Thiết kế

Suy nghĩ về con đường gốm sứ ở trên đê Hà Nội

. Tôi xa Hà nội từ 1998, tới tận 2012 mới về thăm nơi chôn rau cắt rốn. Tôi đã ngạc nhiên trước thay đổi của mặt đê sông Hồng Hà bằng bức tường ghép mảnh gốm sứ dài gần bốn cây số. Tôi nhanh chóng nhận ra sự bất cập về thẩm mĩ của […]

Ý kiến - Thảo luận

16:13 Tuesday,27.1.2015

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Nó ngô nghê tới mức thành rác rồi, vui mắt gì nổi Cadid ơi.

Một trò nhôm nhoam được cổ vũ thì sức gây hại mới thực khôn lường.

16:01 Tuesday,27.1.2015

Đăng bởi:  candid

http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/tuyet-dep-trai-tim-gom-tinh-yeu-ha-noi-ben-ho-truc-bach-n20150121190528033.htm

Cái đầu tiên ngô nghê còn tí vui mắt, chứ thừa thắng hết vườn hoa Mai Xuân Thưởng, lại xông lên hồ Trúc Bạch thế này thì tội cho Hà Nội quá. Làm cách nào để bạn ý tha cho Hà Nội nhỉ?

16:24 Monday,29.9.2014

Đăng bởi:  Vân Phạm

Cung cấp thêm thông tin cho tác giả Nguyễn Hồng Hưng.
Có lẽ anh đi xa và cũng chưa tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Con đường gốm sứ - Đê Sông Hồng" này. Hồi đó nó được ra đời bởi ý tưởng của một cô mà sau này hình như được vinh danh gương mặt tiêu biểu của Thủ đô trong sự kiện thi đua khẩn trương xây, cào, phá để kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long. Tôi được biết là để tạo ra tác phẩm này thì người ta đi xin tài trợ và làm từng phần theo tiến độ rót tiền tài trợ, vì vậy những cái "tiếc" của anh chắc chắn chỉ để mà tiếc thôi. Nếu không thì Hà nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã có những công trình để đời và để hãnh diện được với xứ khác mà không xấu hổ vì "ta bắt chước nó mà chả to bằng, chả đẹp bằng". Rồi các thế hệ sau chả phải đập đi làm cái khác rồi.
Riêng tôi thì chẳng mong nó được như anh muốn mà chỉ mong sao dù nó có là bức tranh nguệch ngoạc, nhưng người ta đã dựng nó lên thì cũng phải biết giữ nó sạch để đứng gần nó mà không phải bịt mũi vì mùi xú uế thôi.
Cảm ơn Soi để cửa cho ý kiến của tôi.

22:32 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  dao duc

Tình cờ đọc bài viết này. Nhưng cái ý tưởng "logo của nhà tài trợ" làm mất hẳn cái đẹp của con đê rồi. Con đê trở thành một tác phẩm nghệ thuật hay cái pano quảng cáo ?

23:27 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  Phạm Tuấn Phong

"Con đường gốm sứ"  Cái tên thật lạ và đẹp?
Mình hỏi bạn Đoàn (Học MTCN - người chịu trách nhiệm, người thi công chính cho vợ chồng bạn chủ dự án)
Nói về nghề, về nghệ thuật nó ra sao?
Cách tiếp cận thuyết phục các nhà đầu tư với số tiền đó có thực sự xứng đáng với những gì họ nhận?
Nghệ thuật con đường gốm sứ tiêu tốn bao nhiêu phần trăm cho tiêu cực?
Và các bạn thấy trong lòng mình thế nào khi góp một phần tươi tốt cho cộng đồng sau khi thực hiện xong dự án?
Vì xuyên phải qua con đường này thấy cái trò "con khỉ "này mà cảm thấy hổ thẹn cho ngành kiến trúc -mỹ thuật . Và cái cách để hiểu rõ hơn khi quan sát cách làm kỉ niệm 1000 năm ThăngLong
Các bạn có thể cảm thấy mình có chiến công nhưng những gì là hệ luỵ thì mãi mãi. Nhớ cái bài văn cấp 1 thuở xưa có viết về một cậu bé vẽ ngựa lên tường, thấy câu nói "Đẹp mà không đẹp" lại thấy buồn vì người chủ dự án chỉ chăm chăm tới vấn đề lợi nhuận. Dù rằng sơ cơ của dự án là một tâm hồn thuần khiết vì cái đẹp cộng đồng nhưng trước một loại đạn $ thì rụng tơi tả. Nhìn tổng kết con đường này mà đọc được vị mặn của nó, thấy được một đám những kẻ liên quan sau mấy cái hình hài vô tổ chức và dĩ nhiên nó sạch và đẹp hơn cái tường lôm xôm mốc meo và có đám nồng nặc bởi mùi phóng uế.
Nhưng cũng cảm ơn các bạn, nó là ví dụ điển hình cho tình trạng này trên nước ta, cũng như nghệ thuật đương đại hiện nay.
Xoàng xĩnh, qua quýt, thiếu trách nhiệm.

15:20 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  TMT

Hà hà, nghe giọng văn của bác Loicanh này sao giống giọng của bác LinhCao thế nhỉ. Có phải L o i c a n h = L i n h c c a o không nhỉ :)

12:18 Wednesday,17.9.2014

Đăng bởi:  Cuci Fine Art

thật tình rất thích ý tưởng của bạn Loicanh, cảm ơn bạn và hy vọng nó sẽ thành hiện thực :) Chúc một ngày vui.

21:24 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  admin

Anh Hồng Hưng ơi: anh có thể gửi qua email rồi Soi post lên ạ. Cảm ơn anh.

21:15 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  Nguyen Hong Hung

Tôi muốn gửi tham luận bằng hinh ành , không tìm thấy dấu chỉ dẫn chỗ gửi hình ảnh. Vậy tôi gửi qua email tới SOI được không?

20:00 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  Loicanh

Ý của bác Vô Ngã lại ngô vã quá, lùng bùng em gỡ mãi không ra, anh Đoàn cũng thêm tí ấm ức vào. Nên em phân giải thêm cho vui thôi nhá, mọi người vỗ tay cái nào...
Em thấy mọi vinh quang đều cần ít nhiều cay đắng, thôi ta chấp nhận coi như được vào sách kỷ lục là thắng lợi rồi. Bây giờ có 2 hướng, để những ai kêu ca thì làm theo hướng A: trình dự án đoạn gần cầu Thăng Long đi, xem có làm nổi không?
Hướng B, tất nhiên dành cho bên khen và bênh, gồm cả người thi công như anh Đoàn, lẫn chủ dự án..vân vân...: có sửa chữa nâng cấp những chỗ ngô nghê vội vã xấu xí được không? Cậy ra làm lại thậm chí làm đè lên càng đầy dặn chứ sao?
Hai hướng đó làm cùng lúc, thi đua có khen thưởng, hừng hực từ hai đầu làm dần tiến về cột mốc là chợ hoa Quảng Bá. Ngày chốt hạ là ngày 2 viên mosaique cuối cùng đặt cạnh nhau đc gắn nốt, ta mở chai champain cái đùng và bắn pháo bông um giời lên. Rồi dùng helicopter đưa ban giám khảo bay lên cao...cao...cao tít, ấy chết quên, cao vừa vừa thôi...bay dọc theo đê...ngắm. Bên nào đẹp hơn bên đó thắng.
Hết,
Xin một tràng pháo tay...

19:18 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Có lẽ ý của họa sĩ Hồng Hưng chủ yếu là một hàm ngụ. Vì, tại sao lại đưa một xét đoán hồi cố mười mấy năm, dẫu là từ một ấn tượng trực quan về kết quả một sự việc mà ah ấy đã biết ngay từ khi việc ấy khởi sự? Mà thực ra một sự kiện cỡ í thì làm sao một họa sĩ lại không biết chứ.
Ý hàm ngụ hẳn nằm trong cái điểm góp ý về cần một hội đồng kiến trúc sư định ra khung cho dự án cỡ như thế.
Và nếu vậy, phải đặt ra khả năng ý tưởng hay dự án đấy bị bác bỏ ngay từ đầu.
Thì mọi dự án và ý tưởng đều cần tính đến khả năng đó chứ.
"Con đường gốm sứ" có phải là loại "con đường" "tất yếu" phải ra đâu.
Tại sao nó lại chỉ một mình gánh lấy việc cho phần còn lại của bờ đê hàng trăm năm lịch sử của Hà Nội được chào mừng Nghìn năm Thăng Long nhỉ.
Hay là, chắc vậy, không phải tại nó, cái ý tưởng/dự án đấy; mà tại cơ duyên run rủi một mình nó đến họp chợ.
Họa sĩ Hồng Hưng có thể không muốn trì hoãn việc góp ý trước khi, giả sử, "Con đường gốm sứ" phiên bản 2.0 đi lên đến chẳng hạn là Phùng.
Hoan hô anh Hồng Hưng!

18:36 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  Bùi Viết Đoàn

Tâm sự của một "culi"

Nhân đọc suy nghĩ của anh Hưng về con đường gốm sứ,lăn tăn mãi mà không biết viết thế nào,nhưng có lẽ vì những tính từ anh dùng trong bài khá mạnh nên tôi cứ mạnh dạn tâm sự vài điều.
Là người tham gia thi công và triển khai dự án từ đầu đến cuối,chứng kiến sự chê trách đôi khi đến cực đoan của giới nghệ sĩ nước nhà,tôi mới hiểu vì sao chúng ta kém phát triển về nghệ thuật công cộng.
Dĩ nhiên tôi không phải chủ dự án ,chỉ là người đồng hành trong công việc cùng những người thợ gốm và những nghệ sĩ tranh tường nước ngoài sang tham gia,cho nên nếu có vài dòng tâm sự thì cũng căn cứ vào người thực việc thực mà thôi.
Anh Hưng nhanh chóng nhận ra là bức tường thiếu không gian lớn của quy hoạch hoành tráng kiến trúc nghệ thuật,nhưng có một điều cơ bản và quan trọng mà anh không hiểu
là chức năng của con đê chỉ đ%E

16:14 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  candid

Em dân ngoại đạo nghệ thuật nhưng nghĩ nghệ thuật ăn nhau ở ý tưởng. Cái đường đê ấy để không khai mù bao lâu chả thấy ai có ý tưởng gì. Người nghĩ ra ý tưởng và thực hiện được nó đáng để ghi nhận.

Còn thì đê sông Hồng còn lại dài lắm, đủ chỗ để thi thố ý tưởng mà. Trăm hoa đua nở cũng được.

14:18 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  trần ý dịu

Cám ơn bác Loicanh góp ý nhưng theo thiển nghĩ của em, nghệ thuật nên và phải vì số đông công chúng. Con đường gốm sứ có thể chưa cao siêu, chưa đỉnh cao với người trong nghề, nhưng với tầm thường dân như em thế đã là quá ổn rồi. THêm nữa bác Hưng cho rằng công trình này "do một đội ngũ hoàn toàn không đủ chuyên môn và trình độ để làm nghệ thuật cho một không gian lớn dài gần bốn cây số với hai vùng dân cư trong và ngoài đê sông Hồng" và tước đi công việc là một họa sĩ của chị Thủy, công việc chính của chị ấy chứ không phải chỉ làm báo. Và theo bác Hưng thì "không chỉ là tranh, có thể là tượng thủy tinh, tượng bê tông, gốm, đá ong v.v… " thì tóm lại rất phù hợp khi làm ở Pháp hoặc một nước Châu Âu nào đó. Còn ở VN, ngồi ở công viên ngắm cảnh còn khó nữa là ngồi ở dọc đường ngắm phố. Vẫn biết trong nghệ thuật, rất ít người chịu nhau, song đã đúng là phải thừa nhận. Mà nếu không thừa nhận thì xin phản biện ngay từ khi chưa làm để thôi luôn đi. Các bác làm nghệ thuật cao siêu cứ chê tiếp, còn em vì không có điều kiện chuyển nhà nên đôi khi cố tình lượn lên đây để bát phố, để hóng gió Hồ Tây và sông Hồng, để ngắm một công trình nghệ thuật bình dân, vì dân nhưng không tầm thường. Kính bác.

11:52 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  Loicanh

Bác Dịu lại làm căng thẳng phản biện thêm vậy? Ý cửa bác Hưng là vẫn đúng chất liệu mosaique đó, cũng dùng từng ấy vật liệu- công thợ- công đầu tư, mà có giá trị nghệ thuật chứ không phải làm cho kín như đoạn 4km này. Bác Hưng coi đó như một công trình cần có bàn tay quy hoạch của kiến trúc sư trước, rồi mới đi vào từng mảng tác phẩm có tính chất sáng tạo cá nhân sau. Để một người đàn bà vừa xin tài trợ vừa đội mưa nắng ra thi công, thì tất lẽ dĩ ngẫu là ra được sản phẩm thế mà dùng là cũng cám ơn mùa thu lắm rồi. Nhưng tỉnh lại sau cơn no ấm đầy đủ ấy, cần giật mình nhận ra tiền đã tốn khá nhiều, tâm sức đổ ra không ít, mà giá trị thì ít quá, lỗ vốn nặng !
Thế nên cần một trai tráng nào xắn tay áo lập lại cơ đồ, làm dự án xin thành phố hỗ trợ cho làm tiếp đoạn đến cầu Thăng Long đi. Miu em đã bầy ở còm trước rùi, hổng nhắc lại nữa. Mà nếu bỗng dưng nó lại thành công, thì nhớ gửi qua Soi tặng người ta một thùng diệu đó nha...

10:48 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  candid

"Và còn có phần cản trở sinh hoạt của dân cư trong đê."

Em đọc mãi không hiểu ý đoạn này. Gốm sứ nó chỉ ốp vào mặt cái tường cũ chứ có gây cản trở gì sinh hoạt dân cư. Hay là ý tác giả bảo cái đê gây cản trở, nên bỏ hẳn đê đi?

10:48 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  trần ý dịu

TÔi đồng ý với ý kiến của Đại Ngu và dilettant. Người đi xa về đã vội vàng phán xét khi chưa hiểu hết nội tình cũng như cách thức làm "dự án" ở VN thì quả là hồ đồ và "Tây hóa". Tôi đã từng làm việc, phỏng vấn nhà báo, họa sĩ, chủ dự án này. Đó là người phụ nữ đầy đam mê, nhiệt huyết, giỏi nghề và vì cộng đồng. Chị đã thay đoạn tường dài, lên láng nước vì căn bệnh "tiểu đường" của dân Việt bằng những bức tranh đẹp, có ý nghĩa và quan trọng hơn việc sử dụng gốm modaic chỉ cần mưa to cũng đủ để gột rửa lớp bụi dày ở con đường mật độ giao thông dày đặc như ở đây. Còn nếu thực hiện theo ý tưởng của tác giả bài viết, chẳng mấy chốc những bức "tranh" của các "đại họa sĩ" sẽ lem nhem, bẩn thỉu vô cùng. Chỉ xin góp vài ý kiến nhỏ, mong tác giả bài viết đừng vội vã phán xét. Nếu có thể, mời anh về làm thử 1 dự án ở VN.

9:37 Tuesday,16.9.2014

Đăng bởi:  Đại Ngu

Ở trên: "Tôi xa Hà nội từ 1998, tới tận 2012 mới về thăm nơi chôn rau cắt rốn....". Gần cuối bài, lại viết:"...Ngay khi đọc phác thảo ý tưởng tôi đã thấy điều này..." ."...vì tiếng nói lương tâm trung thực của nghệ sĩ....". Không ổn lắm, nếu lương tâm trung thực thì phải nói ngay khi đọc phác thảo chứ. Một công trình dài 4km có phải ngày một ngày 2 mà song đâu? Mà 14 năm sau mới có ý kiến mà lại biết cả ngay từ khi có bản thảo. Không anh minh lắm?!

11:37 Monday,15.9.2014

Đăng bởi:  dilettant

Các ý kiến chuyên môn chắc là có giá trị, tôi không dám bình. Từ du kích rồi cũng phải đi lên hiện đại, chính quy, phải có cái nhìn panorama...
Nhưng khi bức tường gốm sứ xuất hiện, tôi và mụ vợ (chuyên đi đường này) đã rất phấn khởi. Dù sao cũng vui mắt, và đỡ phải nhìn thấy các vị đứng tè vào tường trước đó.

10:22 Monday,15.9.2014

Đăng bởi:  giáng vân

Em xin phép lấy bài này đăng trên báo Phụ Nữ Thủ đô anh Hưng nhé.
GV

14:08 Sunday,14.9.2014

Đăng bởi:  Loicanh

Thế thì đoạn từ Nghi Tàm đến cầu Thăng Long, bờ đê to nhỏ thế nào chúng ta làm một cuộc khảo sát đi. Rồi em có sáng kiến là chia thành tùng khóm to, phân cho các gallery , đề nghị họ tự làm cùng các nghệ riêng đặc sản họ đang đầu tư. Như thế đảm bảo hay. Còn khóm thì nên chia theo Cổ điển, Mô -đéc và Đương Đại. Cho các gallery làm kèm luôn hình ảnh quảng cáo thương hiệu và slogan vân vân. Như thế đảm bảo tranh nhau bỏ tiền.
Dự án này quá tuyệt, thử tưởng tượng Cuci ngay cạnh Cúc, Art Tunel kề bên Maison des Art, Hanoi studio dắt tay đông Phong, apricot nằm giữa Dragon và Cọ Xanh, gallery42 nấp thập thò sau gallery39, xa xa có Sông Hồng, Ngàn Phố, module7...hoặc Nhà sàn collective quấn quít lấy Art Vietnam... Rồi còn Blue, Vietfineart và Thanh bình đang loay hoay tìm chỗ của mình, rồi có bọn Paramita dềnh dàng dăng ra làm art talk inh ỏi ngay cạnh Manzi lạnh lùng như hội đồng Anh vậy...
Thích nhỉ, công trình công cộng mà lại đậm dấu ấn cá tính, chứ trên đời có ai xét duyệt được sáng tạo đâu. Chỉ có làm nổi không thôi...

6:20 Sunday,14.9.2014

Đăng bởi:  Minh Đức

Bức tranh thì đẹp nhưng mà không có khoảng nhìn ngắm, làn xe thì luôn cao điểm nên nói thiếu tầm nhìn về quy hoạch, kiến trúc ... như tác giả đề cập là đúng rồi các bạn ạ.

22:43 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  Đặng Thái

Quan điểm cá nhân của em là con đường gốm sứ này chẳng có gì xấu cả, ít nhất thì nó cũng làm cho đoạn đê này đẹp hơn nhiều lần trước đây và người đi đường có cái để nhìn ngắm.
Còn ý tưởng của các bác Kiến trúc Mỹ thuật nhà ta thì chuyên đời chín người mười ý, bàn mãi mà chẳng làm được gì. Điều đáng khen ngợi nhất ở bức tường này là nó được sự đồng thuận và đóng góp của nhiều người làm nghệ thuật và quan trọng hơn là nó đã thành hình (không vay mượn nợ nần ai), hay như các cụ nói là trông nó ra hồn (hồn gì thì còn phải xét), thế cũng là đáng ghi nhận trong tình hình không có một công trình nghệ thuật công cộng quy mô lớn nào ở các thành phố lớn hiện nay

9:30 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  candid

Em cũng đồng ý với ý kiến của bác Ivan Tùng. Ý kiến riêng của em thì thấy đoạn đường này trước đây bẩn thỉu nhếch nhác, giờ nhìn vui mắt hẳn. Đẹp xấu thì cũng khó nói vì cái tháp bằng sắt ở Paris lúc đầu cũng bị đòi dỡ vì xấu.

Các tượng đài do các điêu khắc gia chuyên nghiệp ở nước mình dùng ngân sách dựng nên cũng bị dân tình chê xấu nữa là.

Cá nhân em thì thích trồng nhiều hoa đoạn dọc đê này hơn nhưng nghĩ dễ hơn làm.

7:50 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  Ivan Tung

Thưa anh Hưng

Em thấy phương án anh đưa ra giống hệt phương án mà tác giả con đường gốm sứ đã làm. Cũng tập hợp các tác phẩm, cũng xét duyệt và có những tác giả trực tiếp thi công tác phẩm của mình. Em không hiểu sao anh lại nghĩ là phương án của anh sẽ xuất sắc hơn của tác giả?
Phía bên Long Biên vẫn còn tường đê, hoặc đoạn từ Nghi Tàm đến cầu Thăng Long vẫn có thể sử dụng để làm tiếp con đường gốm sứ. Khi cầu Nhật Tân hoàn thiện, đoạn đường đó sẽ được nâng cấp, lượng người đi qua nhiều hơn, nếu anh làm tác phẩm của mình ở đó, sẽ là hình ảnh đầu tiên của Hà Nội đối với những người đến từ sân bay Nội Bài. Nếu anh vận động để thi công được một tác phẩm ở đó, thì đó quả là một món quà rất đẹp cho Hà Nội.
Còn về con đường gốm sứ hiện nay, em không dám bàn về việc đẹp hay xấu vì thẩm mỹ mỗi người mỗi khác. Cá nhân em thấy nó không quá đẹp nhưng cũng ở mức chấp nhận được. Nhưng đó là công trình công cộng chào mừng kỷ niệm 1.000 Thăng Long mà em thấy hài lòng nhất, vì không sử dụng tiền ngân sách, dựa trên sự đóng góp của xã hội, và chất lượng đến nay là sau 4 năm vẫn chưa có hỏng hóc, xuống cấp lớn.
Vì thế, em rất mong con đường này sẽ được nối dài, nhờ sự nhiệt tình, tâm huyết và khả năng vận động của anh Hưng.

7:43 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  candid

Phải thừa nhận 1 điều là tất cả các công trình nhân dịp 1000 năm HN nay còn tồn tại và được mọi người nhớ là đoạn đường này cho dù nó có nhiều điểm để chê

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả