Bàn luận

2 quan điểm vs 4 kết luận: có nhiều khác biệt, nhưng không sao

SOI: Trao đổi này vốn là cmt cho bài “Trả lời 3 câu hỏi: về tính “nói mồm”, về khoa học não, và về cái mới trong nghệ thuật“, nằm trong loạt “Lời hay không lời” mà Soi có dẫn danh sách ở cuối bài. Các bạn đọc theo thứ tự để giữ được mạch thảo […]

Ý kiến - Thảo luận

23:16 Wednesday,10.12.2014

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Về ý kiến của Vượng Vũ cũng như của Tùng:

Trao đổi với Tùng được bắt đầu từ chuyện New Form, nhưng không phải là về New Form, mà là về một số khái niệm mà tôi cho là cần và nên được trao đổi. Tôi không chê bai gì New Form, mà chỉ mong là nỗ lực của anh em được dẫn dắt bởi những ý tưởng xác đáng và mạch lạc. Hiện tôi vẫn trao đổi với anh em New Form qua email, chia sẻ những gì mình nghĩ, tin rằng cũng sẽ có ích phần nào cho công việc của anh em.

Cho nên anh em cũng không nên nghĩ là câu chuyện này cần phải có kết luận đúng sai, mà nếu theo rõi thì tự mình SOI xem mình nghĩ về những chuyện được bàn luận ấy như thế nào là tốt nhất.

21:56 Wednesday,10.12.2014

Đăng bởi:  Vượng Vũ

Khởi đầu cuộc thảo luận cả hai đều nói rất hay. Cho đến giờ cũng vẫn hay nhưng sẽ tốt hơn nếu cả hai người: thầy Trịnh Lữ và chú Tùng - nhớ đến nguyên nhân khởi thủy của cuộc tranh luận: rằng New Form có cần lời cho tác phẩm của họ không, cần tới mức nào, vai trò lời của giám tuyển đến đâu. Đến đâu để không bị rơi vào nghệ thuật nói mồm như thầy Trịnh Lữ báo động, và đến đâu thì đủ tốt cho sự truyền tải tác phẩm như chú Tùng đề xuất.
Còn nếu tranh luận đi xa quá mà không quay về nguyên nhân cụ thể đầu tiên để người đọc đối chiếu thì sẽ bị rối loạn, và case New Form sẽ bị "sổng" mất thật là phí phạm.

12:31 Wednesday,10.12.2014

Đăng bởi:  admin

(Xin phép được dán lại cmt này của Phó Đức Tùng sang bài này để liền mạch đối thoại:)
*
Cậu Trịnh Lữ
1- về khái niệm literally: 
Vì lần trước cậu có trích dẫn Gombrich có khái niệm này, nhưng cháu không biết context của trích dẫn đó như thế nào. Vì thế mới nói có nhiều học giả phương tây khi nói khái niệm literally là nói đến tính narrative của tác phẩm, cụ thể là Greenberg.
Còn nếu cậu nói tính literally là ở chỗ quá nhiều truyền thông bàn về tác phẩm thì thực sự chưa rõ ý cậu muốn nói gì. Mấy trăm năm nay, truyền thông, đại chúng cũng như học thuật bàn về Rembrandt, Michealangelo chắc chắn nhiều hơn là về Damien Hirst, vậy có phải vì thế mà tác phẩm của họ trở nên “nói mồm” không?

2- Về giá trị nội tại của tác phẩm:
Cậu nói cậu có thể xúc động trước tác phẩm Rembrandt, điều đó có thực là hoàn toàn tự nhiên hay cũng có một phần do kết quả của những thông tin truyền thông, kết quả của học vấn, tri thức? Cậu có chắc là mọi người nhà quê ở Việt Nam sẽ đều có cảm xúc tương tự trước Rembrandt như cậu hay không?

Cậu có dám chắc là đứng trước một loạt tác phẩm chưa bao giờ nhìn thấy, chưa từng biết tác giả, cậu sẽ luôn nhận ra được cái nào là giá trị không? Giả sử có đi chăng nữa thì cậu có cho rằng ai cũng có khả năng đó không?

Tại sao những tác phẩm ngày nay được cả thế giới công nhận và sùng bái như Monet, Renoir, Vanghog, Schiele, Kokoschka v.v. cùng thời đó gần như bị miệt thị khủng khiếp, gần như chẳng ai nhìn ra là hay, là đẹp cả?

Cậu có thể giải thích Heiddeger nói về giá trị nội tại của tác phẩm thế nào không?

Platon thì đã từng nói tác phẩm nghệ thuật có thể có giá trị nội tại, khi nó có một cấu trúc tương tự với những hình mẫu lý tưởng. Và bởi trong đầu người xem đã có những cấu trúc này nên có sự đồng cảm (cơ chế sympathy mà bạn Mai nói). Tuy nhiên ông vẫn coi thường nghệ thuật, vì ông cho rằng nó làm lạc hướng, khiến người xem tưởng đó là sự thật, trong khi nó vẫn chỉ là ảo ảnh, chẳng qua có một hình thức nào đó tương tự như sự thật thôi.

Cháu không hiểu sao cậu lại nói vấn đề cơ chế cảm nhận tác phẩm là lạc đề? Cơ chế này cho thấy cảm xúc của người xem chỉ phụ thuộc một phần ở tác phẩm, còn phần còn lại do tự họ tưởng tượng ra. Vậy thì tác phẩm không phải là không có giá trị gì, nhưng cũng không phải là tất cả. Và tất cả những gì có tác động tới illusion của người xem đều có thể coi là phần của tác phẩm. Cái bồn tiểu của Duchamp là ví dụ kinh điển. Nhưng kể cả Renoir, Monet cũng không phải sẽ gây được cảm giác giống nhau trong mọi bối cảnh.

3- về ý nghĩa cuộc tranh luận:
Cháu chưa hiểu ý nghĩa cuộc tranh luận này là gì. Cháu chỉ nói là các bạn New Form làm thì đã làm rồi, bây giờ muốn bán tốt, bán đắt thì nên giới thiệu cho tốt. Vậy ý cậu là sao? Cậu cho rằng tác phẩm của họ không ra gì, nên nói nhiều là thành lừa đảo, hay cậu cho rằng tác phẩm của họ hay rồi, nếu nói vào thì nó tồi đi?

4- về chuyện mới
Cháu đã nói mới là kiến giải mới, cách nhìn mới, chứ không phải là tác phẩm phải mới làm. Một tác phẩm từ mấy nghìn năm đối với ta vẫn là mới nếu ta thấy kiến giải của họ độc đáo. Rembrandt đẹp, nhưng cậu có chấp nhận được chuyện mấy trăm năm sau họa sỹ nào cũng vẽ như Rembrandt không? Hay là Rembrandt vẽ đi vẽ lại cùng một bức tranh mà không có gì thay đổi không?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả