Ăn uống

Trà: cha, chè, chai, chay, tê..., và còn gì nữa?

“If you are cold, tea will warm you. If you are too heated, it will cool you. If you are depressed, it will cheer you. If you are excited, it will calm you.” (William Gladstone – thủ tướng Anh thế kỉ 19) Chữ “trà” lẫn chữ “chè” trong tiếng Việt bây giờ mình dùng là […]

Ý kiến - Thảo luận

12:57 Monday,11.10.2021

Đăng bởi:  Lương Quang Đại

Từ xa xưa thì Nam Trung Hoa cũng không phải toàn Tàu như bây giờ.

23:19 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  thuốc lào

He he  Nghiêm Toàn với Mở Ngoặc! Sáng bảnh mắt, chả kịp đáng răng, tay trái pha trà tay phải vê bi thuốc, kẹp điếu cày giữa hai đầu gối...! Ngáp một cái, chậm rãi nhét thuốc vào nõ điếu, nhưng mà chưa hút ngay, rót trà ra chén,hít hít ngửi ngửi, thấy mùi trà thơm, nóng nóng tay cầm, tợp một phát đã...he he, nóng lưỡi bỏng môi...ái zà ngon, vị chát mà ngọt, hơi xin xít miệng...! Rồi mới bật lửa, châm đóm, dí vào nõ điếu, bập bập vài hơi, dụi lửa, tay nâng điếu, lưng thẳng dáng hoành (tráng), nhả khói mồi, rồi rít...ít...ít...!!!
Phê lòi tĩ :-)

23:04 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Mở ngoặc: Thơ say thuốc lào là nó phải thế, méo miệng thôi chưa đủ mà còn thêm trợn mắt đổ kềnh :-)

22:37 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Đây, hôm nay rảnh tặng Thuốc Lào bài thơ con cóc tự do này , mai là không còn hàng nữa đâu nhé :-)
 
Trà ngon chẳng thấy bạn hiền
Tay quơ cái điếu ở  liền bên hông Thơ, nếu ứng được cũng tốt, bằng không
Bảo đảm không say trà thì cũng say ...thuốc lào ! :-)
Sorry  nếu có ai méo miệng khi đọc thơ này  ;-)

22:07 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Theo kinh nghiệm của mình thì 10 ông họa sỹ Việt Nam có tới 11 ông nghiện thuốc lào, bởi món thuốc lào của bạn "thuốc lào" là quốc hồn quốc túy của dân tộc Lào mà lị:-).
 
Hì, tả về cái thú của việc xơi một điếu thuốc lào nhẽ từ xưa tới giờ chưa ai viết hay như cụ Nam Cao viết trong truyện ngắn "Trẻ con không được ăn thịt chó", cụ sành chơi đến thế là cùng.
 

21:35 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  thuốc lào

He he zờ anh chị em trên Soi tao nhã gớm, tán cả chuyện trà tàu trà nhật :-). Iem dân bắc cứ nghĩ rằng bàn chuyện trà mà không bàn chuyện...thuốc lào, nghe nó chưa đủ!!! Mà trình có hạn, chả dám nói nhiều :-). Bác nào bàn dc chuyện tình trà-thuốc (lào) thì hết í :-). Đảm bảo chả giống tàu cũng chả giống nhật :-)

21:11 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Cảm ơn Nghiêm Tòan. Tiếc cho trà Tam đường nhỉ. Hay là giờ họ nhập vào nhóm với trà nào đó để dễ marketing hơn chăng ? Ở Việt Nam thì những trà có tiếng vẫn là Mộc Châu, Thái nguyên... Cá nhân mình thấy trà Việt về chất lượng cũng không hề thua kém các nước khác, nhất là mấy trà trồng trên nơi cao thật cao ý. Chỉ mỗi tội khâu tiếp thị thì có vẻ hơi yếu..  Người mình nói chung hơi hiền quá về khỏan này :)

20:47 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Mở ngoặc: Tam Đường là một bình nguyên tuyệt đẹp và hiếm hoi giữa các dãy núi đá vôi trùng điệp của Phong Thổ và đèo Ô Quy Hồ, có lẽ cây chè có lẽ là thứ kén chọn, chỉ nơi nào cảnh sắc thật đẹp chúng mới sinh sôi.
 
Trà Tam Đường thì có lẽ là người anh em hẩm hiu nếu so với Mộc Châu, thời bao cấp thì cùng góp tên ở cửa hàng mậu dịch trong vẻ ngoài của những gói...bộc phá :-). Bây giờ thì vùng trà vẫn còn, nhưng lại chẳng còn một chút tên tuổi.

19:45 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  Tiêu-diêu

Cụ "Trà Thanh Xuân" có người con giai nối nghiệp, mở quán trà kiêm nơi đào tạo thư pháp, thứ bảy lại có cả Phiên chợ đồ xưa ở 456 Hoàng Hoa Thám. Gã thường được anh em gọi là Khánh "loa", hiệu "Nguyệt trà bút". 
Muốn túm Khánh "loa" nhậu cùng thì chịu khó chạy xuống quán Bia hơi công trường, khu đô thị Yên Hoà, rồi thì tha hồ bàn chuyện trà, chuyện rượu, chuyện chữ, chuyện đời...

17:57 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Hi.. từ rày mình sẽ không google nữa, cần hỏi gì mình sẽ vào Soi thôi :-)   Mình cũng thích câu thơ của thiền sư đời Lý. Còn câu thơ của Nguyễn Du, cái câu “khi hương sớm lúc trà trưa” ấy làm mình hơi nghĩ một chút.. Nhiều gia đình người Việt (nhất là ở làng quê, mình về quê hay thấy thế) hay uống trà vào buổi trưa, tức khoảng 12h – 1h sau bữa trưa. Trong khi bọn tây thì hay uống trà vào buổi chiều, tầm 2-3h trở đi, thường gọi là tea time. Họ cho rằng đó là giờ hợp lý hơn để uống trà, vì nếu uống ngay sau bữa ăn thì dễ ảnh hưởng tiêu hóa (vì trà có chất tannin) nhất là với những người có bụng nhạy cảm, dễ gây chứng khó tiêu. Thực ra thì trà cũng đủ lọai, có lọai cho buổi sáng, buổi chiều, buổi tối.. Buổi tối thường họ dùng trà thảo mộc (herbal) là những trà hầu như không có caffeine , không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí còn giúp ngủ ngon. Nhưng đối với những người không nhạy cảm với caffeine thì cũng chả sao, vì lượng caffeine trong trà so với cà phê chính cống thì chả ăn thua gì. Hay đối với nhiều nghệ sĩ thì lắm lúc đêm mới nhiều cảm hứng, ngủ làm gì, nhể ;-)

Nói về trà, không phủ nhận đựoc trà có nguồn từ Trung quốc, cho đến giờ chưa thấy văn bản nào nói khác. Tuy nhiên trà Trung Quốc  (TQ) thì cũng đủ lọai, đủ hạng cấp,... Nhưng trà Nhật bản hay trà nhiều nước châu Á khác không hề thua kém, thậm chí còn hơn. Điển hình nhất là Matcha. Nếu mình nhớ không nhầm trên Soi cũng đã có đăng bài viết về trà xanh Nhật bản rồi thì phải. Matcha là bột trà xanh của Nhật. Thực ra gốc gác trà này cũng từ TQ mà ra, nhưng người Nhật mang về Nhật và nâng nó lên một tầm cao cấp tới mức nói đến Matcha ai cũng nghĩ đến Nhật bản chứ không phải TQ.  TQ giờ cũng trở lại sản  xuất trà Matcha, nhưng đến giờ vẫn chưa cạnh tranh nổi với Nhật. Bất chấp các vấn đề phóng xạ ở Nhật, khách vẫn hỏi trà Matcha made in Japan cơ, dù đắt hầu như gấp đôi, gấp ba  (do Nhật xuất khẩu trà ít + giá vận chuyển và tỉ giá đồng Yên), và trà Nhật đa số thực sự nghiền bằng tay chứ không nghiền bằng máy ..Mình hơi tò mò về trà Tam đường mà bạn Nghiêm Tòan nói. Chất lượng như vậy cũng ngang ngửa trà Vân Nam (Yunnan, TQ), nhưng lại “ít tiếng tăm” không ai biết đến, nghe mà nhói lòng. Lại chạnh nghĩ đến mỹ thuật Việt nam, thấy nhiều nghệ trẻ nhà mình có khả năng, có nhiệt huyết mà lại không có cơ hội show hàng như các nước bạn. Ở các Art fair quốc tế, chả bao giờ thấy có gian nào của Việt Nam ! Thật là một cuộc chơi không fair mấy ...

17:01 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  candid

Cụ bán trà ở Thanh xuân giờ vẫn bán, con cụ hình như có mở một hàng bán trà hoành tráng. Trước em có chụp ảnh ở đấy, để hôm nào rảnh tìm up lên minh họa.
Trà sen thì cách đây độ 10 năm, hồi chưa phong trào chụp sen ở Hồ Tây như bây giờ, em ghé thăm vẫn thấy người ta dùng gạo sen để ướp trà, hoặc cho trà vào bông sen rồi túm lại để ướp. Hồi ấy đến chụp ảnh người ta vẫn tặng cho ít trà sen để uống.

9:33 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  TNXP

Có chi tiết này tác giả xem lại hình như không đúng đó là đoạn: đem túm trà vào lá sen mà nướng, sau đó thì pha uống.
Nhà chúng em từng du lịch đất Bắc, đến tận đầm sen gì đó bự tổ chảng ở ngoại thành Hà nội, uống chén trà mới ướp ngay tại chỗ buổi sáng. tiệt nhiên không thấy nói đến nướng trà bọc lá sen gì cả.
 
Ồ, dĩ nhiên, có thể ai đó thích uống như thế nhưng chúng em khẳng định trà sau khi ướp lấy từ khạp (chum) ra mà đem nướng ở nhiệt độ cao thì chắc chắn mất mùi. Vì để bình thường vài hôm cũng đã nhạt mùi rùi.
 
Còn lấy nước sương trên lá sen để pha cho nó nhã thì chúng em thấy cũng phình phường chã hơn gì nước giếng hay nước mưa cả, cái này là nhà chúng em nói thiệt, hay... người ta lấy xạo nhỉ, cả cái lá có nhúm nước mờ.
 

21:41 Sunday,12.1.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Hieniemic: Mình cũng không rành. Tuy vậy, khoảng cách theo đường sông (Hồng) giữa Mạn Hảo và Lào Cai là khoảng 100km (mình xem bản đồ, chưa đến Mạn Hảo bao giờ :-). Khoảng cách này cũng tương đồng với một nội dung trong báo cáo của Sir B. Robertson, lãnh sự Anh Quốc gửi lưỡng viện năm 1876 là 70 dặm. Nội dung báo cáo cũng ghi rõ Mạn Hảo thuộc Vân Nam - Trung Quốc. Lưu ý là Hiệp ước Pháp Thanh ký năm 1887, cho nên theo mình là Mạn Hảo thuộc Trung Quốc. Thứ nhất là viện dẫn về mặt thời gian, thứ 2 là cá nhân mình không nghĩ hiệp ước lại "co dãn" với khoảng cách địa lý lớn như thế.
 
Quay lại câu chuyện của trà thì trà Vân Nam là một trong những vùng trà lớn của Trung Quốc. Tương đồng với vùng khí hậu, thổ nhưỡng này thì ở Việt Nam cũng có trà Tam Đường nhưng từ xưa tới nay là ít tiếng tăm. Ngoài ra, đối chiếu với các văn bản khác thì trà mạn chính là một loại trà Tàu phổ biến nhất và tên gọi chính xuất phát từ chữ Mạn Hảo, Vân Nam. Bánh chè mạn gói kỹ bằng lá chuối khô, được lái buôn chuyên chở bằng thuyền gỗ từ Mạn Hảo theo sông Hồng qua Lào Cai đưa vào Việt Nam.

20:21 Sunday,12.1.2014

Đăng bởi:  Hieniemic

Cảng Mạn Hảo trên sông Hồng nằm sát rìa với Lào Cai, giáp vùng Tây Bắc VN. Trên mạng có bài viết rằng sau hòa ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp với nhà Thanh, chia lại biên giới giữa Tonkin và nhà Thanh thì chỗ Mạn Hảo thuộc Thanh Quốc. Có lẽ ngày xưa biên giới không rõ ràng, chỗ đó coi như là một cái cảng nằm giữa 2 nước vậy. Gọi chè Mạn Hảo là chè Tàu có lẽ cũng không đúng.

16:40 Sunday,12.1.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Tiêu diêu: Ngày trước nghe câu "Uống trà Mạn Hảo ngâm Nôm Thúy Kiều" ko hiểu chữ Mạn Hảo là ở đâu ra, tìm hiểu thì có lẽ là tên của thương cảng Mạn Hảo, Vân Nam (Manghao, Yúnnán) trên thượng lưu sông Hồng phía Trung Quốc. Vậy trà Mạn Hảo hẳn là trà Tàu.

16:01 Sunday,12.1.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Ngày trước ở dưới Thanh Xuân Bắc có quán trà ông già rất hay. Trà của cụ thì cũng ko quá đặc biệt mà đặc biệt là ở cái sự say mê và trân trọng cụ dành cho từng chén trà. Mỗi ngày cụ pha một loại trà khác nhau, thành ra khách quen nhớ ngày mà ghé quán uống loại trà mình thích.
Quán xá thì cũng đơn sơ, khách chủ yếu là sinh viên nghèo. Đặc biệt là vách quán là kín mít thơ của cụ và cả của khách. Lâu lắm rồi ko quay lại, chắc là ko còn nữa.
Nói về trà thì cũng có chút liên quan đến kiến trúc, số là các bạn Anh Quốc sau khi dùng tàu đồng súng nhớn mà "giải phẫu thẩm mỹ" Thanh triều thì mới thấy thật bẽ bàng hổ thẹn, cứ tưởng mình văn minh sang trọng là thế mà so với quý tộc vương giả Trung Hoa thì thật chả sánh nổi bằng với gia nô của chúng, bèn tập tọe học theo mà thành hẳn trào lưu vườn Anh Quốc để mà thưởng trà cho nó sang, nó nhã.

22:57 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  Tiêu-diêu

Tản mạn thơ văn về trà cũng có nhiều. Gửi "mở ngoặc" thêm vài ví dụ nhé:
Tặng quân thiên lý viễn
Tiên bả nhất bình trà

Dịch

Tiễn chân ai bước đường xa

Miệng cười đưa một bình trà tặng nhau
                                              (Viên Chiếu thiền sư - đời Lý)
 
Các cụ ngoài Bắc uống trà và ngâm mấy câu thơ: 
Làm trai biết đánh tổ tôm 
Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều
 
Bài thơ gọi trà của nhà cách mạng Phan Bội Châu: 
Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh 
Cháy lưỡi khô môi thảm những ai! 
 
Đại văn hào Nguyễn Du thưởng thức trà với tâm sự: 
Khi hương sớm lúc trà trưa 
Bàn lan điểm nước đường tơ họa đàn 
Thi nhân uống trà để cảm thương cho số phận người kỹ nữ:
Khách trọng lợi, kinh đường ly cách 
Mải buôn trà sớm tếch ngàn khơi 
Thuyền không đậu bến mặc ai 
Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng 
 

22:26 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Hay, câu này hay, rất hay! Câu số 1 ý Tiêu-diêu ạ. Cảm ơn bạn lần nữa nhé. Nếu không tìm được câu nào hay hơn, chắc chắn mình sẽ phóng to câu này ra, treo ở đây ... "cho chúng nó biết"..hi..
Cảm ơn Linh Cao về bài thơ, mình sẽ ngâm ngợi thêm, cái này cần chút thời gian, mà mình sắp hết giờ rồi. Bạn có thể cho biết thêm bài thơ này do ai làm không? Cảm ơn bạn nhiều nhé. Chúc tất cả cuối tuần vui vẻ!

21:55 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  linh cao

Rượu sớm trà trưa cần có bạn sẻ chia. Thơ rằng:
    Trà ngon mà có bạn hiền
Tậu ấm song ẩm mấy tiền cũng mua.
    Trà ngon vắng bóng bạn hiền
tự pha độc ẩm ngồi thiền nhớ nhung.
     Trà ngon chẳng có bạn hiền
cả đôi ấm ấy đựng tiền cho xong.
 

20:06 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  Tiêu-diêu

Các cụ có câu "Uống một tách trà, đi xa vạn dặm" để nói lên cái sự cầu kỳ, nhiêu khê để có thể thưởng một cuộc trà ngon.
Còn về tầm quan trọng để làm nên ấm trà ngon thì có câu "Nhất thuỷ, nhị trà, tam pha, tứ ấm". Muốn có một chén trà ngon, điều trước tiên phải tìm cho được nguồn nước quý. Thứ đến mới là trà ngon, đôi bàn tay khéo léo của người pha và cuối cùng mới là bộ đồ trà tốt.

19:38 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Hay quá ! Cảm ơn Tiêu-diêu nhiều nhé. Mình cũng đang tìm một thành ngữ về trà của Việt Nam (hay một câu nói hay của nguời Việt về trà) mà chưa tìm đuợc . Google mãi mà nó... chưa ra :-) May ra có bạn nào ở đây gỡ bí giúp mình được nhỉ ? Mình xin cảm ơn trước

18:49 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  Tiêu-diêu

 
Dâng trà
Múc suối đầu nguồn bắc lửa pha
 Sen hương dịu ngát ấm men ngà
"Cao trường" đổ bẩn châm bình lại 
"Hạ nhập" lan mùi tỏa sắc ra 
Rót nước thơm nồng tình thiếu phụ 
Dâng chung kính cẩn nghĩa thanh trà 
Tao nhân đối ẩm gìn dư vị
Khói nhẹ ru hồn vọng gió xa 
Shiroi
 
 

17:44 Saturday,11.1.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Bài viết rất bổ ích. Rất cảm ơn tác giả và Soi. Một bậc thiền trà Nhật bản (ông Soshitsu Sen XV) có câu nổi tiếng: một chén trà là một chén hòa bình ! Mình chưa nghe nói có ai óanh nhau hay giận dữ lúc đang uống trà cả. Nên mình nghĩ vừa uống trà vừa phê bình nghệ thuật thì chắc là ... an tòan, nhể ? ;-) Ở quán mình, trà xanh Việt nam là một trong những loại trà được yêu thích nhất, nên mình cũng hơi phổng mũi tí :-) Trà Việt có vị riêng, ngon kiểu riêng, ai đã thích rồi thì khó mà bỏ.. Chỉ hơi tiếc Việt Nam mình xuất khẩu chè sen hơi ít, nhưng khi tìm hiểu về công đọan làm ra 1kg chè sen ngon thì mình hiểu vì sao

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả