Văn & Chữ

Học và Đọc – phần 3: Đọc thế nào?

Tiếp theo phần 1 và 2 Khả năng đọc là một trong những khả năng tuyệt vời của con người, là phát kiến thần kỳ và quan trọng có lẽ chỉ sau việc tìm ra lửa. Việc tìm ra lửa giúp biến thủy tổ của chúng ta từ loài vật thành loài người, việc phát […]

Ý kiến - Thảo luận

18:23 Tuesday,8.4.2014

Đăng bởi:  U60 vẫn chưa tri thiên mệnh

Hừm. Tôi có một ước mơ là đủ ăn để có thê ngổi đọc sách văn học classic tiếng Nga - điều đã không kịp làm khi còn trẻ. Tôi cũng ham đọc cả các tiểu luận về văn hóa bằng tiếng Nga (kiểu như có thật người Nga tâm hồn phóng khoáng, không ki bo v.v của các tác giả Nga; hay vì sao chủ nghĩa Marx sống khỏe re một thời ở Nga, vì sao người Liên Xô hiện vẫn tồn tại ở Nga, và ngoài nước Nga...). Các sách về chiến tranh Việt Nam bằng tiếng Anh cũng là một thú nữa, Cộng với một hậm hực là không thể đọc được các sách tiếng Pháp về vân hóa Việt.
Những điều trên không phải để khoe. mà chỉ để nói rằng khoảng 10 năm trước có những cụ tóc bạc phơ đên mượn sách thư viện Nhà văn hóa Nga, cứ 2 tuần nghiền xong một cuốn dày cộp. Các cụ này đã biến đi... Tôi thấy phòng đọc ở thư viện hiện nay trống ngoác vì thiếu các cụ này. Có rất nhiêu vị trẻ đến đó để đọc, đúng hơn là để làm dự án, đồ án, xong là vĩnh biệt sách và thư viện, xong sớm, nghỉ sớm. Các đề tài của các vị ấy, ta liếc qua thôi, quả là kinh hồn - hoặc dành cho thế kỷ 19 (khi có một số ông rậm râu ngồi trong buồng viết tràng giang đại hải cho bọn khác đoán và nắn theo ý mình để trục lợi quyền - tiền) hoặc cho cung trăng. Khủng khiếp.
Thời bao cấp có một trò dành cho bọn lười là... làm ra bộ đọc sách. Cả ở Việt Nam, cả ở Liên Xô (tô chứng kiến), cứ nằm dài ra đọc, rồi hường tứ khoái... chấm hết. Con muộn của tôi nay cũng lười. Nó bám chặt lấy cái máy tình với Internet, rồi phây búc này kia. Tôi ước ao với vợ: mình lẽ ra đẻ nó sớm hơn, để đứa đại lãn như nó giả vờ đọc sách còn hơn, chứ ngồi trong môi trường điện từ của máy tính chỉ tổ mang bệnh vào người. Cảm ơn.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả