Chính trị

Bốn điều nên nghĩ trước cục diện này

Ngày 18 tháng 2 năm 2005, 20 máy bay ném bom A 7 của Trung Quốc, được sự yểm trợ của 12 máy bay chiến đấu Su 27 Flanker bắt đầu tấn công quân cảng Cam Ranh, mở đầu cho cuộc chiến tranh thứ ba giữa “những người anh em đỏ”. Cũng trong ngày hôm […]

Ý kiến - Thảo luận

13:59 Saturday,10.5.2014

Đăng bởi:  dân lành

1. “đánh, còn cái lai quần cũng đánh”
Cũng không nên bêu dương những ai nói câu này (như chị Út tịch). Trong hoàn cảnh mới (chủ nghĩa tư bản kiểu Đặng, kiểu Putin), thì nói như người Nga, là tham nhũng nó lột mịa mất quần rồi, thì khi giặc đến vẫn phải đánh, dù còn quần hay không.
2. "Nghịch lý là, chính những người đó cũng là những người luôn phản đối cách thức Việt Nam bị cuốn vào cuộc chiến tranh với Mỹ (“chúng ta lẽ ra có thể đã tránh được xung đột với Mỹ nếu chúng ta mềm dẻo hơn”)"
Có hai argumetn ở đây không ổn. Những ai còn lai quần cũng đánh thực sự đã hy sinh (chị Út Tịch), hoặc mải đánh, không có thời gian phản đối cách thức nào. Còn những ai phản đối cách thức thì làm điều này khi mọi sự đã xảy ra rồi, thậm chí chiến tranh đã kết thúc rồi. Tác giả có thể nêu rõ tên những người này, hoặc ám chỉ cũng được, nếu đó là "văn hóa" việt nam. Trong mọi trường hợp thì dù những người này từng giữ những vị trí nào đó, những quan điểm của họ tới nay nếu không bị phê phán (và không còn thời gian cho phê phán này) thì e cũng không còn được quan tâm (?).
2. “chúng ta lẽ ra có thể đã tránh được xung đột với Mỹ nếu chúng ta mềm dẻo hơn” - Đây là cả một chủ đề tranh luận vô cùng rộng, và khi nó bị ném bùm ra như thế trong bài này (nói về quan hệ với Trung quốc - một thế lực được đằng chân lân đằng đầu một cách trắng trợn) thì câu này hoặc gây loãng những gì tác giả muốn tập trung, hoặc có thể gây lệch hướng.
Xin mời diễn đàn tham khảo bài viết này (về một sự 'mềm dẻo", uyển chuyển đã phá sản, trừ phi vẫn cố cãi nhằng):
http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/dien-dan38/hay-cham-dut-ao-tuong-%E2%80%9Cmua-lang-gieng-gan%E2%80%9D
Tôi thích câu:
"Vậy, tại sao cứ mãi hoang tưởng đến mức phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác vì cứ tự lừa dối mình về cách ứng xử “khéo léo”, “tinh tế”, “uyển chuyển”(!) là phải … biết… bán chị em xa, mua láng giềng gần?"
Trong bài trên. Cùng một hướng nghị luận, nhưng xin thú thực so với tác giả Nguyễn Thanh Sơn, về phương pháp luận, tôi cho bài của tô Vĩnh Hà thiết thực hơn.
Còn nhớ ông Tonnesson, một trí óc khá vĩ đại, viết cả một cuốn sách về chiến tranh Việt Nam 1946 đã bắt đầu ra sao. Ông Tonnesson cho rằng phía Việt Nam đã "mắc bẫy khiêu khích của Pháp" nổ súng khai cuộc toàn quốc kháng chiến cuối 1946. Giữa việc để Pháp dần dần chiếm cả nước Việt Nam (vì không thế lực nào nuốt 1 cái được cả nước), và cái bẫy khiêu khích Pháp giăng ra thì anh chọn cái nào đây? Tôi rất thích ông Tonnsson, nhưng ông không phải là người từng chịu sức ép ngoại bang, như bất cứ chú tễu nào ở xứ này (mặc quần hay đóng khố) từng nhiều lần phải chịu. Xin lỗi đi xa đề nhưng tác giả Nguyễn Thanh Sơn đưa ra quá nhiều vấn đề chấm ba chấm.
 
 

12:29 Saturday,10.5.2014

Đăng bởi:  lời quê

@ Vũ Thường
Qua đọc sach thời Khrushev và hiện nay, tôi nghĩ rằng không tham nhũng (và không băng hoại) chưa phải chìa khóa giải quyết thách thức. Nhưng một chế độ tham nhũng (tất phải xa lánh nhân dân) thì làm cái gì cũng hỏng.
Thứ hai, quay lại bài của bạn Thanh Sơn: ngoại giao trong lịch sử Việt đóng một vai trò thứ yếu, chỉ sau khi đã có thắng lợi rõ ràng về quân sự (theo kiểu trải chiếu cho mày rút về). Chuyện này dài... Hiện tại, ngoài "ngoại giao ca ve" (thuật ngữ hẳn hoi), thì còn có ngoại giao đô la, và hơn cả là ngoại giao có đi có lại. Nếu yên lặng trước các biến cố tương tự ơ các vùng biển khác, hoặc chỉ đưa tin chếu lệ (Việt Nam gọi là cháy nhà hàng xóm...) thì đến lượt mình người ta cũng khu xử như thế.
Nghèo (do tham nhũng, hủ bại) nên yếu, thì như "Bác" Stalin nói, sẽ phải để cho người khác dẫm đạp mình. Lê Chiêu thống, Yanukovych chỉ lo phè phỡn, và đầy túi khi cầm quyền - kết quả ra sao ta đã rõ.

12:19 Saturday,10.5.2014

Đăng bởi:  Đằng giang tự cổ

Vâng, 2-3 ngày trước bạn KK (báo chí) hỏi tôi về cục diện, tôi (từng ăn "cơm" do lính Liên Xô nấu ở Cam Ranh thế kỷ trước), cũng bày tỏ vai trò căn cứ này trong cục diện trước mắt.
Khi eng trung tá (KGB) quyết định bỏ Cam Ranh năm 2002, tôi thấy lờ mờ hiện lên mặt thằng Chiệc... Hãy chuẩn bị để giáng lại cho quân thù một đòn ở bất cứ đâu trên lãnh thổ, lãnh hải. Quân ăn cướp có mặt đâu mà giữ thể diện.
(Hôm qua thấy các bãi nhậu vẫn đầy người?) 
Bạn Kay có bài gì Chiêu hồn nước?

12:03 Saturday,10.5.2014

Đăng bởi:  Vũ Thường

Tôi muốn bổ sung điều thứ 5, và cũng là điều quan trọng hơn cả để có thể đứng vững lâu dài, đó là: tăng cường nội lực, thay đổi tư duy. Muốn tăng cường nội lực thì con đường duy nhất là cải cách chính trị để tăng cường hiệu quả kinh tế, chống lũng đoạn một cách hiệu quả, tự do báo chí, tự do ngôn luận để nâng cao dân trí, thực hành dân chủ và bầu cử tự do để đoàn kết sức mạnh nhân dân trong nước với các việt kiều ở ngoài nước và có thể đàm phán tích cực để có sự ủng hộ tích cực quốc tế.
Trước mắt một con bài có thể sử dụng hiệu quả là kêu gọi Mỹ đầu tư để xây dựng cảng Cam Ranh thành căng cứ hậu cần, sửa chữa cho Mỹ và Việt Nam chung sử dụng. Sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ tại Cam Ranh và biển đông sẽ góp phần kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc.Và hãy quên Putin đi!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả