Trường phái

Pre-Raphaelites – khi cái đẹp tình cảm chống lại cái đẹp vô hồn

. Hội họa Tiền Raphael là gì? Tìm một định nghĩa cụ thể của Pre-Raphaelite thì rất khó, chi bằng ta tìm hiểu cái đối lập của nó trước. Khi bảy thành viên chủ chốt của nhóm tụ họp lại dưới ngọn cờ Pre-Raphaelites và gọi nhau là huynh đệ (Pre-Raphaelite Brotherhood), cái mà họ […]

Ý kiến - Thảo luận

22:47 Tuesday,31.8.2021

Đăng bởi:  Hoàng Sơn

Tác giả viết bài hay quá, đọc em đã rất muốn tìm hiểu thêm về những bài thơ và những cuốn sách trong bài viết của a.

23:47 Saturday,8.11.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Chờ hoài chưa thấy đến Biểu hiện- trừu tượng nhỉ? Mà cái thời lày ở lước ta đáng nhẽ phải được gọi bằng một cái tên trường phái rất hay, giật gân, thế mà mình nghĩ mãi chưa ra đó. Đễ cho gần gũi dễ mủi lòng, đề nghị Anh Nguyễn cho xin một bài về Hiện thực xã hội chủ nghĩa đi, nhưng mà phải minh hoạ bằng tranh Rivera cơ, mình chỉ thích hừng hực khí thế cách mạng, có lý tưởng, có đấu tranh.. He he, thế mới cân bằng được với tiếng gào thét cá nhân kiểu Kaclo Frida. Nhìn lại cả cái lền mỹ thuật lước mềnh, ai cũng đòi làm Frida mà chẳng có nổi một mống Rivera, hu, buồn buồn thế nào ấy !!

20:55 Saturday,8.11.2014

Đăng bởi:  cứ từ từ

Bouguereau là chủ soái của phái học viện đương thời, mối tác phẩm vẽ ra là cả một lô một lốc những nhà phê bình, đồng nghiệp , sinh viên, cả thân lẫn thù cùng cắm mặt vào soi từng phân từng li (mà các cụ academic mà soi thì biết rồi đấy,chỉ thiếu mỗi nước thủng toan). Mình cũng không ưa tranh ổng, mượt mà cải lương quá, nhưng tình hình chung của học viện mỹ thuật Paris hồi đó nó vậy. Nhưng có lẽ nói ổng "ẩu" chưa thật trúng.

9:29 Thursday,6.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Phạm Ngọc Hùng: cảm ơn bạn. Mình xin phép giải thích cho rõ ạ.
Mình nhận xét tranh Bouguereau vẽ ẩu không phải là vì background mờ nhòe hơn foreground. Theo nguyên lý xa gần, đương nhiên phần background phải ít chi tiết hơn, mờ nhòe hơn. Kỹ thuật sfumato (ví dụ nổi tiếng: Mona Lisa) là khiến phần trước phần sau của tranh đậm nhạt, mờ rõ khác nhau. Hoặc như bức The Virgin Of Chancellor Rolin của Jan van Eyck chẳng hạn, phần Đức mẹ và phần cảnh quan lâu đài phía sau có sự chênh lệch rõ giúp người xem cảm nhận được luật xa gần.
Còn bức của Bouguereau, mình xin để bạn tự nhận xét xem phần background đấy là lười biếng cẩu thả (hoặc Bouguereau đơn giản là không đủ tài như Leonardo de Vinci và Jan van Eyck) hay là "dụng ý nghệ thuật" ạ ;)

9:20 Thursday,6.11.2014

Đăng bởi:  Tú Anh

Bạn Hùng ơi mặt nước vẽ thế là ẩu thật rồi vì trông như là khối rau câu đông lại rồi gọt ngang gọc nhiều lát chứ không phải là khối nước lỏng. Buồn cười là trước nay và đến bây giờ mình vẫn thấy bức những người béo mầm ấy là đẹp :-))))))

8:56 Thursday,6.11.2014

Đăng bởi:  Phạm Ngọc Hùng

Bức “The Birth of Venus,” của Bouguereau, mà bài viết chê là "phần background và mặt nước chỉ được vẽ vội vàng gọi là" (vì bị so sánh với "những bức ảnh lịch chụp người mẫu hở hang trên một cái nền tạm bợ nhan nhản ngày nay"), có vẻ không thỏa đáng chăng?

Một máy ảnh gọi là đỉnh cao ngày nay là phải chụp ra những bức ảnh mà phần "background và mặt nước", tức là những cái phụ, phải bị nhòe đi như vậy. Tức là, không phải ngẫu nhiên, kỹ thuật chụp ảnh hiện đại đã dường như mô phỏng về mặt kỹ thuật bức tranh trên.

Nếu chê như vậy, chẳng nhẽ lại đề cao những bức ảnh mà xa gần đều nét, được chụp từ các máy ảnh bình dân hiện nay?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả