Khác

Người Việt (phải) thuộc sử Việt:
“Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX”

. VỀ TÁC PHẨM “LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX” Bản dịch “LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX” là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành […]

Ý kiến - Thảo luận

14:08 Monday,6.10.2014

Đăng bởi:  dilettant

Cảm ơn SOI, chị S. Ngọc đồng bào Paris, và Mô xi ơ Gẹc nét. Đọc xong thấy thấm thía hơn cái zấn đề Indo China, với một bên là những người đi cách mẹ nó cái mạng (AQ), và một bên là những con nợ của sự nghèo khó, nhất là nghèo tri thức. Một vị từng lập ra chi bộ cộng sản gồm 1 số tri thức, trước tất cả, lúc còn trẻ người... về sau đã nói, nhiều vị đi (nàm) cách mạng, xin diễn 'lôm', vì cái tình (không phải cái ní)
Tuy nhiên, "bên thắng cuộc" lại có cái lý của nó. Một trí thức Việt Kiều ở Paris (lại Paris) bảo với moa và một số chiến sĩ khác, quan trọng hơn moa, là những người giỏi (tri thưc), toàn theo Cụ Hồ...
Thích nhất là trong lời bình của Gernet, đã có 2 lần dùng chữ 'độc đáo" với văn cảnh khác nhau, nhưng lại khá chánh xác. Một là hổng có nghiên cứu độc đáo (vì lười, và vì sợ thân nhân của nhân vật "phản diện" người ta đến uýnh cho (chứ đâu phài như Liên Xô đời hậu tha hồ tùng xẻo bác Sử Đại Lâm), hai là ĐỘC ĐÁO VN ơi.

10:31 Monday,6.10.2014

Đăng bởi:  Lam Nguyen

Bài viết trên chỉ ở góc độ PR quyển sách thôi, vẫn có những bình luận khác về cuốn sách này.
Bản dịch của chị Son Ngoc - một người sống ở Paris hơn 10 năm chuyển ngữ một bài viết của JAQUES GERNET:

LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯỢC VIẾT BỞI NGƯỜI VIỆT


Về cuốn “Le Viêt Nam. Histoire et civilisation (Lê Thành Khôi)”

Chúng ta thấu hiểu lý do đã khiến ông Lê Thành Khôi viết nên cuốn lịch sử về đất nước của chính mình. Tác phẩm đầy đủ về mặt dữ liệu, đã đi ngược dòng lịch sử cho tới tận dấu hiệu đầu tiên của con người. Ông đã liệt kê ra tất cả các giai đoạn quan trọng liên quan đến chủ đề. Chúng ta cũng nhận ra sự can đảm của ông cho công việc này.
Phần cuối cùng của tác phẩm được coi là ổn nhất. Tuy nhiên, những phần còn lại của cuốn sách thiếu vắng cái hồn và cá tính - điều cần thiết mà ông nên thực hiện.
Đề ra một đề cương mang đầy tham vọng nhưng tác giả đã viết theo dạng thức của một cuốn sách giáo khoa, nơi mà hầu hết các sự kiện mà chúng ta đã biết đều được tóm lược lại.
Tương tự như vậy, ông đã đưa vào những đọan dịch về biên niên sử các triều đại để lấp đi những lỗ hổng ở nơi còn thiếu những nghiên cứu độc đáo. Liệu có cần thiết phải khởi đầu bằng cuộc chiến rồi kế bên là những "biến cố lịch sử" để rồi lấp đầy phần lớn tác phẩm bằng những câu chuyện về sự kiện chính trị.
Trong tất cả, kể cả phần cuối cùng của cuốn sách, chẳng có gì đáng chú ý ngoài sự tẻ nhạt. Bởi vậy, cái vị thế ở trung tâm nhân lọai quả là mỏng manh. Xã hội Việt Nam chỉ được tường thuật lại một cách hời hợt và không có tiểu luận để rút ra được nhưng sự kiến chính. Đáng lý ra phải có biết bao nhiêu điều để bàn bạc về cá tính rất đặc trưng của xã hội này như: về đám cán bộ yếu kém của nhóm dân cư thuần nông này, về sự nghi kỵ lẫn nhau giữa những người nông dân hay giữa những nhà lãnh đạo ưu tú, về mối thâm giao đã tạo dựng nên chính các vị ưu tú này. Làm thế nào mà Việt Nam, cho tới thế kỷ thứ 10 vẫn còn là một tỉnh thuộc Trung Quốc, lại có thể bảo tồn truyền thống đặc trưng và cổ xưa như vậy - truyền thống đã lý giải phần nào cá tính độc đáo của dân tộc. Cũng có thể do họ đã mắc nợ sự nghèo khó. Tồn tại sự chênh lệch giữa một bên là dòng hải lưu thương mại mạnh mẽ, còn bên kia - về phía Champa người ta vẫn còn phải dùng ghe để đi lại từ Nam Việt Nam sang Mã Lai hay sang Indolesia. Sự thật là sự bình ổn với phía Việt Nam là rất chậm chạp và không có dấu hiệu nào về sự phái triển đô thị trước khi chịu sự xâm lăng của phương Tây.
Đúng là có những chương tác giả viết về tôn giáo, về văn học hay về nghệ thuật. Tuy nhiên đó chỉ là những dữ kiện thô sơ, vắn tắt và không được phân tích, cho nên chúng ta không thể nào hình dung ra mối liên hệ với những số liệu khảo cứu khác. Có thể cuốn sách đã đáp ứng được một số nhu cầu nào đó. Còn chúng ta, tốt hơn cả là nêu ra những chỉ trích của cá nhân mình.

Jaques Gernet
http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/ahess_0395-2649_1959_num_14_3_2859_t1_0603_0000_3

21:42 Saturday,4.10.2014

Đăng bởi:  Lắm mồm ít time

Cũng là tin mừng đây. Tuy vài năm trước, tôi đọc một số đoạn (nhớ là của bác này, hàng cóp pi) thất vẫn chưa sướng lắm. Một ống lính phóng đại sẽ thấy một quang phổ lớn hơn, trùm lên lịch sử các cuộc chiến ủy nhiệm (không chỉ có 2 cuộc chiến Đông Dương).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả