì tất cả đều phải hợp lý không dư thừa. Dư thừa trong bất cứ lĩnh vực nào, trường hợp nào đều là không tốt, không đẹp.

Ngôi nhà trên chỉ là một sản phẩm mang tính tìm tòi, chứ chưa phải là công trình đẹp, nên chắc chắn là nó có rất nhiều thành phần dư thừa theo đúng nghĩa đen. Khoan nói đến cảm giác là tùy thuộc vào mỗi người, nhưng hình ảnh con hà và tảng đá hoàn toàn không phù hợp để ví dụ cho công trình này, vì cái trần xếp và cái rọ chẳng ăn nhập gì với nhau, nó không giống con hàu với cục đá.

17:54 Saturday,30.11.2013

Đăng bởi:  Candid

Công năng khác của cái trần là tán âm tốt.

17:51 Saturday,30.11.2013

Đăng bởi:  Candid

Họ nói rằng:

The large windows mean that the space is flooded with natural light all day which means we rely very little on electric lighting.

23:31 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Đồng ý với Lu hoàn toàn. (Tác dụng ngoại ý: đáng lẽ ánh sáng rọi vào mặt con đồng nghiệp thì lại rọi vào chỗ khác của nó, he he)
Hình trong bài: sao không thấy đèn trong văn phòng? Các bạn này chỉ làm việc ban ngày?

23:15 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Chà, lâu lắm mới gặp anh Lu em, Soi thiếu anh Lu là mất xôm đi nhiều phần lắm.

22:42 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Hi anh Tùng!
Ý em đơn giản thôi mà anh, nếu nói một cách hữu cơ thì nó thiếu vắng các thành tố liên hệ ở các cấu trúc tạo hình khác để có thể trở thành một tổng thể hoàn chỉnh. Tất nhiên, em cũng đồng ý với anh, nó hoàn toàn có thể là một đối tượng độc lập như một tác phẩm, không nhất thiết phải có liên quan đến các yếu tố khác. Tuy vậy, theo em, trong trường hợp này là chưa đủ bởi sự tương phản không rõ ràng và tranh chấp về diện.
Em rất thích cái liên tưởng của anh về hàu bám trên vách đá, nhưng giá như hàu bám lan một cách tự nhiên hơn.

22:36 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  trần quang lu


 Thiết kế trần uốn éo hay lồi lõm cho không gian làm việc, họp hành hay hội thảo là tối kị. Nó có một cái rất dở là khó sử dụng được đèn gắn trên trần vì ánh sáng nó bị tán loạn không kiểm soát (kể cả trường hợp ánh sáng tự nhiên), đáng ra chiếu thẳng xuống bàn làm việc thì lại chiếu vào mặt con đồng nghiệp ngồi kế bên hehe, ví dụ thế. Không nói phét, chả phải đi tây đi tàu đâu xa, cứ vào TT Hội nghị quốc gia có cái mái lượn sóng mà xem. Loại trần kiểu này chỉ sử dụng được đèn thả, nhưng đèn thả thì nhiều khi lại phá hỏng không gian thiết kế của gian phòng. 

22:05 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  Lavender Art

Chết rồi, nghe ai nói cũng có lý. Đọc cmt anh Tùng xong mình lại thấy cái trần đẹp mới chết chứ :-)). So sánh với con hào rất hay, "giống đá mà vẫn là hào", đúng là mình học được nhiều...

21:58 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nghiêm Toàn,
Nếu theo thang giá trị của chủ nghĩa hiện đại thì đúng là cái gì không phải kết cấu, không có công năng cụ thể thì là thừa, mà đã thừa thì không thể đẹp.
Ngược lại, theo thang giá trị hậu hiện đại thì một môi trường sống sẽ gồm nhiều thành phần đa dạng cộng sinh với nhau. Đặc điểm của sự xa xỉ, mà nghệ thuật nằm trong nhóm đó, là ở chỗ không được có công năng. Cách nhìn này mở cửa hơn cho sáng tạo và sự thay đổi những không gian thông dụng.
Cái trần của Assemble Studio là ví dụ tốt. Nó rõ ràng không phải là một cái trần, vì không có tác dụng gì của một cái trần. Nó có thể coi như một bức tượng nghệ thuật, ăn khớp hài hòa với kiến trúc, nhưng không hẳn là cấu hình kiến trúc, giống như một con hà bám vào vách đá, trông rất giống đá, hòa hợp với đá nhưng vẫn là con hà, không phải đá. Nó làm thay đổi đáng kể ấn tượng và động thái của không gian. Chỉ với vài mảng gãy khúc đơn giản, không gian sẽ thay đổi rất linh hoạt tùy ánh sáng, thời điểm trong ngày, trạng thái tinh thần của con người.
Thực tế, Studio này đưa ra được sản phẩm thuyết phục hơn, mang tính nguyên lý sáng tạo hơn mấy cái rọ nhiều. Mấy cái rọ chẳng qua là xử lý bề mặt vật liệu cho một loại không gian, một cách nhìn không mới, mặc dù hiệu quả ánh sáng có đẹp.

18:35 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  Lavender Art

Giải này có lẽ nên đổi tên là giải cho các chi tiết thiết kế độc đáo. Tôi cũng thấy như Nghiêm Toàn, Assemble Studio ngoài cái trần ra cũng chẳng có gì. Cái trần là kết cấu có phần thừa, nặng. Cái trần của phòng chiếu chính ở Cinema Center hay hơn nhiều. Nhưng giải pháp vách rọ cài đèn Lead thế này không thân thiện môi trường, quá tốn điện.

18:20 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

 Mình ko thích lắm, đặc biệt là cái Assemble Studio khi hoàn toàn chưa có sự liên kết hữu cơ trong cấu trúc, thuần túy là một mảng trang trí gắn cô độc trên trần.Tuy vậy, khu lưu trữ Trung tâm Phim Matadero de Legazpi thì lại rất thú vị ở hiệu ứng ánh sáng khếch tán. Có thể học được khá nhiều ở cấu trúc "bám bụi" này. Dù gì, cá nhân mình thấy, các cấu trúc kiểu này có lẽ vẫn chưa ai qua được Shigeru Ban.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả