Gẫm & Bình

Tiếp cho suy nghĩ của tôi về bức tường gốm Hà Nội

(Tiếp theo bài trước) Dưới đây là những tranh gốm đẹp trung bình với nhiều cách làm (phong cách) khác nhau. Mời các bạn tham khảo để hiểu vì sao tôi có cảm giác bức tường gốn trên đê của “Con đường gốm sứ” sặc sỡ như tranh bao quanh mặt tường ngoài của một […]

Ý kiến - Thảo luận

23:13 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Các ví dụ hình ảnh "trung bình" của họa sĩ Hồng Hưng không chỉ đẩy "Con đường gốm sứ" ra hệ Mẫu giáo.
Bởi vì, nếu có cái nền thẩm mỹ và nền tảng công nghệ kỹ thuật "trung bình" như thế rồi, tức là phổ thông như thế rồi, thì liệu có xảy ra một "Con đường gốm sứ" - từ ý tưởng đến hiện thực như bây giờ - hay không?
Nghe có vẻ hoang đường, nhưng cái này có lý không kém: nếu công nghệ kỹ thuật chỉ là "mua một đống gạch men xây dựng lát nền về cưa mài bẻ, vv…" thì Con đường kia nên phải là một Con đường sơn mài, thì mới xứng với "cụ" đê Hà Nội.

13:17 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  candid

Ghép từng mảnh nhỏ thành tranh thì là mosaic còn dùng stained glass hay gốm thì chỉ là hình thức thể hện. Cùng là thuỷ tinh màu ghép nhưng có cái cả triệu đô vì trót làm bởi Tiffany nhưng cũng có cái chỉ vài chục đô.

Gì thì gì cũng không thể từ dép lốp bay vào vũ trụ, phải có quá trình.

11:49 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Đẹp tinh tế như những images anh đưa này, thì làm thành tranh hoặc chao đèn kính ghép mầu nhỏ xinh, nâng niu bầy trong...nhà thở ở nước mình, còn không có đâu, anh Hưng ơi. Truyền thống đập mảnh gốm ra ghép có thể thấy ở nhiều công trình trọng đại, như Bù chu Phát Diệm hay đền đài lăng tẩm Huế chẳng hạn. Còn kỹ thuật nung và tạo kiểu mosaicque thì nguyên gốc của nước ngoài, đi lên từ nghệ thuật thổ dân xa tít mù khơi, mình được hưởng thụ bắt chước từ hình ảnh chứ rất ít nghệ sỹ chuyên nghiệp làm. Điều này giải thích tại sao khoảng đê do nghệ sỹ Đan Mạch nào đó làm tặng ( đoạn gần chợ Long Biên) , lại rất đẹp và bắt mắt hơn hẳn các đoạn khác.
Ở Hà Nội, ngoài Bát Tràng, có gia đình bác gốm Chi làm mosaique đẹp, bảng mầu phong phú. Đến xưởng Yên Viên vẫn có rất nhiều mẫu tranh gốm đẹp, ghép mảnh cầu kỳ. Trên thực tế, để một hoạ sỹ bình thường , được giao đầy đủ các loại vật liệu vật tư, mà làm tranh gốm, thì không khác gì chuyển thể bức tranh của hoạ sỹ ấy từ sơn dầu sơn mài sang các hạt lốm đốm và vô hình chung tất cả sặc mùi Ấn tượng. Tranh mosaique cần có nghệ sỹ gốm làm, nung trong lò gốm riêng, làm chi tiết dựa trên phác thảo và sẽ ngẫu hứng lý qua cầu khi ngoài thực địa bỗng gặp em áo đỏ đi buôn táo vìa. Em bảo " cái nhà anh hoạ sỹ chăm quá cơ, xuốt ngày chổng mông ra đường thế, em thương quá...!" Hế hế

10:17 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  candid

Giống chuyện đói tại sao không kiêm nhân sâm ngậm mà mgậm. :D

3:20 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  Đầu Đất

Bác Hồng Hưng và tác giả bức tranh gốm dài 6km đang bàn cãi một việc không bao giờ có hồi kết. Bác Hồng Hưng là người yêu Hà Nội nên mong muốn nó đẹp. Tác giả bức tranh gốm theo tôi biết ngay từ lúc khởi công đã nhắm đến cái đích khác. Đó là lập kỉ lục. Và đã lập rồi. Chẳng cãi lại bác Hồng Hưng làm gì nữa!!!

0:05 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Tác giả hình như mới xem con đê gốm này qua ảnh nên phán linh tinh....

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả