Gẫm & Bình

Họa sĩ đừng vào xem nhé!

 (SOI: Nhân đọc từ facebook của Nguyên Hưng – một cây bút chuyên về mỹ thuật ở TPHCM – Soi thấy có bài này, xin phép được đăng lại. (Có lẽ càng thích hợp khi trên SOI có bạn hỏi xem tranh làm sao biết đẹp, xấu). Bài này gốc là trong trang web Incredible@rt Department […]

Ý kiến - Thảo luận

21:55 Tuesday,30.7.2013

Đăng bởi:  Vu Tran

Mình là amatuer, cũng nghĩ là khi xem tranh thì cứ hồn nhiên thôi. Nếu thích tác phẩm và phong cách của hoạ sĩ thì tính tiếp. Theo mình câu hỏi quan trọng là " hoạ sĩ tư duy khi vẽ tác phẩm này thế nào, và kĩ thuật ra sao ". Còn không thì xem kiểu qua đường chứ hỏi nhiều làm gì (đi phân tích cái mình không thích thì chẳng có gì để phân tích) Lúc nào thấy đẹp thì nó đẹp, lúc nào thấy xấu thì là nó xấu, khỏi lăn tăn. Hoạ sĩ người ta vẽ ra không có lăn tăn thì người xem lăn tăn tốn thời gian :) Cái đó chắc dành cho nhà phê bình.
Lúc vẽ thì tinh thần thả lỏng nhưng tập trung và có trách nhiệm với từng mảng màu mình đặt trên canvas. Nếu không thì là đang lãng phí thời gian và pigments. Đó là cách của mình :) (nhân có một bạn nói về suy nghĩ lúc vẽ).

12:47 Friday,24.9.2010

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Hunter đã cho link.

12:46 Friday,24.9.2010

Đăng bởi:  admin

ThuTrangGiap thân mến, Soi đã nhận được bản dịch. Sẽ đưa lên thành bài vào ngày mai cho mọi người tham khảo và cho SOI... học :-). Cảm ơn nhiều nhiều.

12:38 Friday,24.9.2010

Đăng bởi:  Hunter

Hi cac bạn, bữa giờ xem bài này, và cả tranh luận của bạn Nguyễn Mỹ Ngọc về vấn đề giáo dục trong mỹ thuật. Tôi có thể cung cấp cho các bạn thêm một thông tin mà nếu các bạn không thích thì bỏ qua. Tôi nghĩ không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Đó là kỹ năng mà người ta gọi là coaching (kỹ năng kèm cặp). Có thể giáo viên mỹ thuật nên tham khảo phương pháp này cho sinh viên. Đây là phương pháp dành cho những người cấp trên hướng dẫn một cấp dưới mà không cần biết rõ chuyên môn đó. Hoặc hướng dẫn cho nhân viên có chuyên môn cao hơn mình. Thậm chí có thể sử dụng cho chính mình.
(xem thêm trên http://www.royal.vn/hoc-kinh-doanh/ky-nang-kem-cap-lanh-dao-cong-cu-phat-trien-coaching.html)

11:20 Friday,24.9.2010

Đăng bởi:  admin

ThuTrangGiap ơi, tình hình là bản tiếng Anh của bạn đã có bản tiếng Việt rồi phải không? Cho Soi xin được không để đăng lên cho các bạn tham khảo? Cảm ơn bạn nhiều nhiều. Ngoài ra khi nào tiện, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện đi dạy vẽ được không? Cảm ơn bạn trước.

11:07 Friday,24.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến rằng thì là bài này chú Nguyên Hưng đăng là để cho các nhà phê bình đấy ạ, để các thầy cô dạy mỹ thuật có bộ câu hỏi nhằm kiểm tra nhanh kiến thức học sinh mờ. Còn như là họa sĩ (chúng em tuy chưa là họa sĩ nhưng... em sẽ là mùa xuân của mẹ...) chúng em biết là khi vẽ mà cứ hỏi nhiều thế thì vẽ sao nổi. Còn người xem mà cứ hỏi nhiều thế thì tâm hồn còn gì mà tự do bay bổng, để mà cảm thụ tác phẩm ạ. Thầy em bảo là các con khi vào phòng tranh là cứ hồn nhiên thôi nhá, đừng lo nghĩ gì to tát nhá.

11:07 Friday,24.9.2010

Đăng bởi:  ThuTrangGiap

Nguyên Hưng có nhiều tài liệu, nhưng cái này là tài liệu dạy học của tớ. Có 1 thực tế tớ đã gặp: Đây là 1 phần nội dung của chương trình giáo dục nghệ thuật bậc mầm non của nước ngoài, vậy mà năm ngoái ở trường chỗ tớ làm cũ, tớ dạy 1 số ý cho học sinh lớp 7, 8 và làm bài kiểm tra kiểu trắc nghiệm, thế thôi mà bị các cô chủ nhiệm kiện là bài dạy cho học sinh như thế thì khó quá, mời cả tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng xuống điều tra, thống nhất rằng những nội dung ấy quá với sức của học sinh và có ý nhắc nhở yêu cầu thay đổi.
Tớ dịch từ cái này này này:Elementary Curriculum for Kindergarten - Art: Art Parts

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả