Điện ảnh

Xanh có thể là màu ấm nhất, nhưng chưa chắc là phim hay nhất

Khi phim đoạt giải Cannes 2013 “Blue is the warmest colour” của Pháp có mặt trên thị trường băng đĩa lậu, hết người này đến người khác đè đầu bắt tôi xem nó. Ban bè thì bảo “Mày phải coi phim này”, bố tôi cũng nhiếc “Mày phải coi phim này”; riết rồi tôi thấy […]

Ý kiến - Thảo luận

19:41 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Hany

Bản thân mình bây giờ mới biết đến mấy phim này, nhưng thú thật thì mỗi phim mỗi vẻ khác nhau, công nhân phim Châu Âu táo bạo ở chỗ không che giấu điều gì trên cơ thể cả, và cho dù có là Blue hay Room in Rome thì mình thấy một điều đơn giản của phim Châu Âu là họ táo bạo và có nét chân thật, mình đã khóc khi xem phim Room in Rome, vì nó chân thật và đem lại cho người xem cảm thấy cảm thông và đồng cảm với nhân vật trong phim
Nhất là cảnh cả 2 ngồi ngắm bình mình với nhau vào buổi sáng, hay cảnh Natasha từ chối tắm chung vói alba,... Rất chân thực và trong cuộc sống nhiều khi để tìm thấy một người có thể hiểu và đồng cảm với mình như thế thì rất khó, và mình đã khóc khi xem phim đó, nói chung lại, phim châu âu luôn diễn tả chân thật về đời sống, về con người, nếu nói về đồng tính thì càng chân thật hơn, nếu được các bạn cũng nên xem thử xem Kiss Me 2010 thì phải, cũng nói về đồng tính và cũng đem lại cho bạn cảm xúc buồn khi 2 con người hiểu nhau nhưng lại khó có thể đến vói nhau vì người kia 3 tháng sau sẽ lấy chồng.

19:01 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  zen

Mình rất thích phim này, cảm ơn bạn về việc chia sẻ một cái nhìn khác về phim BIWC. Những phim bạn đề cập đến so sánh với BIWC mình đã xem qua, tuy nhiên những phim đó không ấn tượng với mình, thậm chí có phim mình thấy quá nhảm như  “A Room in Rome”... hihi
BIWC như bạn nói ở nhiều khía cạnh nó làm ta cảm giác mọi thứ đều đều đều ấy, không có gì nổi bật từ cốt truyện, góc quay, cảnh vật, con người... chẳng phải là nhàm chán sao. Mình thích BIWC không phải vì những thứ đó mà là vì nó chân thật và gần gũi, nói đại khái là cảm nhận được nổi đau của nhân vật. Đó là điều mà các phim khác chưa đem lại được cho mình. Cũng giống như là ở ngoài có nhiều cô gái hoặc đẹp, hoặc giàu có, hoặc có cá tính, hoặc rất thú vị hóm hỉnh sao mình không yêu lại yêu cô gái mọi thứ đều bình thường. Bởi vì đơn giản mình cảm giác an toàn, gần gũi và sống chân thật ở cô gái đó :)
Thật ra mình có 1 điểm không thích ở phim này là cảnh nóng giữa 2 nhân vật chính, điều mình cảm thấy xót nhất vì đó là cảnh không chân thật nhất trong phim, có điều gì đó rất gượng ép và không thăng hoa trong chuyện đó :)

17:47 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  Đựk zựa

Hừm, chữ blue, tiếng Nga là goluboi - dùng chỉ tình dục đồng tính. Có thể vì thế mà có cái tên này chăng.
Bài viết dùng nhiều chữ "thực", mộc", "tự nhiên"... để khen. Nhưng đôi khi, hay thậm chí thường xuyên, đội bạn tự nhiên quá lại làm ta mất tự nhiên.
Cái ảnh làm tôi suýt không vào xem. Có cảm giác là sờ đâu cũng thấy đồng tình. Bản thân tôi thích phim Pháp, và sẽ tự mâu thuẫn với mình khi nói, thích là vì nó "mộc"?
Hôm qua xem Tê vê xanh (TV5) một phim về du kích Pháp. Goành chãng, tưởng là lếu có tình rục thì chỉ là retro (không hiểu sao Nga lại dùng chữ này để chỉ tình dcụ cổ điển, đực - cái, theo tiếng Nga, chứ không chỉ chuyện giống trung). Nào ngờ trong phim vẫn có tình tiết chính: hai cô giáo yêu nhau đồng tính, dẫn đến 1 cô để bảo vệ cô kia, đã báo cho quân Đức đến vây và tiêu diệt một số người kháng chiến Pháp. Thật là tránh vỏ uôi gặp vỏ ruồi. Mẹc.

7:17 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  Tho

Nhận xét về phim rất đa diện và hóm hỉnh. Cám ơn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả