Ăn uống

Lời thề năm mới: quyết trả nhiều tiền để mua thực phẩm Việt

Cứ mỗi cuối năm là tôi có hai cảm giác, một là chán ăn vì bàn tiệc lúc nào cũng đầy nếp với thịt, hai là mệt tai vì cứ phải nghe đi nghe lại nhiêu đó bài nhạc mà hàng xóm bật. Nhưng năm nay tôi có lẫn thêm một cảm giác nữa, đó […]

Ý kiến - Thảo luận

20:44 Tuesday,24.7.2018

Đăng bởi:  Uyên

@phale: Trời ạ mình viết nhanh quá nên nhầm :) Cảm ơn Pha Lê

15:52 Monday,23.7.2018

Đăng bởi:  phale

@Uyên: Chắc bạn nhầm, chứ bò cho ăn cỏ nó không bệnh ạ, bò bị bắt ăn bắp ăn đậu nành trồng  độc canh thường xuyên là bệnh :) Trong bài cũng nói " vì bò gà là phải ăn cỏ, bới giun". Nuôi bò ăn cỏ đúng cách là hình thức nuôi không gây ô nhiễm và giúp bò khoẻ, lợi môi trường. Chứ bò ăn cỏ mà yếu thì phản khoa học quá ạ.

11:50 Monday,23.7.2018

Đăng bởi:  Uyên

Có một lần mình được thầy cho xem một đoạn phim về ngành nông nghiệp Mỹ, mới thấy là có mỗi vấn đề là miếng ăn thôi mà đẻ ra lắm sự việc.

Đầu tiên là chuyện nhân đạo với động vật, như cô Pha Lê cũng đã dẫn trong bài, bò được (hay bị?) cho ăn cỏ khiến sức đề kháng của chúng kém, con nào con nấy lờ đờ trông rất thảm, còn gà thì bị ép tăng trưởng và trong đồ ăn thì nhồi đầy kháng sinh, chúng lớn nhanh quá mức so với khả năng tự nhiên mà chúng chịu được, thành thử gà đa số là nằm trong chuồng chứ đi không nổi. Chưa kể đến việc khi nuôi gà để lấy trứng thì gà trống đa số bị đem giết, theo một cách bị PETA lên án là bỏ vào máy xay. Bò con trong trang trại nuôi bò lấy sữa cũng hay bị giết theo cách này, và bò cái bị ép "có bầu" quá nhiều thì sức khỏe cũng kém, sữa sản xuất ra thường dưỡng chất không còn mấy nữa.

Một chuyện khác, là người nông dân và người làm thuê cho nông dân.

Nông dân Mỹ, nói khách quan thì cũng nghèo như bao người nông dân khác trên Trái Đất này, nên họ muốn trồng trọt hay chăn nuôi gì cũng phải có tiền trước đã. Các tập đoàn thức ăn nhanh lớn của Mỹ rất khôn, họ cho nông dân mượn tiền, theo đó cách chăn nuôi hay phun xịt thuốc gì là cũng đều do họ nắm thóp. Theo trong bộ phim tài liệu mình được xem, nông dân Mỹ khi nuôi gà phải trộn kháng sinh vào thức ăn cho gà, nên dần dần chính họ cũng bị nhờn kháng sinh.

Chuyện người làm thuê còn nhức nhối hơn nữa, khi hiện nay Trump là tổng thống đương nhiệm. Nhân công Mỹ tính ra là không rẻ, nên muốn kiếm lời nhiều thường các công ty sẽ thuê dân nhập cư, tệ hơn nữa là dân nhập cư trái phép. Dân nhập cư thường không có nhiều quyền lợi, hay là không có quyền đòi quyền lợi, nên các công ty có thể trả lương theo mức bèo bọt, và đòi làm thêm giờ mà thường không bị chống đối. Những người này cũng thường bị đối xử rất tệ, gần tới mức nô lệ, nên trong những nhà máy giết mổ thường hay thấy họ trút giận lên con vật. Chuyện đáng nói ở đây là, những công ty này có khi chủ động đưa xe qua biên giới Mỹ-Mexico để tuyển và rước nhân công về, tất nhiên là bất hợp pháp, nhưng khi Trump lên hô hào trục xuất dân nhập cư, thì những người này bị bắt, bị áp bức và cưỡng chế, trong khi công ty lớn thì vẫn điềm nhiên như không có gì xảy ra.

Monsanto thì đã phát triển rất mạnh, hầu như các nhân vật điều hành Monsanto hồi trước giờ lại chuyển sang làm trong Bộ Nông Nghiệp Mỹ (chính là USDA). Tức là, nó có bảo cái gì an toàn, thì cũng chỉ là lợi cho chính nó thôi.

9:16 Tuesday,18.4.2017

Đăng bởi:  rausachhaiduong.com

Kinh nghiệm trồng rau ban công nhanh lớn, rau củ không bao giờ bị sâu bệnh

Hiện giờ, việc trồng rau an toàn tại nhà được phổ thông gia đình ứng dụng. ngoài ra, đa dạng khách hàng lo lắng vườn rau mầm bị mầm bệnh làm hại, hoặc không biết cách thức bón phân hợp lý nên rau trồng thường còi cọc, chậm lớn mạnh. Để mang vườn rau xanh phải chăng, khách hàng mang thể ứng dụng những kinh nghiệm trồng rau và phòng trừ nấm bênh từ Vườn rau sạch Hải dương.

Rơm khô, xơ dừa giữ độ ẩm cho đất trồng

Rơm dạ khô thường được bà con nông dân thực hiện trong trồng trọt để giữ độ ẩm cho đất, vào mùa lạnh làm rơm rạ khô còn giúp làm ấm cây trồng, vì thế giúp các chiếc rau xanh vững mạnh rẻ hơn trong thời tiết lạnh giá. bí quyết giữ độ ẩm cho đất rất thuần tuý, sau khi thực hiện tơi xốp đất trồng và gieo hạt giống chị em chỉ cần dùng lớp dạ khô trải lên bề mặt là được, và khi hạt giống nảy mầm và cây rau lớn lên sẽ được lớp rơm rạ giữ độ ẩm và nhiệt độ.

Trộn vôi bột vào đất

Phủ vôi bột để khử mầm bệnh và bổ sung dinh dưỡng

Vôi bột vôi bột khử trùng, có tác dụng vôi bột diệt trùng loại bỏ mầm bệnh trong đất, khử mặn và cung cấp thêm dưỡng chất giúp rau trồng sở hữu thêm dinh dưỡng. Trước lúc bạn xử lý đất sạch trồng rau thì bạn nên dải một tẹo vôi bột lên trên bề mặt. khách hàng sở hữu thể sắm vôi tại các nơi bán nguyên liệu vun đắp. mang giá tiền rất rẻ, chị em đã có thể trồng được vườn rau xanh góc sân nhỏ mà không lo nấm bênh hay rau an toàn thiếu chất dinh dưỡng.

Vỏ trứng bón cây xua đuổi ốc sên phá vườn rau

Bổ sung và cải tạo lại chất dinh dưỡng
Vào mùa mưa, vườn rau ẩm ướt nên các dòng ốc sên thường sinh sôi vững mạnh mạnh, ốc sên phá hoạt rau trồng rất mạnh, chúng ăn lá cây rau. Để xoá sổ ốc sên cắn lá, các bạn không nên tiêu dùng đến thuốc sâu nguy hiểm. Chỉ mang cách thức đơn giản là tận dụng vỏ trứng gà vịt, đập nhỏ rồi rắc tiếp giáp với cây rau. sở hữu bí quyết sử dụng vỏ trứng bạn sẽ xua đuổi được những chiếc ốc sên và loại bỏ sâu bọ gây hại cho vườn rau.

làm nước vo gạo để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng

Sử dụng nước vo gạo để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng

Nước vo gạo sở hữu tác dụng rất khả quan, giúp cây vững mạnh rễ mạnh. bởi thế, thay vì bạn sử dụng những dòng phân bón hóa học thì chỉ sở hữu cách bạn tận dụng nước vo gạo mỗi ngày để tưới cho vườn rau. sở hữu cách này bạn vừa tiết kiệm chi phí phân bón, lại giúp gần gũi môi trường.

bí quyết làm hóa chất từ tỏi ớt trị nấm bênh

Dung dịch gừng, ớt, tỏi ngâm rượu trị sâu bệnh

nếu như chẳng may vườn rau của nhà bạn bị dính nấm bênh, hoặc cũng với thể bạn muốn phòng trừ những chiếc sâu bênh cho cây trồng thì với phương pháp sử dụng như sau:

Bạn dùng 200g gồm gừng ớt tỏi ngâm có một lít nước trong vòng 15 ngày. Sau đó, bạn đem pha loãng có nước và tưới cho cây rau. Dung dịch ngâm gừng, tỏi và ớt sẽ giúp phòng giảm thiểu những mẫu sâu bệnh căn bản mà ko cần phải tiêu dùng đến thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật.

Cảm ơn bạn đã đọc bài về chuyên mục kỹ thuật trồng rau, san sớt bài viết kinh nghiệm trồng rau xanh ở link này giả dụ bạn thấy bổ ích. Xin cảm ơn!

16:48 Sunday,16.4.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Không có tiền thì đành chịu chứ có tiền thì phải mua thực phẩm sạch! Bệnh từ miệng mà vào mà!!!

13:28 Thursday,14.4.2016

Đăng bởi:  phale

@Nguyễn Thị Thu Thủy: Mình có nghe nó cô chủ organica cũng tâm huyết, nhưng mà chuẩn USDA thì mình chịu, bọn nó chiêu trò lắm. Mình đến organica mua vài món của Campuchia thì có, chứ Mỹ là mình xin không.

Bạn google hoặc đọc sách thêm về vụ label organic. Mình không bài trừ chứng nhận nhưng mà tiêu chuẩn của bọn Mỹ nó cùn lắm, organic mà cũng đầy hóa chất đó bạn. Chưa kể bò ăn "bắp organic" nó cũng kêu là bò organic, trong khi bò phải ăn cỏ, chứ ăn bắp dù là bắp organic cũng rứa.

Bạn xem thêm link

Còn vụ đồ hư với hóa chất thì thôi rồi, nhiều chiêu trò hơn. Mình trồng ở nhà nó khác, bạn thử đi thăm vài nông trại trồng sạch, trồng với số lượng lớn đi. Mình đi rồi, định làm vài bài nhưng chưa tới dịp. Cơ bản là củ cà-rốt nó tới tay bạn thì anh em nó đã hư một phần rồi đấy. Cái anh trồng rau cho Nico (và Xanhshop) bảo một phần là sâu, côn trùng chén ngay tại đồng, phần kia là mốc, héo hoặc dập, hư trong quá trình vận chuyển. Anh giao 10 thì cũng bị gửi trả về 3 do một số lên mốc với hư. Mình mua là mua loại cứng cáp lựa ra đó, so nó với cái loại chả biết ngâm thuốc từ cách đây bao lâu là không thể so được.

Tất nhiên người quý sản phẩm của mình trồng ra luôn có cách xử lý mớ thực phẩm hư bị trả về, tránh phí phạm :) nhưng mà làm nông sạch trên diện rộng rất cực, thấy mà thương.

1:45 Thursday,14.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Thu Thủy

@Pha Lê: à mình chỉ tranh luận thêm 1 cách về nhận biết thực phẩm sạch mà tự bản thân mình đúc kết ra trong 2 năm trồng rau củ thôi. Thật sự mình rất thích đọc mục ẩm thực của Soi học, nhất là bài của Pha Lê. Hi vọng, tới đây sẽ còn được đọc nhiều bài viết của chị về ẩm thực và được nghe chị chia sẻ thêm nhiều bài về thực phẩm Organics nữa :)

1:42 Thursday,14.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Thu Thủy

@Bình Cam: Rau ở Niko Niko Yasai đắt, tôi công nhận. Nhưng tôi nghĩ tiền nào của đó thôi. Ăn ít nhưng chất lượng thì vẫn hơn ăn nhiều nhưng ăn toàn chất độc hại, làm khổ gan thận. Thực ra tôi vẫn nghĩ tiền chi cho ăn uống (kể cả rau sạch bó 20 - 30K đi nữa) thì cơ bản tiền ăn chung cả tháng cũng vẫn chưa là gì so với những chi tiêu khác đâu ạ. Cũng có thể tùy quan điểm từng người, nhưng với tôi, thời giờ ko phải là ăn ngon nữa mà là ăn khỏe (health food). Gần đây tôi phát hiện ra shop Oraganics ở 54 Hoàng Văn Thụ, P.9, Phú Nhuận và 130 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Quận 3 cũng có nguồn thực phẩm khá an toàn. Trong bài viết của anh Trương Trí Vĩnh, chủ trang trại Hello Mam có đánh giá là "Ví dụ như Organica của nhà bạn Pham Phuong Thao được USDA sang tận Việt Nam cáp chứng nhận, thì từ nay mọi người muốn ăn rau hữu cơ thì tìm đến Organica là quá yên tâm còn gì" - Bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.facebook.com/vinhtruongtri/posts/935872843199083. Nói chung là chia sẻ thêm về các shop bán thực phẩm hữu cơ an toàn cho người dùng chúng mình :)

1:33 Thursday,14.4.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Thu Thủy

Ôi, tôi nói "rau sạch" lâu hỏng hơn rau "bẩn" ở đây là nói chữ "lâu" theo tính tương đối. Tức là so vơi rau kích phọt, thứ rau bị ứ nước, chỉ cần để trong tủ lạnh 1 ngày là gần như rau bị dập úng hết. Ngược lại rau trồng theo quy trình phát triển tự nhiên thì thời gian để được lâu hơn. Rửa sạch, để khô ráo nước và để trong bọc khô ráo với nhiệt độ tủ lạnh thích hợp thì có thể 7 đến 10 ngày mà phần hư hỏng vấn rất ít. Nó KHÁC HOÀN TOÀN với rau kích phọt (chiếm phần đa) ngoài chợ. Không tin các anh chị cứ mua 1 bó rau của Niko Niko với 1 bó rau ở chợ, về để tủ lạnh 1 ngày so sánh là biết.
Với lại rau kích phọt ăn nhạt nhẽo lắm, so làm sao với rau organics được :). Thịt cá cũng vậy, vị ngọt, sự tươi ngon, săn chắc của miếng thịt miếng cá nó khác hẳn. Sành ăn là biết chứ khó gì.

9:55 Monday,12.10.2015

Đăng bởi:  phale

@Nguyễn Thị Thu Thủy: Khổ thân, chính bạn cũng nói rau nhà trồng để ngoài nhanh héo còn gì.

Trồng rau thì mình đây cũng từng trồng, dù giờ không có chỗ nên bỏ rồi. Mấy chậu rau thơm mấy lần bỏ đó, đi chơi với mẹ không thèm chăm, về nhà thấy ẻm èo uột thì phun nước, bón thêm chút vỏ trứng là ẻm tươi tỉnh. Cây cối tất nhiên có sức sống, không phải hư liền theo nghĩa "hôm sau hư". Nhưng ở đời cái gì ít độc với nhiều dinh dưỡng hơn cũng là dễ hư hơn bạn ơi.

Chẳng phải khi không bọn Mỹ chi đống tiền để ngâm hạt vào hóa chất. Vì hạt để vậy, gieo xuống đất rất dễ bị kiến tha đi. Mình trồng vừa vừa thì nó không đáng, nhưng kinh doanh số lượng lớn mà thất thoát hạt là không chấp nhận được. Chúng ta cạnh tranh với bao loài khác để tồn tại, nên có gì ngon bổ chúng nó "giành" là lẽ thường. Bảo đảm với bạn là nếu bạn để hũ gạo lứt hữu cơ với gạo trắng hữu cơ ra ngoài trời thì gạo lứt sẽ là thứ mốc đầu tiên, vì nó bổ hơn, vi khuẩn giành ăn trước. Gạo xịt thuốc thì khỏi nói rồi, lâu mốc hơn hẳn.

Trái cây cũng thế, cây mận cây ổi nhà ngoại để vậy là chim với sóc bu vào. Trái cây mua ở chợ đem về cúng thì chúng nó chạy tới cắn miếng, rồi chuồn thẳng không bao giờ đụng tới nữa. Căn bản là món nào độc hơn với ít dinh dưỡng hơn thì các con ấy không cần giành với con người làm gì.

Có lẽ sai lầm của mình là cho rằng cái "hư" của mình giống với cái "hư" của mọi người. Hư là mốc meo, là cùng để ủ lạnh hay ở ngoài thì thứ gì bị bu và bị mốc nhanh hơn. Đơn cử chùm cà chua hữu cơ, mua về để cả tuần trong tủ lạnh chưa sao, nhưng sau đó chúng nổi mốc trắng hếu (dù để trong tủ lạnh). Cà chua chợ để thì dập, cắt ra có mùi kỳ, ăn không ngon, và mãi chả thấy mốc, để ra ngoài không con nào thèm bu.

Một thứ nữa cần cân nhắc là vận chuyển. Người làm thực phẩm sạch đa số quý thứ họ trồng ra nên họ o bế từng chút, cố gắng giữ cho nguyên liệu thật tốt khi đem bán. Có lần nói chuyện với một cô bán rau sạch, cô bảo tìm cách đem rau sắng chùa Hương vào Nam cực quá nên phải lấy giá đắt. Rau sắng loại mọc trên đá vôi ngoài Bắc rất ngon bổ, nhưng không kỹ khâu vận chuyển thì vào trong Nam là nó tiêu tùng ngay. Nhưng nhờ cô chăm chút mà rau vào Nam vẫn ngon, để tủ lạnh mấy ngày không hư. Cô này cũng đến từng trại ở Đà Lại để coi công nhân đóng thùng từng hộp cà chua. Trong khi đó, rau củ lai lịch bất minh là không ai biết vận chuyển kiểu gì, nằm tồn kho hết bao lâu rồi, mỗi lần mua thấp thỏm chả biết mình có đang mua nhầm một vụ "bánh trung thu năm ngoái".

9:48 Monday,12.10.2015

Đăng bởi:  Bình Cam

@ Thu Thủy: Lần đầu tiên mình nghe chuyện rau sạch thì lâu hỏng còn rau hóa chất mau hỏng đó. Kinh nghiệm của nhà tôi là mua đồ rẻ tiền ngoài chợ (như bí đỏ, bí xanh, cam, quýt, táo) thì có thể để cả nửa tháng không hỏng và sau đó... không dám ăn. Còn rau nhà trồng, bí, mướp nhà trồng (nhà tôi trồng)hái vào để được hai ngày là bắt đầu hỏng và vẫn dám ăn phần chưa hỏng.
Rau ở Tokyo Mart trên đường Cộng Hòa mà bạn nói rất mắc. Cửa hàng đó ít người mua bán nên không tin được là rau còn tươi tốt. Bạn nào chưa đến cửa hàng này thì nên đến tham quan một lần coi tôi nói có đúng không. Tuy nhiên quán BBQ buffet trên lầu thì ăn rất ngon (hehe) lại vừa túi tiền. Rất nên thử.

9:38 Monday,12.10.2015

Đăng bởi:  Lan

Nhà mình thì trồng rau khoảng 30 năm, từ lúc 10 tuổi đến 18 tuổi là ngày nào cũng phải ra vườn nhổ cỏ, hái rau, vào vụ thì trồng rau( phần lớn thì phun thuốc trừ sâu, còn lại 2-3 khoảnh nhỏ để nhà ăn thì để hoàn toàn tự nhiên). Ở nhà nhiều năm ăn rau thì thấy bình thường, không có gì đặc biệt, mà cũng không có chuyện rau sạch lâu hỏng, như rau muống để nửa ngày là héo rũ, ngâm nước cũng không tươi lại, su hào, bắp cải thì trưa mang về thừa, đến chiều nấu là cảm thấy hết vị ngọt, hơi có vị ôi. Đến khi mấy năm trước ra Hà Nội học đại học, hay vào chợ sinh viên mua đồ cho rẻ mới thấy rau không sạch đáng sợ, có lần mua cà chua, thừa mấy quả, để trong góc bếp, tháng sau vẫn thấy đỏ tươi như mới mua, rau thì rất lâu héo. Còn rau để trong tủ lạnh nhanh úng thì mình nghĩ là nông dân ai chẳng rửa rau trước khi ra chợ bán( mà nước để rửa rau thì đa phần là nước ao ở quê, nơi tống mọi thứ chất thải) nên rau đó vừa dính nước, vừa có chất bẩn thêm nên rữa rất nhanh. Hoa quả cũng vậy, như ổi nhà mình thì để một ngày là ăn đã hơi mềm, cắn miếng nó không có cảm giác sần sật như mới hái, còn ổi mua chợ thì mấy ngày vỏ vẫn xanh, tươi, nhìn thì thích nhưng ăn rất chán.

3:57 Monday,12.10.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Thu Thủy

Tôi có kinh nghiệm trồng rau tại nhà trong 2 năm, để ý và quan sát rất kỹ, chưa bao giờ thấy rau sạch (hoặc rau hữu cơ) thì nhanh hỏng hơn rau phun kích phọt cả :)). Những cái mà không chắc chắn thì đừng khẳng định bạn nhé, bao nhiêu bài viết bạn cứ khẳng định đi khẳng định lại rau sạch thì dễ hỏng, khiến người đọc nhầm theo luôn, tai hại quá.
Để kể bạn nghe, tôi trồng rau trong 2 năm hồi còn ở nhà riêng bên quận Tân Phú. Thời kỳ cực thịnh có đầy đủ mồng tơi, cải cúc (tần ô), cải thìa, rau mầm, quế, gừng, sả, mướp đắng, đậu đũa, ngò rí.... Sau đó, tôi nhận thấy một điểm: rau trong vườn hái vào để tủ lạnh thì để đc rất lâu, ngươc lại rau mua ngoài chợ về rất nhanh hỏng (ngược đời quá phải không?). Mồng tơi mua ở chợ chiều hôm nay để đến chiều hôm sau đưa ra nấu canh thấy bấy dập nhoe nhoét. Mồng tơi hái trong vườn để 10 ngày không sao, chỉ bị dập úng phần rau để sát hơi tủ lạnh quá thôi. Rau sạch hái trong vườn nếu để ở nhiệt độ ngoài dễ héo, nhưng chỉ cần ngâm trong chậu nước khoảng 30-1 tiếng đồng hồ là rau tươi trở lại.

Tương tự, một lần tôi order cà rốt ở hàng chuyên bán thực phẩm sạch vận chuyển từ Đà Lạt lên, sau đó tôi để trong tủ lạnh cất để ép nước uống, đc khoảng 3 ngày t đi chợ thấy cà rốt ở chợ tươi quá bèn mua thêm về ép nước, về cất riêng góc khác trong tủ lạnh, để thêm 2 ngày nữa mới có thời gian đưa ra chế biến, thì thấy cà rốt mua ở tiệm thực phẩm an toàn vẫn bình thường, cà rốt ở chợ (dù mua sau thứ cà rốt kia sau 3 ngày) thì úng hết cả. Tôi suy đoán, khả năng những thứ rau củ t mua ngoài chợ phần lớn là hàng bị phun thuốc kích phọt. Vì phun thuốc kích phọt nên dư lượng nước trong rau củ dư thừa, dẫn đến rất chóng dập úng. Ngược lại rau củ tự trồng, phát triển tự nhiên ngoài vườn thì trồng đúng tiêu chuẩn nên ko bị ứ nước (tôi đoán thế và tôi nghĩ là t đoán đúng, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Phun kích phọt có thể nhanh thu hoạch, nhanh kiếm lời nhưng cũng phải tiêu thụ nhanh ko là hỏng). Một dạng như kiểu tăng cân, kích thích phát triển bằng cách tiêm nước vào vậy (rau ăn rất nhạt nhẽo và chóng hỏng). Họ hàng tôi ở quê, nhiều người trồng đc rau trong vườn cũng nhận thấy điều ấy.
Sau này chuyển về chỗ trọ, ko có chỗ trồng rau nữa tôi chuyển qua mua rau của nông trường Nikoniko Yasai, bán trong siêu thị Tokyo Mart (cũng chỉ có một số loại thôi và rất đắt, cà rốt 2 củ 38K, hành tây 3 củ be bé 35K, dưa leo 2 trái 30K, rau muống 16K đủ 1 người ăn….). Mà tôi nhận thấy rau củ của thương hiệu do người Nhật trồng này cũng có những đặc điểm giống hệt như rau củ t trồng trong vườn trước kia (thậm chí còn tốt và ngon hơn). Nên là khá tin tưởng và ăn đến bây giờ. À, thêm một điểm tôi nhận thấy nữa là cà chua với dưa chuột (dưa leo) mua ở Nikoniko này về bỏ ra thớt thái quả rất chắc chắn, thớ nào ra thớ nấy, ko phải kiểu chảy nước nhễu nhão như cà chua và dưa leo ngoài chợ đâu nhé (cái này cũng tương tự như nho Trung Quốc và nho Mỹ...). Đúng là tiền nào của nấy. Ăn ít mà chất lượng thì vẫn hơn.
Tôi nghĩ các loại rau ăn ngắn ngày thì dễ phun thuốc kích phọt, nên dễ hỏng và có màu xanh hóa học để phân biệt với rau an toàn. Ngược lại với các loại cây lấy quả lâu năm (xoài, nho, cam, táo…) thì phun thuốc bảo quản nên để được lâu. Hoa quả, trừ khi tìm đc địa điểm tin cậy để mua các loại quả mỏng vỏ như nho, táo còn thì cứ mùa nào thức nấy mình ăn, tháng 7 có măng cụt, tháng 8 có hồng ngâm, tháng 9 có nho Ninh Thuận. Chuối, đu đủ nên mua nguyên nải xanh về tự ủ, tự để chín, có lẽ là yên tâm nhất.

16:41 Thursday,19.3.2015

Đăng bởi:  Phạm Công Tráng

Đề tài này thì cũng nhiều người đã và đang quan tâm, tìm hiểu rồi. Giờ mấy bác có tâm-tài bên ta cũng đang chuyển sang làm nông nghiệp sạch rồi.
Lưu ý bạn về đoạn này: "Cũng phải thôi vì Monsanto là công ty chế ra chất độc màu da cam." 
Cái này thì là: Chất độc da cam thôi, cách gọi ấy mà, các chất độc loại này toàn màu trắng cả, do người dịch đầu tiên và người sau dùng lại nên nhiều người cứ nhầm thành Chất độc màu da cam.
Kiểu như "Đồng thau - đồng thanh" hay "Hợp chủng - Hợp chúng" ấy mà.
Thân.

23:29 Sunday,15.3.2015

Đăng bởi:  thuy

Lần đầu tiên nghe nói rau sạch mau hư hơn rau có thuốc. Bản thân "thuốc" trong đó có kích thích tăng trọng làm rau trữ nước, lớn nhanh ngọn non nên mới dễ giập, hỏng. Các thuốc sâu, thuốc bệnh dùng nhiều mà chưa phân hủy có thể làm cho rau ngấm hóa chất-dễ hỏng. Rau tui trồng ăn có vất héo queo ngâm nước phát là "tươi tỉnh" ngay. Mà cũng chưa từng thấy rau gì...kiến bu. Công nhận chỗ rau trong siêu thị kia siêu sạch thật :))

0:42 Sunday,8.3.2015

Đăng bởi:  phale

@Uyên Bùi: Rượu cacao ngon nhất là với sô cô la đắng. Loại đắng cũng tốt cho sức khỏe, chứ sô cô la sữa với trắng thì ôi thôi mập.

Còn theo "truyền thống" thì các loại rượu ngọt cay hợp với mấy món... béo như bánh, foie gras, thịt heo quay/nướng, gà nướng, cừu nướng. Nhưng tất nhiên là mấy món này chẳng phải để ăn diet rồi.

Tuy nhiên, nếu Uyên không sợ thì cứ thử rượu này với các món Uyên định nấu. Chính Lê cũng dùng rượu cacao khá lung tung mà vẫn chưa thấy làm sao cả. Đúng ra thì các kiểu rượu trắng đỏ của Tây có điểm yếu chết người là không dùng được với bất cứ món nào có dấm, lại càng gớm nếu dùng chung với mấy món cá sống sashimi hay caviar vì chúng chứa nhiều sodium quá, uống vô rồi ăn cá là thấy tanh kinh khủng. Trái lại rượu gạo (như rượu sake) ít sodium nên không kén, dùng với gì cũng được kể cả cá sống hay dấm. Rượu cacao cũng kiểu ít sodium nên nếu Uyên mạnh dạn thử sẽ thấy nó hợp với nhiều món :)

23:29 Saturday,7.3.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Vâng, em có order rau bên Xanhshop rồi ạ! Em đang định hỏi nốt chị thêm một câu nếu chị không thấy quá phiền, rượu cacao nhâm nhi với món gì thì ngon ạ? Em đang định làm bữa đãi bạn bè, nhưng không uống được rượu nên đâm ra không biết chuẩn bị như nào là hợp nhất. Thêm nữa là em đang diet (vì Tết xả láng nên mỡ tích đầy bụng dzồi), nên nếu là món ít phô mai thịt thà thì tốt ạ! :) em cám ơn chị trước!

14:53 Saturday,7.3.2015

Đăng bởi:  Pha Lê

@Uyên Bùi: rau với thịt heo hữu cơ ở VG Food thì chị biết là đảm bảo, ăn vào cũng thấy khác. Còn nấm của nó chị không rành bằng. Tuy nhiên mẹ chị vẫn hay mua nấm ở đấy về, bà lại kỵ hóa chất, ăn đồ có hóa chất vào là hay đau dạ dày (đeo vòng vàng giả là da mẹ cũng phồng rộp hết), nhưng ăn nấm ở VG Food thì mẹ không sao cả. Nên chắc nó không tới nỗi.

Em không chắc thì đặt nấm ở xanh shop (http://xanhshop.com/?product=nam-bao-ngu-xam-0-5kg) thử, nấm ở đây dán nhãn xanh và có giải thích rõ ràng hơn.

12:16 Saturday,7.3.2015

Đăng bởi:  Uyên Bùi

Em mới tung tăng ra Vgfood mua rau về nấu lẩu. Có một điều là ở Vgfood có bán cả mấy loại nấm có bán đầy ngoài chợ, bao bì in tiếng Nhật, Hàn, ghi là do cty VN nhập khẩu, mà nấm mang nhập khẩu còn tươi roi rói không dập không hỏng cũng hơi lạ. Chị Phale có biết gì về loại nấm linh chi này không? em không biết có đảm bảo được nguồn gốc nấm sạch không nữa.

13:34 Friday,6.3.2015

Đăng bởi:  Vĩnh

Nói về rau sạch và thịt sạch thì ở Việt Nam cũng có nhiều có điều không có biện pháp và cách thức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thôi. Như ở quê mình (ngoại thành Hà Nội) vụ đông xuân rau màu hoàn toàn không cần phun thuốc hay bón tưới gì cả mà cây (súp lơ, cà chua, cải các loại, ngô...)vẫn xanh tốt. Cuối tuần về nhà lại ăn rau mẹ trồng, không riêng gì nhà mình mà tất cả nhưng hộ xung quanh đều trồng rau, rau nhiều đến nỗi đổ bỏ mà toàn rau củ sạch không phải bón tưới gì hết. Thịt lợn thì mọi người nuôi theo công nghiệp nhưng không phải là ăn cám hay bắp nhập về mà cho ăn đồ ăn thừa từ các nhà hàng, khách sạn...mỗi ngày đều đến đó lấy trực tiếp phần thức ăn thừa họ đổ vào các thùng chứa và nấu lại cho heo ăn(mình không rành cái này lắm nên không biết đánh giá như nào) nông dân nuôi xuất được một lứa heo thịt khoảng 4-6. Như nhà mình thì bố mẹ nuôi 1-2 con heo theo tiêu chuẩn sạch hoàn toàn (thức ăn là rau xanh và đồ ăn là cám gạo... đều từ gia đình trồng ra) thì được một lứa heo xuất chuồng cũng từ 6-9 tháng.

16:21 Monday,16.2.2015

Đăng bởi:  Tuấn Sơn

Trong bài này của Pha Lê cũng như bài của bạn Meadow có một lỗi nhỏ mà nhiều người không để ý, đó là gọi tên "chất độc màu da cam", trong khi tên gọi chính xác chỉ là "chất độc da cam" (sai ở chỗ thừa một chữ "màu").

Bởi chất độc da cam thật ra là một chất không màu chứ không phải có màu da cam.

Màu da cam này là màu những vạch sơn mà quân đội Mỹ kẻ trên những thùng phuy đựng chất độc này để phân biệt với những thùng phuy đựng các chất khác (có các vạch màu tím, xanh, hồng, trắng}

22:34 Sunday,15.2.2015

Đăng bởi:  Hòa

Tôi không biết gì về lĩnh vực này có lẽ phải nhờ bạn Meadow cung cấp thêm thông tin, nhưng gần đây có bài báo về chất độc màu da cam với kết luận: "Exposure to Agent Orange several decades earlier may increase the risk of cancers in all sites combined, as well as several specific cancers, among Korean veterans of the Vietnam War, including some cancers that were not found to be clearly associated with exposure to Agent Orange in previous cohort studies primarily based on Western populations."

http://viet-studies.info/kinhte/KoreanAgentOrange_DEc14.pdf

18:53 Sunday,15.2.2015

Đăng bởi:  phale

@Meadow:

Mình công nhận mình không phải dân khoa học, chỉ đơn giản là: mình đọc về Monsanto, xem các phim tài liệu. Và kết luận rằng Monsanto đáng ghét, từ chủ trương đến sản phẩm.

Mình sẽ tìm một số bài về Monsanto ở báo nước ngoài về dịch cho nó khách quan hơn. Nếu phải tóm sơ về vấn đề này thì những tài liệu mình tìm được là vầy: Monsanto tham gia chế nên chất độc da cam, Monsanto sản xuất thuốc trừ sâu (mấy lần nhà máy làm thuốc của họ bị rỉ, khiến dân của vùng bị bệnh, Monsanto phải bỏ tiền đền bù - dù tiền đền cho nạn nhân da cam ở nước ta thì đâu chưa thấy). Ban đầu thuốc Roundup diệt cỏ và sâu của Monsanto không quá tệ, nhưng sau đó cỏ bắt đầu khỏe hơn, chống lại được thuốc, và Monsanto đành chế ra thuốc độc hơn nữa, mạnh hơn nữa để trị. Và thuốc mới của Monsanto chắc chắn có 2,4-D - không giống thành phần với da cam thì giống gì nữa? Giống thành phần không phải là giống tác dụng. Mà ngay cả khi nó không "nhiễm bẩn" và "độc như" bạn nói, nhưng không lẽ nó vô hại? Chẳng độc tý nào? Mình sẽ tập hợp thông tin và dịch về Monsanto sau. Có gì bạn theo dõi và cho biết ý kiến nhé.

Một điều nữa mình muốn nói lên ở đây, là Monsanto hay tổ chức nọ kia có thể chi tiền nghiên cứu rồi nói rằng cái này không độc, cái kia độc ít, cái nọ không độc đến mức da cam. Nhưng cuối cùng để làm gì hả bạn? Nếu nông dân chúng ta nai lưng chăm bón, không xài thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dùng giống biến đổi gien, thì chẳng lẽ ta lại lưỡng lự không ủng hộ mà phải đi đọc một bản báo cáo khoa học dài dòng để xem liệu thực phẩm nhập (có hoặc không có xịt Monsanto) là tốt cho sức khỏe hay không? Vì sao cứ có thực phẩm sạch là nước mình đem đi xuất Nhật, hoặc xuất ra nước khác? Vì sao những người có tiền không chịu bỏ thêm một ít để ủng hộ các bác nông dân trung thực này? Để rồi đi mua thực phẩm nhập mà chưa chắc đã tốt hơn?

Mình chỉ hy vọng rằng, nếu không bắt buộc phải mua đồ nhập (như cừu Úc chẳng hạn, món ấy đành phải nhập thôi), thì cố gắng ủng hộ sản phẩm của nhà nông Việt. Mình cho một số địa chỉ cung cấp rau củ sạch mà chính mình hay mua, dù chúng có đắt một chút, cũng là để ai có khả năng và thích sống ít hóa chất hơn tìm hiểu thêm. Ngay cả tại nước khoa học nông nghiệp phát triển như Nhật, họ còn hiểu rằng thực phẩm nội địa, do nông dân Nhật chăm bón không thuốc trừ sâu, là quý nhất, là phải đắt, là ngon nhất. Người Nhật nào giàu luôn tự hào rằng họ có tiền mua thực phẩm nội, sạch sẽ an toàn. Thì tại sao mình lại không như thế?

13:44 Sunday,15.2.2015

Đăng bởi:  Meadow

Tôi đã theo dõi thường xuyên trang này từ lâu, rất thích các bài viết về lịch sử, văn hóa, hội họa, và văn học, nhưng có lẽ khoa học-y học không phải là sở trường của trang này...

1. GMO (thực phẩm biến đổi gien) đã được cho là an toàn bởi các tổ chức sau: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Cục Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA), Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association), Hiệp hội độc chất học, Viện Khoa học sự sống Quốc tế, Viện hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ (National Academy of Sciences), Hiệp hội Hoàng gia Vương quốc Anh, Viện Công nghệ thực phẩm, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu và Ủy ban Liên minh Châu Âu.

Các tổ chức này đã thiết lập ra các hệ thống quy chuẩn để đánh giá và quản lý an toàn của thực phẩm GMO. Mọi thực phẩm GMO đều phải được chứng nhận không có nguy cơ về sức khỏe với con người dựa trên Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex) thiết lập bởi WHO mới được đưa ra thương mại hóa. Thực vật đã qua biến đổi gien rất nhiều lần trong tự nhiên, trong nông nghiệp như lai giống, vv. GMO có chăng chỉ khác về khoản họ sử dụng kỹ thuật (engineering) để thay đổi gien mà thôi.

Như vậy không có nghĩa là trong tương lai không có GMO nào có hại cho sức khỏe con người, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng nào cho rằng nó có hại cả. Còn việc có nhiều người chống đối GMO thì đơn giản, xưa nay đâu phải bất cứ cái gì có nhiều người chống đối cũng là xấu, và cái gì có nhiều người đồng tình cũng là tốt.

Tuy nhiên, tôi đồng ý với việc người tiêu dùng có quyền được biết thứ họ mua có phải là thực phẩm biến đổi gien hay không. Đơn giản bởi vì hai chữ: quyền-lợi.

---

2. Agent Orange (chất độc màu da cam) là một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây tổng hợp từ 2 chất hóa học khác nhau: 2,4,5-T và 2,4-D. 2 chất này đều thuộc loại synthetic auxin (tổng hợp hormone cây cối). Đúng ra chất này không độc hại lắm, nhưng do trong quá trình chế biến, một trong hai chất này, chất 2,4,5-T đã bị nhiễm bẩn (contaminated) với chất 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzodioxin (TCDD). TCDD là một chất thuộc loại dioxin, độc nhất trong các loại dioxin. Đó chính là lý do tại sao Agent Orange đã gây độc như vậy. Nếu 2 chất căn bản trong agent orange mà không bị nhiễm bẩn thì agent orange đã không độc hại đến như vậy.

Còn loại thuốc trừ sâu mà bạn nhắc đến có chứa chất 2,4-D. Đây là 1 trong 2 chất có trong agent orange, nhưng không phải là thứ làm cho agent orange độc đến mức độ chúng ta biết (TCDD mới là chất làm cho nó độc).

Như vậy không có nghĩa là thuốc trừ sâu này (hay thậm chí cả thuốc trừ sâu của các hãng khác) không độc, nhưng khả năng cao là nó không độc đến mức cách nói rằng "có thành phần giống chất độc màu da cam" mà bài viết này ngụ ý.


9:35 Sunday,15.2.2015

Đăng bởi:  candid

Ở HN trên Facebook có một page Rau hữu cơ 5.0, bán rau hữu cơ do vợ chồng một hoạ sĩ bạn mình. Bấy lâu nay mình toàn ăn rau do bạn mình bắt sâu nhổ cỏ. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả