Gẫm & Bình

Đi xem gốm Bảo Toàn, thấy những bóng ma của nền nghệ thuật nước nhà

  Vào một chiều đông giá rét tôi đi xem triển lãm gốm “Đất qua lửa và con giáp” của nghệ sỹ Nguyễn Bảo Toàn ở Bảo tàng Mỹ thuật. Thú thật là tôi rất tò mò và háo hức đến xem triển lãm của ông. Tôi chưa có điều kiện để tiếp xúc và […]

Ý kiến - Thảo luận

20:46 Wednesday,4.3.2015

Đăng bởi:  góp ý

Tôi không phải là người làm về nghệ thuật, nhưng là người nghiên cứu khoa học xã hội. Hôm nay đi lạc vào bài «quan điêm̉ cá nhân» này.

Từ góc nhìn của một người làm nghề nghiên cứu, tôi thấy bài này chê bôi hết lời tác phâm̉ của NBT, nào là «thâm̉ mỹ nhaṭ nheõ vay mượn», nào là «kỹ thuật sơ sài», nhưng tôi không thấy đưa ra dẫn chứng nào để người đoc̣ thuộc hạng mục «công chúng» như tôi thấy thuyết phục. Ví dụ, vay mượn của ai?

Nếu không đưa ra được những luận giải thuyết phục,bài này không mang tính phan̉ biện, mà chính là công kích NBT bằng ngoa ngôn.

23:34 Sunday,25.1.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Vì mấy từ "sài diêu hộ" v.v... nghe ngộ ngộ nên Riêng&Chung cũng lọ mọ tra cứu tí. Xin góp chút "thông tin đa chiều để rộng đường dư luận" ạ. Cách giải thích "sài diêu hộ" trong bài của tác giả chưa chắc đúng, mà có thể là: "sài diêu hộ" phân biệt với "tra diêu hộ", không có "tùng diêu hộ" (theo cuốn Cảnh Đức trấn đào lục" của TQ). Cụ thể như sau:
Cuốn "Cảnh Đức trấn đào lục" có bản điện tử (phần chữ, không có hình) trên bộ nhớ cache của trang Baidu của TQ (từa tựa trang Google). Theo đó trong quyển 3 (bộ này 10 quyển, ngắn thôi)có liệt kê "sài diêu hộ" với "tra diêu hộ" (nhưng không có "Tùng diêu hộ" như bài viết nêu).
Kết hợp với trang phổ biến kiến thức (cũng của TQ), thì ở trấn Cảnh Đức, "sài diêu" là loại lò nung được đốt bằng nguyên liệu gỗ tùng được cưa cắt kích thước cẩn thận. Nhiệt lượng cao hơn chút thì phải, và để nung những vật tinh tế. Còn lò "tra diêu" sử dụng cành tùng và một số nguyên liệu khác (hình như có cả cỏ tranh), nhiệt lượng thấp hơn tí thì phải, chỉ nung các đồ kém tinh tế hơn so với lò "sài diêu". Riêng "tra diêu" thì trong quyển 3 của bộ "Cảnh Đức trấn đào lục" có nhắc đến "vai trò" người "gánh" chất đốt và nói rõ ở lò "sài diêu" không có loại thợ này. Còn chữ "Hộ" chỉ thấy dùng khi giới thiệu lò, có vẻ giống một "pháp nhân" hơn là "thể nhân", còn thợ của các công đoạn đều được gọi là "công", và trong đội các loại "công" này có cả cái anh "gánh chất đốt" cho lò "tra diêu".
Tóm lại nguyên liệu đốt lò ở trấn Cảnh Đức chủ yếu là gỗ tùng, nhưng được chia ra theo chất lượng (và xử lí kích thước) khác nhau cho 2 loại lò "sài diêu" và "tra diêu" (không có "tùng diêu"). Không có thứ gỗ nào gọi là "sài" (để phân biệt với gỗ tùng), mà sài là từ để chỉ củi đốt. "Sài diêu hộ" hay "tra diêu hộ" có lẽ cũng không nên coi là một loại "chức danh", và chắc hẳn không phải là người chuyên gánh củi.
Ngoài ra Thiêu Lôi Công cũng không được đề cập trong bộ "Cảnh Đức trấn đào lục", chắc từ các sách khác mà cụ Sển dịch.
Kính.

6:38 Tuesday,30.12.2014

Đăng bởi:  Nobita

ôi em nhầm bài thơ cmt trước là để tặng Suka HotGirl

6:34 Tuesday,30.12.2014

Đăng bởi:  Nobita

@ CHAIEN : Đã là CHAIEN thì cả truyện có thằng nào dám bật. Thôi thì chia sẻ với cậu vần thơ hihi.

Đang đêm nằm viết một mình.
Cô đơn muỗi đốt dật mình nhớ em
Muỗi ơi bay đến nhà em
Đốt em một phát cho em nhớ mình.

Dẫu biết rằng đường đời nhiều sỏi đá
Chỉ mong rằng vấp ngã vẫn còn răng

0:25 Tuesday,30.12.2014

Đăng bởi:  CHAI EN

NOBITA. Tớ đang sáng tác thơ thì cậu Seiko bảo là nó và bọn NEWFORM đang tìm tớ để mách tội cậu viết lăng nhăng. Cộng với tội chỉ biết làm Thiên lôi công một mình không cho Soi biết là hai. Cộng với tội dám không khen các bài phê bình và sáng tác của các bác bóng ma là ba. Ba tội này thì đợi đấy. Để xem cậu có khen bài thơ mới làm của tớ không. Nếu mà chê thì có chạy đằng trời.
Kìa con gốm Tần
Kìa cái lọ sứt chym
Nằm trong Mù sé Um
Mà điện lại tối thui.

23:34 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  Pham Hà Hải

Bạn Nobita rất khách quan và có một phản biện rất tốt. Nghệ sĩ Việt rất nên chia sẻ và nhìn nhận tôn trọng và đối thoại những phản biện như thế này. Cảm ơn bạn đã nêu quan điểm của mình để anh em học tập. Cảm ơn.

19:16 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  Nobita

Có một hoạ sỹ đàn anh nói với tôi rằng khi tranh luận chuyên môn trên Soi nên dùng tên thật, không nên dùng nick. Tất cả thông tin về cá nhân tôi đã cung cấp đầy đủ cho Soi khi gửi bài viết, để tránh những cmt về chuyện chính danh hay không chính danh có thể làm ảnh hưởng tới những vấn đề về chuyên môn học thuật.

Tên tôi là TRIỆU MINH HẢI.
SDT; 0972253772

Nhưng trên soi tôi muốn mình là Nobita

16:49 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  Nobita

Quyển khảo cứu của cụ Sển là " Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa" candid ạ. Còn một quyển nữa là "Sổ tay người chơi cổ ngoạn". Tát cả ở trong tủ sách hiếu cổ đặc san xuất bản năm 1971. Sách chủa chế độ sài gòn cũ

13:17 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  candid

Em xin bổ sung đúng là em nhớ sai, vừa dở sách ra xem thì đúng là cụ Sển dịch từ sách của ông Đường Anh nào đấy dâng vua Kiền Long năm 1743

13:08 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  candid

Bác Nobita: Theo ý 3 xu của em thì viết bài lên đây, ngoài các bác họa sĩ am hiểu thì còn có quảng đại quần chúng tò mò mà không am hiểu như em. Thế nên các bài phê bình, phân tích review nếu làm rõ hơn thì chúng em rất cám ơn.

Ví dụ như ít ra cũng có phần tường thuật, ví dụ như bài của Linh Cao về đập cái lọ, cái bình, có phần mô tả sơ qua bao nhiêu tác phẩm trưng bày, rồi phân tích chỗ chưa được, chỗ không có gì mới mẻ, chỗ cũ mèm...

Đại loại như thế đọc sướng hơn. Còn những chỗ sâu sa phải vật lộn với gốm, với men, với lò như bác nói thì chúng em không biết nên không nói thì không rõ đúng sai.

p/S: Em cũng có cuốn Cảnh Đức Trấn Đào Lục của cụ Sển em nhớ đấy là tập khảo cứu của cụ chứ không phải sách cụ dịch?

11:40 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  SUKA HOTGIRL

Bạn NOBITA viết dí dủm nhưng mà đúng. Tối tớ mời đi ăn món TômOsaka ngâm mẻ chum sành nhé.
Việt Nam là cứ tự sướng với nhau, các bác họa sĩ già bị các nhà cổ thụ phê bình mỹ thuật cho ăn bùa mê thì thành thuốc lú mất thôi.
Bác Toàn xem ra mê món đương đại Tàu phết chứ chẳng riêng mấy con ngựa như moi từ đời Tần, Ngưỡng Thiều chum vại này đâu. Nhớ hồi triển lãm Hội Tụ bác cũng viết nhì nhằng chữ Tàu chữ ta lên mặt. Món bôi mặt này Tàu trẻ ranh đương đại nó làm lâu rồi mờ. Thế mà mãi sau này Bảo gốm phụ lão của ta mới mần theo. Cả anh Ngải Tàu cũng mần vỡ lọ trước rồi mờ.

11:27 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  Nobita

@ CANDID: Mình không có phân tích gì về tác phẩm của Nguyễn Bảo Toàn vì mình thấy trong tác phẩm không có gì mà phân tích cả. Gốm của Bảo Toàn không đặt ra được những thách thức gì về mặt ý đồ cũng như là chất liệu, kỹ thuật. Vẫn những form dáng thông thường vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào chất liệu. Quá trình làm ra tác phẩm không phát kiến gì trong phối liệu làm xương gốm.

Ví dụ điển hình như gốm hoa nâu của các cụ ta xưa, thực ra là sắt đã được sử dụng khá nhiều trong gốm sứ đời Minh Trung Quốc nhưng khi nó lan đến Việt Nam việc sử dụng bút lông của người Việt không thể tinh xảo được như người Tàu. Các cụ đã nghĩ ra ám hoạ khắc vào xương gốm thay vì vẽ rồi tráng mem. Sau đó cạo bỏ lớp mem phủ lên những phần ám hoạ và bôi hợp chất của sắt(hoa nâu) vào đó, các cụ gọi hoa nâu là Thiết Hội nguyên do là như vậy. Hiệu quả đạt được là vừa có sự rõ ràng của nét khắc lại vừa có sự run rẩy khi men hoà cùng với hoa nâu chảy rớt chỗ mờ chỗ tỏ. Ở đây là nói chuyện từ ý tưởng và từ sự hạn chế của chất liệu công với việc không khống chế được bằng kỹ năng của mình, thực tế đòi hỏi phải sáng tạo ra một cách làm mới, tận dụng được những thế mạnh, hạn chế được tối đa điểm yếu và quả thật các cụ đặt một dấu mốc quan trọng của gốm Việt khác biệt rõ nét với gốm Trung Hoa.

Cá nhân tôi nghĩ rằng tiến trình làm việc cần phải đòi hỏi sự trung thực phải có những thất bại, phải có những bức bối và tác phẩm phải chỉ ra được tiến trình ấy, người thưởng thức mới có cơ hội phiêu lưu với tác phẩm ngõ hầu mới hiểu được tác giả. Không phải cách căn vào những cái duyên duyên và phù phép bởi những người phê bình nhiều lời lẽ và ít có trải nghiệm với nghề.

Còn một điều nữa tôi muốn chia sẻ đó là sự chuyển hoá. Lịch sử gốm Việt Nam đều từ Trung Quốc mà ra cả. Nhưng khi đến Việt Nam đó đã biết đổi với một diện mạo hoàn toàn khác và một thực tế hiển nhiên rằng chúng ta đã đứt gãy một khoảng lớn bởi chiến tranh và sự huỷ hoại của con người. Để lấp đầy được khoảng trống ấy tôi thiết nghĩ ta phải học hỏi và trung thực. Không thể căn cứ và đàn thất tinh cúng bái thật lực và khoác áo đạo sỹ để bay lên trời như những bóng ma.

Link tham Khảo

http://www.amazon.com/Vietnamese-Ceramics-A-Separate-Tradition/dp/1878529226

http://www.artspeakchina.org/mediawiki/Liu_Jianhua_刘建华

9:18 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  admin

@ L.C: Cmt của bạn thật sinh động, Soi xin đưa lên thành bài, đặt tên lại. Bạn vào đọc nhé: http://soi.today/?p=164228

8:56 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  LC

Hôm khai mạc show gốm sir Toàn em cũng đến. Đúng lúc đang đít cua khai mạc. Nói hết, sir mở cửa phòng bầy, chạy vào lấy ra một cái lọ, rồi đập vỡ ngay chỗ lối đi, có kèm đôi lời như là phù phép gì đó.... Bà con ùn ùn kéo vào sau đó, không khí lắm. Show bầy lớp lang, đèn găm chính xác, nhìn ngoài hành lang vào thì tối tăm. Nhưng nhìn từng tiểu cảnh thì bầy biện chỉn chu, ba bộ con giáp phát triển cao thấp dần, cuối cùng còn mỗi cái đầu của mỗi em. Mà thú nhất là bộ nào cũng chen vào hai "chỗ ấy" đực cái của con thú người, các quý ông xô vào chụp ảnh. Bọn ngựa gốm thì có hộp kính, cảm tưởng như đang xem bảo tàng Cố Cung, nhưng chân trước con ngựa nào sir ý cũng tạo dáng chân tiện, làm em cứ tưởng tượng cái chân... nạng. Men thì phong phú lắm, có chỗ sir còn thếp vàng lên. Rọ mây rất điệu, quấn nhì nhằng như trói như buộc vội, nhưng mà quang dầu bóng nhoáng lên. Các vòi ấm nhìn rất giống chym thằng tí tồ lúc đang tè, hấp dẫn lắm. Các vật dụng để bầy có cái đóng bằng gỗ, kiểu dáng quê kệch. Có chỗ lại tuyền các bục bằng kính ghép, có chặn miếng vải đỏ nhỏ nhỏ vuông vuông như lá bùa, sợ lắm. Sàn phòng thì trải vải đen theo từng tiểu cảnh, mà lại dán cạp lại bằng băng dính đỏ, kỳ công đấy....
Lúc ngoài sân, em hỏi thầy Thượng "sao bác ấy lại đập choang cái lọ?" Thầy cười hiền "Để xem có ai tiếc không". Bác Thành Chương cũng vừa có đôi nhời lúc nẫy, đúng cạnh nói thêm " Đôi khi phải hơi tiếc mới hay chứ?" Mình vẫn băn khoăn, nhưng anh Quảng Hà cứ bảo thịt lợn hun khói trong tiệc kiểu dân tộc sau đó, là thịt chó...Cộng thêm anh Đinh Quân cứ ậm ừ bảo "Bác Toàn dần dà đã thanh tinh thì phải?"...nên em cũng tạm yên vui.
Trời tối sập, em go home. Kể lể với ngài chồng. Chồng em bảo: "thầy ấy thế là làm đúng phép rồi. Cái gì tròn trịa đầy đủ viên mãn quá, cũng là lúc âm tính dâng lên, khí vận sẽ đi xuống. Đập vỡ cái Bình, là phá vỡ cái thế quá cân bằng ấy, trở lại cái chưa hoàn thiện, còn phát triển, đồng nghĩa vói còn lên, còn hay hơn....." em hiểu ra, yên tâm làm mấy bát cơm. Hôm sau lại chăm chỉ đi làm, tự nhủ mình còn bí bét thế này, là còn có tương lai !

8:17 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  Tú Lơ

Ối mẹ ơi, lời bình của bác Lương Xuân Đoàn khiến bác xứng đáng được kết nạp vào Hội Nhà Văn trong năm tới.
12 con giáp của Bảo Toàn bắt chước lẫn lộn Ngải Vị Vị với tượng đất nung mộ Tần Thủy Hoàng. Chắc ông cũng không nghĩ ra đề tài gì để tiêu thụ cho hết mớ đất sét...

8:02 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  candid

bài rất dài nhưng lại rất ít chi tiết về tác phẩm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả