|
|
|
|||||||||
Nghệ sĩ Việt NamThôi, quay lại chuyên môn nào...(SOI: Bài viết này của họa sĩ Mỹ Ngọc, sau những tranh luận trên Soi quanh triển lãm “Từ huyền tích đến thực tại”. Tên bài do Soi đặt.) Tôi phải đi dùng nhờ cái máy để gõ được dấu (không phải phiền Soi sửa giúp nữa). Đến comment nay tôi không tranh luận nữa […] Ý kiến - Thảo luận
10:20
Monday,6.12.2010
Đăng bởi: trinh ngọc liênĐọc xong bài của chị tôi rất hiểu điều chị muốn làm, tôi không phải là người chuyên về đồ họa nên không biết những góp ý của tôi có hữu ích với bạn không. Anh Đinh Công Đạt nói rằng ở Trung quốc và ở Nhật họa sĩ đồ họa dùng nhiều bản khắc để in được một bức tranh là hoàn toàn đúng không có gì phải tranh luận, còn vấn đề một bức tranh đó cần bao nhiêu bản là đủ thì diều đó cần phụ thuộc vào mầu sắc của nó là bao nhiêu, có thể hiểu một cách dể dàng là liên hệ với việc in tranh Đông Hồ của Việt Nam, mỗi bản màu là một bản khắc riêng. Theo tôi được biết, người Nhật cũng như các nước phương Tây khi họ in với những bức tranh có độ chuyển về đậm nhạt để tạo ra chiều sâu thì họ thường vờn chuyển mật độ đậm nhạt ngay trên bản khắc rồi mới in, như vậy mảng in sẽ có độ mềm và điều này dễ dàng hơn với tranh in màu, bởi có sự trợ giúp của sắc nóng lạnh. Tôi nghĩ rằng đầu tiên bạn hãy bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp và cách làm việc cho phù hợp với phong cách mà bạn muốn hướng tới và bạn phải dám đối đầu với những lời chỉ trích ở giai đoạn đầu thử nghiệm, điều đó tôi biết là không hề dễ với bạn. Hy vọng khi nào gặp bạn tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn về nghề nghiệp.
22:57
Friday,24.9.2010
Đăng bởi: đinh công đạtthuần túy chuyên môn nhé!
13:15
Friday,24.9.2010
Đăng bởi: Lien HoaBạn Huy Thông nói đúng, dù văn chương của bạn Mỹ Ngọc còn nghiệp dư (đâu có sao) vấn đề là thấy bình tĩnh và chân tình hơn những bài trước nhiều lắm rùi. Chí ít bạn đọc còn có cái để mà ngẫm nghĩ và tham gia chứ. Tôi thường nghe: người nào mắng ta là thày ta. Mỹ Ngọc có lẽ phải tìm xem NXHN là ai mà tìm đến cảm ơn (ông, bác, chú, cô... hoặc bạn ấy đi). Mấy ai chân tình mà chỉ ra cho bạn thấy những thứ chưa được từ việc vẽ tranh đến câu chữ như vậy. Lắng cái tự ái xuống một chút là học hỏi được khối điều. Hóa ra trường đời cũng còn khối thầy nhỉ. Chỉ có cái là không được oai như các thầy chính danh trong trường thôi. Nhưng mà nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
10:02
Friday,24.9.2010
Đăng bởi: Phạm Huy ThôngCám ơn Hi và Lucky Lucke đã tranh luận làm tớ rõ hơn về một vài điều tớ đang thắc măc. Hơn nữa, bài viết của của Mỹ Ngọc cũng rất thú vị (dù kỹ năng viết của bạn cũng giống tớ, có nghĩa là rất nghiệp dư). Nó cho thấy bạn cũng rất cởi mở trong đối thoại. Nếu có thể, bạn trưng bày thêm một chút tác phẩm khác của bạn trong bài viết này cho sinh động. Tôi rất mong mỏi. Soi ơi, bạn chèn tranh khắc gỗ của người khác vào làm tớ giật hết cả mình. Soi tìm đâu ra cái tranh khắc của ông Benjamin giỏi thế. Tớ là tớ yêu cái ông Ben đấy lắm (không chỉ mình tớ đâu) bây giờ mới biết ông ta làm cả khắc gỗ.
7:08
Friday,24.9.2010
Đăng bởi: lucky luckeBạn HI: Tranh in qua hai giai đoạn. Đầu tiên thuộc đồ họa giá vẽ nếu ta coi gỗ (trong khắc gỗ) là canvas, dao là cọ, đặc biệt "sản phẩm" phải là một tác phẩm hoàn thiện rồi. Sau đó đến giai đoạn có người (hoặc chính họa sĩ) muốn in từ bản khắc gỗ ra thì có đồ họa tranh in. Có thể tô màu tay hoặc chỉ đen trắng. Tuy giáo trình ghi như Hi nói nhưng nếu xếp khắc gỗ vào đồ họa tranh in thì thiệt thòi cho thể loại này. Những tranh ví dụ trong bài là tranh in lại từ bản khắc gỗ. Coi đó làm ví dụ cho tranh khắc gỗ thì không sai đâu bạn Hi (do bản in mà chuẩn thì không sai lệch với đường nét khắc). Nhưng giá mà có được ảnh chụp các bản khắc gỗ còn original chưa in thì tốt nữa, tuy nghệ sĩ nào khắc một bản quá đẹp xong cũng không giữ tình trạng original nữa mà chuyển sang công đoạn in luôn cho đỡ phí.
0:07
Friday,24.9.2010
Đăng bởi: HiTrong giáo trình Đồ họa của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1991, đã ghi rõ: |
|
||||||||||