Khác

Thái Quốc Cường! Ông đã có môn đệ, (dù người ta không nhắc tới tên ông)

Hôm nay đọc Sài Gòn Tiếp Thị – tờ báo sắp đi vào cõi tử – thấy có bài này. Theo đó, “trong hai ngày 3 – 4.1.2014, giới yêu âm nhạc và hội hoạ tại TP.HCM có dịp thưởng thức triển lãm giao thoa âm sắc chủ đề Tiếng gọi núi rừng tại nhà […]

Ý kiến - Thảo luận

16:11 Saturday,20.6.2015

Đăng bởi:  Văn Khang

Gửi bác
em không phải dân pro về hội họa.
nhưng nói thật mấy bức tranh của ông Cường cho em thì giá trị của nó là để mồi lửa đốt bếp thôi.
- không phải ca ngợi VN chê TQ. em nhìn tranh của ông Nghĩa còn hiểu còn giật mình vì điều ông ấy muốn nói. nó có tiếng trong tranh.
còn tranh của ông Cường chỉ là kẻ câm trong thế giới hội họa. ( có thể mình không lắng nghe dc tiếng trong đó. nhưng mình thấy tranh của 2 người này chả có gì giống nhau cả, cái hồn nó hoàn toàn khác.) dù cách vẽ có phần giống nhau.

10:11 Wednesday,27.8.2014

Đăng bởi:  Bam bi

Gửi bài báo.
Theo mình thì bất cứ nghệ thuật nào cũng dựa trên bề dày lịch sử,có thể bài báo nhắc để mọi người đừng quên người sáng tạo bậc thầy trong phong cách vẽ diêm sinh,nhưung một phần nào đó lại phủ nhận đi khả năng sáng tạo người Việt.
Phải chăng khi thấy tác phẩm sáng tạo nghệ sĩ Việt ra đời,thì ta cứ qui chụp cho là đạo, đánh cắp của nước ngoài.
Chỉ mong tương lai đừng để tài năng vùi dập .Thân ái

20:12 Tuesday,7.1.2014

Đăng bởi:  Gái già hiền dịu

Các bác làm em bối rối (và buồn cười) với những (cụm) từ ngữ như "Nhà báo nói láo ăn tiền", "không có tư cách chuyên môn báo chí", "ngụy biện", "đố kị"... quá.

Các bác ơi, bản thân trang Soi không phải là một tờ báo, và những người viết bài trên Soi không nhất thiết phải là nhà báo. Soi là chỗ chia sẻ thông tin/quan điểm của những người yêu/có chuyên môn nghệ thuật. Mà đã quan điểm thì ắt chín người mười ý, chuyện tranh luận trái chiều trên Soi là thường xuyên.

Nhưng "tranh luận" kiểu cầm kính lúp soi từng chữ để bắt bẻ nhau, rồi chuyện bé xé ra to... thế này thì hiếm lắm em mới thấy. 

Thật tiếc cho các bác khi không hiểu được bản chất của nơi này, chỉ lăm lăm vào bảo vệ điều các bác tin tưởng bằng luận điểm (mà em thấy là) không được thuyết phục cho lắm.

Bản thân em không biết tác giả BTT là ai, cũng không hoàn toàn đồng tình với bài viết của tác giả BTT. Không đồng tình? Có sao! Không đồng tình với quan điểm của người viết thì ta viết ngay một cái phản hồi với lập luận (ta tự thấy là) chặt chẽ với lời lẽ lịch sự, văn minh là xong! Em chỉ là người đi ngang, có cùng mối quan tâm về một "họa sĩ" với bác ấy.

Em có dịp xem tranh của Trung Nghĩa: những bức truyền thần chép chân dung từ ảnh của anh đến những bức sáng tác, và cả "họa phẩm" ở café Người Sài Gòn. Đó là một quá trình dài của Trung Nghĩa. Quan điểm của em là không thích anh này. Hình yếu và nghèo nàn, lúc trước em và một số người vào góp ý trên facebook của anh thì bị delete comment hoặc anh trả lời là "Do góc chụp". Đến bức "họa phẩm" ở NSG gần đây nhất cũng vẫn sai hình/tỉ lệ.

Thứ đến là em không thích "gu" của anh. "Gu" thì mỗi người mỗi khác, ai hạp với mình thì mình thích, không thì thôi. Trung Nghĩa là người chăm chỉ, luôn tìm tòi cái mới, đó là điểm tốt. Nhưng chăm chỉ vẽ với hình ảnh tìm từ Google, liệu có tốt? Cá nhân em không ủng hộ.

Cuối cùng, em thấy Trung Nghĩa "thuyết minh sản phẩm" nhiều quá. Cái "thuyết minh" của anh vô tình áp một quan điểm lên người xem tranh, khiến cảm nhận của họ không còn hoàn toàn là của họ nữa. Người có cảm tình thì sẽ thích hơn. Người không có cảm tình (như em) lại càng không thích.

Ôi dò trúng đài nói liên thiên quá. Thầy em từng dạy, người theo nghề vẽ thì nói ít thôi, vẽ nhiều vào.  

18:16 Tuesday,7.1.2014

Đăng bởi:  Vô Danh

@BTT: hãy gọi tôi là: Người ghét sự chụp mũ, phán xét và ngụy biện. Tạm biệt :)

6:19 Tuesday,7.1.2014

Đăng bởi:  BBT

Các bạn fan của Trung Nghĩa: Thế là tốt rồi, nhân dịp này các bạn biết thêm rằng trên đời có Thái Quốc Cường là ok rồi, muốn nói về tôi thế nào cũng được :-). Tạm biệt.

23:57 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  Lee Nguyen

Mình là 1 fan của Trung Nghĩa và theo dõi facebook của Anh Bấy lâu nay. Thấy vô cũng cảm phục tinh thần làm việc đầy nghiêm túc của Anh. Đọc bài báo này thực sự... Mất đi nhiều niềm tin với các nhà báo thiếu sự hiểu biết và thiếu cái tâm làm nghề. 

23:02 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  Vô Danh

Đọc lý lẽ của bạn BTT thì thấy đòi nằng nặc cho bằng được Trung Nghĩa phải nhắc đến tên Thái Quốc Cường mới chịu. Còn theo bạn thì Trung Nghĩa không nhắc đến Thái Quốc Cường thì có nghĩa là Trung Nghĩa tự nhận là người sáng chế ra cách vẽ này.
Việc làm này của bạn, tôi gọi là phán xét, kết tội người khác một cách chủ quan.

22:42 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Thành Nam

Tôi không phải người hoạ sĩ nên tôi không phán xét, nhưng với kiến thức được học trong trường và ra ngoài đời (chúng tôi cũng ôn thi vẽ và có 4 năm học môn hội hoạ, điêu khắc bắt buộc trong trường) thì tôi nói với bạn BTT ... bạn không nói ai cũng biết, nhưng bạn nói ra thì ai cũng biết bạn ... dở về nghệ thuật thế nào.  Đừng nghĩ là nhà báo là muốn nói gì thì nói, nói mà không nghĩ và đủ sức tư duy thì đừng nên phán xét nói chung, nhất là nghệ thuật và đối tượng làm nghệ thuật nói riêng. 

22:24 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  Huong Nguyen

Bởi vậy ta nói những kẻ nhìn một phía rồi phán thì bao giờ phán cũng rất hùng hậu. Tôi là bạn trên facebook của họa sĩ Trung Nghĩa từ những ngày đầu anh mới bắt đầu vẽ tranh về núi rừng. Tôi cũng là một người rất ghét những kẻ ăn cắp trí tuệ của người khác nên bạn yên tâm là tôi không bênh vực Trung Nghĩa chỉ vì là bạn. Tôi còn nhớ những ngày đầu tiên, anh ấy đã nhấn mạnh rất nhiều lần về nghệ thuật này đã có nhiều họa sĩ trên thế giới vẽ và anh phải tìm hiểu và thử nghiệm rất nhiều về nguyên liệu và cách vẽ. Đọc kỹ lại đoạn này :Một người trong nhóm cho biết: “Đây là hình thái nghệ thuật mới, các nốt nhạc chúng tôi chơi sẽ quyện vào bàn tay của người họa sĩ khi anh vẽ tranh. Trong một lần đi thực địa tại Tây Nguyên, cả ba chúng tôi vô tình cảm nhận được điều độc đáo của sự giao thoa và đây là dịp chúng tôi chia sẻ cho người yêu thích loại hình nghệ thuật này.”Họ cảm nhận được sự giao thoa, sự giao thoa của âm nhạc và vẽ chứ có ai nói là họ phát hiện nghệ thuật vẽ này ở Tây Nguyên đâu bạn? Đã là người viết thì phải là người đọc hiểu tốt trước thì mới có thể viết đúng. Tôi mong bạn xem lại bài viết phiến diện của bạn.

19:27 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  vân ngữ

Thành thật cảm ơn lời nhắc nhở của BTT ,nhưng trước hết hãy thận trọng khi phát biểu .....Dốt......là gì khi gõ bàn phím là xong
công chúng sẽ cho ta cái nhìn khách quan hơn nhé

19:22 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  Amber_Tran

Bài viết của bạn phiến diện quá!

18:37 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  BTT

Các bạn cứ việc ca tụng lối vẽ tranh này của Trung Nghĩa. Tôi cũng chẳng có gì phản đối anh ta :-), tôi chỉ nói lối vẽ này đã có người đi trước, nổi tiếng đùng đùng khói lửa, làm nghệ sĩ nên có lòng tự trọng, nói rõ ra đã có người đi trước, ta chỉ là kẻ ái mộ đi sau, như vậy tranh ta vẽ ra nó trọn vẹn hơn, khỏi phải thanh minh người này người nọ cho nó tốn thì giờ. Như mấy hôm nay trên Soi có nhiếp ảnh gia Lap Linh làm bộ ảnh về Zone 9, nói rõ ra là lấy từ ý của một bộ ảnh người khác đã làm, thế có ai nói gì đâu nào. Tâm tư thoải mái, người xem tha hồ thưởng thức. Một phương cách, nhiều dạng thể hiện, nào có ai không cho làm theo nhau, nhưng nên sòng phẳng. Ai đời bao nhiêu bài báo, bài phỏng vấn, nói mỹ miều hoa mỹ cho lắm, một lời nhắc đến bậc tay tổ của bộ môn cũng không. Hay là dốt nên không biết?

18:31 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  BTT

Trong việc này, vẽ tranh là chủ yếu. Vẽ tranh bằng cách đốt diêm sinh càng chủ yếu. Ông họa sĩ chơi đàn chỉ là phụ trợ hụ hợ. Cái hình thức mới mà ông ấy nói có đến 80% là việc anh "họa sĩ" kia đốt thuốc thành tranh, trong tiếng nhạc là 20%. Nếu anh ta chỉ vẽ bằng cọ, hình thức này đã không có gì để gọi là phát hiện trong một chuyến thực địa. Họa sĩ nào mà chẳng vẽ trong tiếng nhạc, không đàn thì máy :-). Cái đặc biệt là phần "khói lửa". Nhưng nói về hình thức này mà không nhắc đến Thái Quốc Cường một tiếng, thực chẳng khác gì vẽ lon súp cà chua Campell mà không nhắc tới A.Warhol. Xin lỗi chậm trả lời nhưng tôi thấy Trung Nghĩa không sòng phẳng.

18:00 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  HvC131

Đọc lướt qua tôi cũng hiểu ý nhóm trình diễn muốn nói về sự giao thoa cảm xúc có được khi họ cùng nhau phối hợp thể hiện về âm nhạc và hội họa. Có mỗi việc đọc và hiểu thôi mà chưa thực hiện được thì soi với rọi gì ở đây không biết???

17:23 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  EL

Triển lãm thì không đến dự, tác phẩm thì không thèm ngắm trực tiếp mà chỉ toàn dùng lời lẽ tiêu cực cá nhân chọc ngoáy người khác. Bài viết này còn chưa đủ tư cách chuyên môn báo chí chứ đừng nói đến bình phẩm nghệ thuật. 

17:21 Monday,6.1.2014

Đăng bởi:  Chu Chu

Hix, dạo này càng ngày càng thấm câu "Nhà báo nói láo ăn tiền ... thấy dễ ợt". Nói vậy mà cũng nói đc, bó tay, quy chụp - phiến diện và không có đầu óc :(. 

22:49 Saturday,4.1.2014

Đăng bởi:  Vô Danh

"Trong một lần đi thực địa tại Tây Nguyên, cả ba chúng tôi vô tình cảm nhận được điều độc đáo của sự giao thoa và đây là dịp chúng tôi chia sẻ cho người yêu thích loại hình nghệ thuật này."
Thứ 1, tôi mới đọc đoạn trích dẫn của bài trên và có thể dễ dàng hiểu rằng loại hình nghệ thuật này chính là sự hoà quyện của âm nhạc và hội hoạ. Nhưng ko hiểu sao tác giả bài viết lại quy chụp sự mới mẻ ở đây là việc vẽ bằng diêm sinh?
Thứ 2, tôi đã đọc bài viết trong blog kia và chẳng thấy dòng nào nói rằng Trung Nghĩa là người đầu tiên phát minh ra cách vẽ này. Cái đoạn "nhưng cứ làm như tự mình nghĩ ra phương pháp này" là do trí tưởng tượng của bạn tạo ra đấy ạ. Tôi đã tham gia xem buổi triển lãm cả năm ngoái và năm nay, tôi chưa từng lên Google để search thêm thông tin nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ Trung Nghĩa là người sáng tạo ra cách vẽ này. Chắc bạn là người đầu tiên lên tiếng đấy.

14:49 Saturday,4.1.2014

Đăng bởi:  Gái già hiền dịu

Nói ra khí không phải, nhưng em thấy một người mà vẽ không nổi một tấm chân dung cho ra hồn, nhầm lẫn giữa truyền thần và hội họa, toàn lấy tư liệu trên Google về chép thành tranh... thì không xứng với cái danh xưng "họa sĩ" ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả