Gẫm & Bình

Gửi họa sĩ Thành Chương, nhân phát biểu của ông về phim "Sống cùng lịch sử"

Tuần qua là thời gian đặc biệt đối với phim Sống cùng lịch sử khi bộ phim được đặt trong tâm bão của dư luận. Xin tự giới thiệu: gia đình tôi yêu thích phim, và luôn có trong nhà những bộ phim mới nhất cũng như lưu trữ một số lượng phim rất phong […]

Ý kiến - Thảo luận

14:31 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  mai mai

Tự nhiên trên Soi lại xuất hiện một loat bài về phim Sống cùng lịch sử. Phê bình phim đã khó, phê bình người phê bình phim còn khó hơn ấy nhỉ. Bài của Trọng Anh hay, nó nhân văn. Tôi nghĩ ngoài đời tác giả là người độ lượng, tốt tính, điềm đạm. Hoạ sĩ Thành Chương thì có tiếng là người có tài, tài nhất là ở chỗ bán được nhiều tranh. Bây giờ cứ cái gì bán được tiền thì cái đó là tốt, chúng ta cần phải quán triệt.
Tôi cũng đã xem Sống cùng lịch sử. Tôi lại nhớ mẹ tôi từng nói có những cô gái nhìn cái gì cũng đẹp, mắt đẹp, mũi đẹp, miệng đẹp, nhưng tổng thể thì... không xinh. Sống cùng lịch sử có đạo diễn giỏi, biên kịch có nghề, diễn viên có tài... Vậy mà sao tổng cộng lại nó không cho ra phim hay. Tôi cũng phải thừa nhận đó không phải là bộ phim hay, nhưng tôi không thể đồng ý với hoạ sĩ Thành Chương là phải truy tố các tác giả vì tôi biết họ là người giỏi, có tâm với nghề. Về chữ tài và chữ tâm, họ chả thua kém gì hoạ sĩ Thành Chương, chỉ có điều họ không bán được tác phẩm của mình.
Tôi không tin là khán giả không thích lịch sử, tôi cũng không tin là Việt Nam không làm được phim lịch sử. Vậy thì nguyên nhân là sao mà bột mì ngon và người làm bánh giỏi lại không cho ra bánh ngon. Chắc lại tại cái máy làm bánh?

12:09 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Quang Chính

Theo tôi thì bài này nên xếp vào mục "Thành Chương" Hỏi tôi thì tôi trả lời vậy, nhưng tôi không phải người của Ban biên tập, nên Ban biên tập có thể không đồng ý.

11:13 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  admin

Thế theo bạn Vũ Quang Chính, bài này nên xếp vào mục nào?

11:10 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Quang Chính

Tôi không hiểu tại sao Ban Biên tập lại đưa bài này vào Mục điện ảnh, khi tác giả nói về tư cách ủy viên Hội đồng nghệ thuật của họa sỹ Thành Chương và việc xây "cái phủ của một người nào đó"?

14:13 Saturday,15.11.2014

Đăng bởi:  Phan kiên trinh

Soi có thể giải thích thêm về ..(nền điện ảnh cách mạng )được không ạ..thực tình mình không hiểu ..cảm ơn

16:46 Friday,24.10.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Minh

Thiển nghĩ bất kể Bạn là ai, quan điểm thế nào đối với vấn đề mình đang dự phần thảo luận. Tự giới thiệu rất có đẳng cấp: khi đọc "nhà tôi có 4 người..."tôi cũng hơi yên lòng; nhưng đến cái đoạn: suy đoán theo hướng lạ là điều chẳng ăn nhập gì điện ảnh "cũng như cái phủ của một người nào đó được xây..." tôi giựt mình và thôi không đọc nữa để khỏi ẩn ức vì không được tham gia luận bàn. Tuột thẳng xuống đây viết ít giòng, biết mình thật hơi bất nhã. Mong Bạn hỷ xả!

16:56 Thursday,2.10.2014

Đăng bởi:  Oăn Oăn

Em muốn xem phim thì xem ở đâu ạ ?!

15:30 Wednesday,1.10.2014

Đăng bởi:  VĂN THÀNH LƯƠNG THƯƠNG VÂN

"...một phim kỷ niệm mà có nhiều trường đoạn đat được chất lượng nghệ thuật cao "
"...Trong phim có nhiều cảnh, hay trường đoạn có chất lượng nghệ thuật tốt..."
ơ hay, hai Bác Nguyễn văn thành và Trần lương.
tôi tưởng tác phẩm nghệ thuật hay và đẹp đạt đến độ có "nghệ thuật" thì phải là một chỉnh thể toàn vẹn chứ ạ? ai lại đi khen lấy được là phim có nhiều trường đoạn tốt thì có nghĩa là phim ..."vẫn hay, vẫn có nghệ thuật".
có khác nào khen Thị Nở vẫn xinh vì biết nấu cháo hành cho Chí Phèo, khác nào tranh anh Lương đẹp chỉ bởi được nhờ cho vào cái khung đẹp. Khen thế gọi là khen lấy được. Nhà Đạo diễn cứ tiếp tục tiêu hoang vô cảm tiền thuế của dân vì phim nào mà chẳng hú họa có vài đoạn xem được .Cứ như thế thì 21 tỷ là cái muỗi.

19:05 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  nimmoHP

Bài viết dài, lan man. Đoạn đầu với đoạn cuối hình như chẳng liên quan gì? Hay là mình chậm hiểu?

14:04 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Nhật Minh nói đúng

Thực ra thì Mình thấy phim "Sống cùng lịch sử" còn tốt hơn nhiều phim thảm hoạ khác, mọi người không nên quá khắt khe. Nếu so phim này với "Và anh sẽ trở lại", "Cát nóng", "Đam mê" thì còn chất lượng hơn nhiều. Mấy phim kia được o bế giới thiệu tại các liên hoan phim ao làng, xong giới thiệu ở mấy chương trình giao lưu văn hoá ở nước ngoài. Bạn bè mình ở Pháp nói rằng xấu hổ vì mấy cái phim đấy, dân làm phim bên đó chê quá trời, chỉ có nhà mình thì vẫn con hát mẹ khen hay. Đúng là mấy cái gọi là nhà làm phim đấy làm xấu hổ cả nền nghệ thuật. Đừng vội chê SCLS vì nó còn tốt chán

14:02 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  hoàng trần

Mình thấy phim "Sống cùng lịch sử" còn tốt hơn nhiều phim thảm hoạ khác, mọi người không nên quá khắt khe. Nếu so phim này với "Và anh sẽ trở lại", "cát nóng", "đam mê" thì còn chất lượng hơn nhiều. Mấy phim kia được o bế giới thiệu tại các liên hoan phim ao làng, xong giới thiệu ở mấy chương trình giao lưu văn hoá ở nước ngoài. Bạn bè mình ở Pháp nói rằng xấu hổ vì mấy cái phim đấy, dân làm phim bên đó chê quá trời, chỉ có nhà mình thì vẫn con hát mẹ khen hay. Đúng là mấy cái gọi là nhà làm phim đấy làm xấu hổ cả nền nghệ thuật. Đừng vội chê SCLS vì nó còn tốt chán, chuyện bé xé ra to

11:43 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Phạm Hòa

Quên chuyện "khán giả khóc" đi bạn Trọng Anh ạ. Phim SCLS vừa được chiếu ở ĐHKHXH&NV. Báo mạng Gia đình (giadinh.net.vn) dù rất muốn ủng hộ bộ phim nhưng trong bài "Hậu trường thú vị của phim SCLS" cũng phải công nhận rằng (trích nguyên văn): "...diễn xuất của các diễn viên lần đầu đến với phim nhựa như Kiên, Quỳnh, Nhân còn nhiều hạn chế, thiếu độ chân thực đến mức, diễn cảnh khóc mà trong hội trường lại cười ồ lên... "! Sinh viên cười chứ không khóc khi xem SCLS, bạn Trọng Anh ạ. Vậy với một số kinh phí lớn 21 tỉ như vậy, mà sản phẩm lại có chất lượng kém đến thế thì ông Thành Chương và nhiều người có quyền phẫn nộ và đặt nhiều dấu hỏi về cơ chế duyệt kịch bản và sử dụng tiền của dân trong phim này là đúng chứ sao. Nhân tiện cũng nói luôn là các cảnh cháy nổ của SCLS chỉ có qui mô bằng những phim nhà nước khác có kinh phí chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 số kinh phí của phim này mà thôi. Đúng là bó tay.

11:20 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Nguyen van Thanh

Phim Sống cùng lịch sử là phim cúng cụ như nhiều báo nói, tức là dòng phim tuyên truyền khô cứng như nhiều người đa nghĩ về nó, thế mà phim lại làm nhiều khán giả lặng đi sau khi xem và hầu hết nước mắt còn rưng tren mắt, ít nhất thì phim này cũng đã làm được một việc là chạm vào cảm xúc của người xem chứ không khô cứng như các bạn chưa xem phim nói... Ngoài ra phim không ca ngợi ta thắng địch thua như cách thông thường các bạn nghĩ về dòng phim cúng cụ này, Sống cùng lịch sử đưa ra cách nhìn chiến tranh là mất mát đau thương cho cả người Pháp và VIệt nam, đặc biệt là của người Việt nam khi mà nhiều nguoi linh vo danh đã hy sinh thân mình cho cuộc chiến... Theo tôi phim Song cung lich su là một phim kỷ niệm mà có nhiều trường đoạn đat được chất lượng nghệ thuật cao , phim kỷ niệm thường sa vào kể sư việc, nhưng ở phim này, mạch cảm xúc của phim đã dược chú ý và vì thế mới mang lại cảm xúc cho khán giả... Rất tiếc cho một số đông không xem phim đã ném đá hoặc đã xem mà hoàn toàn vô cảm trước những tấm gương hy sinh đã trở thành anh hùng của dân tộc như Nhật Minh. Tất nhiên Sống cùng lịch sử chưa phải là một phim hoàn hảo nhưng thử hỏi ở Việt nam, phim nào là phim hoàn hảo kể cả những phim đã trở thành kinh điển?

0:02 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  thắc măc thêm tí nữa

Chà chà, đúng là: miệng nhà quan có gang có thép/ đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm. Mình thấy ĐI ĐI ĐỪNG GÍ cũng thâm phết nhỉ!
Cơ mà theo bạn thì có vẻ SCLS thành một thứ xa xỉ phẩm chỉ dành riêng cho một tầng lớp nào đấy thì phải?! Nghĩ cũng đúng thôi, ngần đấy tiền cơ mà, hoành tráng thế cơ mà, dân đen tuổi gì mà đòi xem? Bảo sao quý bà ở đây cứ đòi người ta phải xem rồi mới được phát biểu! Lại còn "nói nhỏ" vào tai ông Thành Chương mấy tội của ổng... Sợ thật!
Èo! Không biết bạn Nhật Minh có sợ không chứ mình thì sợ run cả người lên đây này!!! Èo!!!

19:03 Monday,29.9.2014

Đăng bởi:  DDDj

Bác Nhật Minh đúng là lớn tuổi nên chắc không đọc rõ rồi. Người viết đúng là phụ nưa, có chồng có con, và tôi nghĩ là bà có cả gang cả thép nữa. Một phu nữ, xem được phim Sống Cùng Lịch Sử trong khi phim bán không ra được vé nào, gia đình lại yêu phim có truyền thống như thế, e là ở Việt Nam này cũng không có được mấy người đâu. You know who?

18:02 Monday,29.9.2014

Đăng bởi:  thắc mắc tí ti

Mình thấy bài viết rất nữ tính, tại sao Nhật Minh lại gọi là "ông" nhỉ :)

16:42 Monday,29.9.2014

Đăng bởi:  Nhật Minh

Ồ, bạn phản biện ý kiến của Thành Chương bằng cách lôi tiểu sử ông ta ra ư? Nếu ông ta có là tội phạm mà ông ta nói đúng thì mọi người vẫn lắng nghe. Đúng hay sai khó mà phân định được, vậy thì trước hết, nếu muốn phản biện thì phản biện đàng hoàng, nếu không, cũng chẳng khác gì người ta. Chỉ là khéo che đậy bằng giọng văn đáo để.
Tôi đã xem phim và nói thật là phim quá dở. Lũ trẻ ngồi cạnh tôi nói rằng, chúng vẫn yêu lịch sử, vẫn yêu Võ Nguyên Giáo nhưng phim quá dở. Chúng được học hành bài bản, thông minh để không bị ai đó ép ý gì vào đầu thì ép. Phim giả tạo đến mức những đoạn làm về người trẻ mà chính người trẻ không tin. Hãy thành thực ư! Chúng tôi, đã xem, và thành thực đây: các tác giả đã quá già và cũ còn nghệ thuật điện ảnh thì thay đổi hàng ngày.
Những bộ phim nước ngoài ông nêu ra, dân điện ảnh trên toàn thế giới đều thấy chán. Đó là những bộ phim tuyên truyền, được trao giải ở nước Mỹ vì vấn đề chính trị, chủng tộc. Dân Mỹ cũng không thèm xem. Phim của Trương Nghệ Mưu ư, cũng vậy thôi. Ông ta làm văn hoá, không phải nghệ thuật. Điện ảnh TQ, Đài Loan, Hongkong được người am hiểu điện ảnh biết đến với Thái Minh lượng, hầu hiếu hiền, vương gia vệ. Đấy là nếu ông muốn nói về nghệ thuật thật sự.
Còn những bộ phim mà nghệ thuật không có, giải trí cũng không có thì đừng đánh đồng. Có nhưng phim làm ra để khám phá ngôn ngữ điện ảnh, dự các liên hoan phim, ghi dấu ấn cho nghệ thuật nước nhà, lại có phim làm ra để kinh doanh, giải trí. Còn "sống cùng lịch sử" ư' nó chả được mục đích gì.
Có ai hiểu hơn về Điện Biên Phủ thông qua mấy cái phim dở đấy không?
Mắt đỏ hoe hay khóc ư, phim chiến tranh nào mà người ta chả khóc, động đến là khóc. Và không có nghĩa cứ khóc là hay. Đấy là nước mắt sinh học.
Bao nhiêu người trẻ thật sự xúc động với cách tuyên truyền thô lỗ và dở như vậy? Hãy thành thực đi?
Cuối cùng, mọi người không chém về SCLS, mà mọi người nói về cách tiêu tốn tiền của nhân dân một cách lãng phí, thiếu trách nhiệm. Cơm áo không đùa với khách thơ. Mà ở đây lại chẳng thấy thơ đâu. Cứ thử xem giá trị của tác phẩm đến đâu bằng thước đo thời gian. 21 tỉ tiền thuế của dân và có thể sẽ nhiều hơn nữa trong tương lai, mà ông gọi là mua vui cũng được một vài trống canh ư?
Tôi xin lỗi, tôi là một người trẻ, và xin phép không cần lhair tôn trọng những người lớn như ông - tác giả một bài phản biện một chiều, đầy thù hằn cá nhân, không làm giới trẻ tâm phục, khẩu phục!
Thân quý!

9:12 Monday,29.9.2014

Đăng bởi:  trần ý dịu

Một ý kiến rất tuyệt. Xin cám ơn tác giả.Trang facebook riêng của cánh báo chí văn hóa mấy ngày rồi ồn ào thông tin hỏi nhau xem đã xem phim này chưa? Thấy thế nào? và rồi bài vẫn lên trang như tất thảy đã xem. Rất mong mọi người nói như các cụ: "Biết thì thưa thớt". Kiểu viết báo cứ đi phỏng vấn hết người này đến người kia rồi kết luận abcxyz sẽ phá vỡ không chỉ nền điện ảnh mà còn nhiều loại hình nghệ thuật khác.

22:41 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

May mắn thay con người có cái gọi là KINH NGHIỆM. Nó giúp chúng ta không phải lặp đi lặp vô số lần những thao tác tư duy, cử chỉ, hành vi hay lời nói... mà vẫn không thể hiểu nổi mình đang trải qua điều gì; đâu là hay, đâu là dở, đâu là sai, đâu là đúng... Nó giúp chúng ta tổng hợp tri thức về sự vật và hiện tượng qua đó định hướng cho tư duy, cảm xúc và hành vi của mình.

Nhắm mắt lại, chỉ cần ngửi mùi thôi thì bạn cũng biết trước mặt bạn là trái sầu riêng.
Bịt mũi nhắm mắt, lấy tay tiếp xúc thì cũng biết quả dưa hấu đang chờ bạn đem dao ra bổ..
Nghe từ "chanh" lập tức nước bọt trong miệng bạn tứa ra (nó đang tứa ra rồi đấy).

Nếu bạn đã từng nhiều lần ăn na, hẳn bạn phải biết cái mùi vị căn bản của nó. Dù chưa thực sự ăn quả na trước mặt bạn kia, thì nhìn hình dáng của nó, ngửi mùi thơm của nó bạn cũng đã biết, đã hình dung được vị của nó ra làm sao. Dù không phải quả na nào cũng giống quả na nào (phụ thuộc giống, đất, mùa, tình trạng tươi-héo...) nhưng chúng có một vị-căn-bản đồng nhất. Vị-căn-bản ấy, cùng với hình, màu, mùi làm quả na khác với quả ổi, khác với quả chuối hay quả cà...

Cũng vậy, nếu bạn từng xem nhiều lần những bộ phim na ná giống nhau cùng một não trạng, cùng một tư duy, cùng một tình cảm, cùng một thái độ, cùng một chủ đề, cùng một phương pháp, cùng một chủ đầu tư... thì bạn phải biết được mùi vị căn bản của nó, trừ khi cơ quan nào đó trong cơ thể bạn bị thiểu năng. Cho nên, khi có một bộ phim mới ra đời có cùng những thứ như trên, bạn hoàn toàn có thể biết được, hình dung được về căn bản nó sẽ như thế nào, dù chưa xem.

Ông Thành Chương phát biểu như thế là hơi quá đáng, nhất là việc chỉ trích nhóm làm phim quá nặng nề (họ không có lỗi nhiều bằng cái cơ cấu sinh ra họ), nhưng đâu nhất thiết cứ phải xem rồi mới được quyền nói và được quyền... đúng! Ông ấy biết quá rõ mùi vị của những bộ phim như thế này rồi!

Tất nhiên, nếu bạn trẻ nào (bạn già thì khỏi) chưa chán những cái loa phường, chưa được nếm (hơi hiếm nhỉ) hoặc nếm rồi mà chưa rõ mùi thì cũng nên đi xem, cho biết! Nghệ thuật thì chưa bàn, còn lịch sử thì vốn đa chiều lắm diện, không đơn giản như SGK bạn học ở trường. Google để làm gì nhỉ? Và kỹ năng vượt rào phải chăng chỉ để bạn vào facebook? Sự thật luôn lơ lửng đâu đó giữa những thái cực, chẳng nghiêng hẳn về bên nào. Nhưng cần cọ xát, so sánh, đối chiếu nhiều cách nhìn quanh một sự kiện lịch sử để tìm ra nó.

21:10 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  trần lương

- Phim "Sống cùng lịch sử" là phim cúng cụ, nên bàn về doanh thu là thừa.
- Làm trong một thời gian rất hạn hẹp,
- Với một kịch bản văn học kém.
- Nếu có trách nhiệm thì phải đưa được nếu có thể cái nhìn mới về lịch sử.
- 21 tỷ để dàn dựng những đại cảnh với vũ khí và cháy nổ như phim "Sống cùng lịch sử"S là quá tiết kiệm.
Đạo diễn đã tự thách thức mình trong một điều kiện tiến thoái lưỡng nan, nhưng phim tốt hơn nhiều so với điều kiện nó có. Trong phim có nhiều cảnh, hay trường đoạn có chất lượng nghệ thuật tốt.
Ai chưa xem phim thì nên xem, đừng hùa theo ném đá!

19:43 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  Liên

Mình thiết nghĩ cứ cho chiếu phim rộng rãi, miễn phí và đăng tải tử tế, hoặc là dán giấy công bố giờ chiếu, nơi chiếu công khai cho nhân dân biết, xem đông đảo nhân dân, quần chúng phán xét ra làm sao ??? Như mấy chú ở Xiếc TW, trước show diễn, lúc nào cũng có hai chú hề đi xe máy lượn lờ khắp phố, bật cái loa quảng bá chương trình, phát tờ rơi, treo băng rôn quảng bá. Phim đã lỗ, đã bị chê này nọ, thì còn gì mà sợ nữa, tính ra cả nước có bao nhiêu người đã biết tới tiếng tăm của phim này nếu như không có những bài báo ùn ùn về việc mất tiền to làm phim mà lại ế khách, nên hủy chiếu, cứ tung ra chiếu phổ cập luôn, copy vào USB rồi quăng lên Youtube, cho bõ cái công diễn xuất, nhân dân truyền tai nhau lên xem, cho bõ công diễn viên tây, ta diễn xuất, chứ không nhẽ diễn cho người trong đoàn xem thôi sao. =) Mình thiển cận, nông cạn, nghĩ ngắn, nên chỉ biết đưa ra ngu ý như vậy mà thôi =)

19:07 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  Nguyên Phúc

Đọc bài gửi họa sỹ Thành Chương của Trọng Anh tôi ngạc nhiên quá, một họa sỹ tự xưng một chức danh không có: ủy viên hội đồng nghệ thuật quốc gia ? ...thì là người lừa đảo à? Thế mà trong bài phỏng vấn ở báo Thanh niên về phim Sống cùng lịch sử, họa sỹ đã lên án những người làm phim là'' sự bịp bợp có nghề của những người thiếu năng lực''... điều này làm tôi thấy sợ hãi cho nhân cách của một nghệ sỹ , họa sỹ... cám ơn Trọng Anh đã cho bạn đọc thấy một sự thật đầy mỉa mai về họa sỹ... tôi cũng đã đọc bài trả lời của họa sỹ Thành Chương ở báo Thanh niên, và cũng đã xem phim Sống cùng lịch sử, tôi cho rằng những lời của họa sỹ như nói ở nơi bàn nhậu, với thái độ rất thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa phê bình nữa khi nói phải bỏ tù những nhà làm phim... và thật sự thiếu tự trọng khi không xem phim mà '' chửi bới to mồm'' như vậy...
Tôi chỉ là một khán giả rất yêu và ngưỡng mộ công việc của các nghệ sỹ, nhưng vì bài viết của Trọng Anh mà tôi hiểu ra rằng có những nghệ sỹ mà nhân cách của họ thật đáng ngại , họ luôn nói to tát về cái đẹp, về nhân văn... nhưng họ sống lại trái ngược với những điều họ nói, và thật nguy hiểm khi họ luôn phát ngôn dưới mác nghe sỹ nổi tiếng ... chắc chắn làm nhiều độc giả bị lừa... qua vụ '' Sống cùng lịch sử'' ,ngoài việc bàn về phim, còn nhận được nhiều bài học về con người , về văn hóa phê bình ném đá, a dua theo đám đông của báo chí Việt nam

17:17 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  candid

Chuyện Phủ hay đồ cổ liên quan gì đến đánh giá bộ phim?

17:08 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  nguyến mai hương

Bạn Trọng Anh có biết rằng Cục Điện Ảnh mới quyết định tài trợ cho Hãng phim Thiên Ngân của bà Đinh Hương một số tiền lớn để làm phim "Hoa vàng trên cỏ xanh". Đó là cái khôn (mà cũng có thể là không khôn của Cục Điện Ảnh!) Vì vậy mới có chuyện bà Hương phải ủng hộ phim của Cục Điện Ảnh Sống cùng lịch sử như vây.

Quan điểm của bác Chương là hoàn toàn đúng. Tôi đã xem phim này rồi, nó qua ấu trĩ, cẩu thả so với những phim tuyên truyền của Việt Nam khác, đừng so sánh với phim lịch sử Mỹ nước ngoài mà thành dở hơi. Còn đây là một đoạn trích của ý kiến của chị TS Nguyễn Thị Minh Thái trong bài "Phim 21 tỉ đồng không có người xem, xin đừng tư biện" trên báo Dân Việt. Lần sau bạn nên trích dẫn những đoạn quan trọng chứ đừng cắt xén cố tình như trong bài của bạn.

Bản thân tôi không tin là bạn đã xem phim. Trên SOI có hai bài đúng là của người đã xem phim rồi là Tiêu bố cụ nó vài chục tỉ và Của môt người đã xem hết phim Sống cùng lịch sử với nhưng chi tiết chính xác của phim. Nhưng họ phê còn là quá nhẹ. Tiến sĩ Nguyễn Thi Minh Thái viết thế này về phim "Sống cùng lịch sử": "...Những bộ phim xài tiền nhà nước như tiền chùa này cần phải được phê phán và tìm cho ra nguyên nhân khiến chúng chết yểu.

Theo tôi việc phim lịch sử không bán được vé, với sự quay lưng ngoảnh mặt của người xem đối với phim kiểu này trước hết nằm trong cách nghĩ rất cũ kĩ, lạc điệu và vô cảm trong ứng xử của người nắm hầu bao nhà nước trong chuyện rót tiền tỉ cho một bộ phim, ngay từ trên giấy (kịch bản phim).

Một nghiên cứu sinh điện ảnh đã nói với tôi rằng anh đã được đọc kịch bản phim từ trên giấy và biết trước là phim không hay, mình không đi xem, thế mà nó vẫn cứ được làm và cuối cùng là chẳng ai bỏ tiền mua vé đi xem cả."

16:44 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  Linh Song

Bác Trọng Anh nói khéo quá! Thực hư chuyện ông Thành Chương em chưa vội quan tâm nhưng kiểu phát biểu biết tuốt của ổng như những tờ báo lá cải hay đăng mấy câu chuyện ghen tuông của các em hot girl vây. Tuần nay báo chí "thương" cho Sống cùng lịch sử với những tít bài rùng rợn quá, người biết đọc sẽ tìm hiểu lý do, người không đọc thì nhảy cẫng lên như đỉa phải vôi xót xa cái gọi là 21 tỷ. Thiết nghĩ các bác ý cũng nói miệng thôi!
Cảm ơn bác Trọng Anh một bài viết sâu cho một chiều chủ nhật đẹp trời :)

16:18 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

Vâng, lại là "nước mắt rơi"!!!

Cụm từ này xuất hiện liên tục và dày đặc trong những bài viết bênh vực bộ phim. Trước đó, nó cũng đã được nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn "cảnh báo" với khán giả: "Nếu các anh chị xem phim mà không khóc, chúng tôi sẽ hoàn lại tiền".

Tại sao ông dám khẳng định thế? Và tại sao nước mắt lại tuôn rơi? À, thì ra là bộ phim có những hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng, vị tướng được lòng dân nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại vừa mất cách thời điểm công chiếu hơn nửa năm. Khéo léo hơn nữa, các nhà làm phim còn lồng ghép không những hình ảnh thời ở chiến trường Điện Biên của Đại tướng mà còn có cả hình ảnh về đám tang cả triệu người đưa tiễn của ông.

Thế thì "nước mắt rơi" là đúng rồi! Chỉ hơi tiếc, nếu nhà làm phim nhanh hơn, may mắn hơn, công chiếu bộ phim vào khoảng tháng 11, 12 năm trước thì đảm bảo dù vé có đắt, người ta vẫn sẽ ùn ùn kéo đến rạp. Không khéo các nhà làm phim còn ghi được kỷ lục "Bộ phim nhà nước duy nhất có lãi trong thời Đổi Mới" cũng nên!

Kỹ năng "ăn theo" này rất ổn, không có vấn đề gì. Thậm chí còn phải khen ngợi nhà làm phim nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu người xem í chứ!

Cái không ổn ở đây là những người muốn bênh vực bộ phim đang "đánh bùn sang ao", làm như người xem quá ư xúc động đến tuôn trào nước mắt vì nghệ thuật làm phim hay diễn xuất tuyệt vời của diễn viên trong cả bộ phim, chứ không phải vì cái chết của vị Đại tướng thân yêu hơn nửa năm về trước.

Mấy hôm trước, người bạn tôi trên FB có viết cái stt: “Một năm trước, FB tràn ngập hình ảnh của đại tướng, tràn ngập những stt bày tỏ nỗi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của Người. Một năm sau, trước ngày giỗ đầu của ông, chẳng có nổi một lời sẻ chia, tưởng nhớ…”

Nước mắt còn rơi nổi không ở những lần chiếu miễn phí tiếp theo? Không sao, dù nước mắt không rơi với bộ phim này, thì các bạn vẫn có thể " rơi nước mắt " cùng những bộ phim Hàn Quốc lê thê hàng tháng trời trên mọi kênh truyền hình của Việt Nam.

14:42 Sunday,28.9.2014

Đăng bởi:  Linh cao

Vote cho bác Trọng Anh, đồng thời em cũng mách luôn là ở Le Cine cafe chỗ trong ngõ 22a Haibatrung đang có hội chợ và đàn hát của bọn handicraf trẻ tuổi rất hợp với trẻ con, vui lắm. Em vừa hưởng thụ ở đấy màn bói bài Tây và nghe hát live bài " hãy yêu như chưa iu lần nào"...giờ em đọc bài của bác , em thấy hay quá . Mong bác năng gửi bài cho Soi nữa. Ngày đẹp quá, đời vui quá la la...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả