Ăn uống

Ngày Xuân chán thịt nói chuyện rau muống

  Ngày Xuân nơi đâu cũng ứ hự thịt, thì ta đâm nhớ rau. Thôi bàn chuyện rau vậy. Đầu tiên là rau muống. Rau muống là thứ rau bình dân nhất, thế nhưng hầu không có loại rau nào địch nổi nó về sự phong phú trong khi chế biến. Ăn sống, luộc, xào, […]

Ý kiến - Thảo luận

14:56 Wednesday,25.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

@ Cừu non: Về nguồn gốc chữ "tâm" có bộ thảo đầu, chắc là tra từ điển tự nguyên sẽ ra. riengchung đang không có sách này nên cũng chưa biết. Nếu bạn lúc nào bạn tra được thì chia sẻ cho vui nhé.Tks
Trên SOI có vài thảo luận về Kanzi của Nhật Bản. Không loại trừ khả năng người Nhật phát minh ra chữ tâm có bộ thảo, rồi du nhập ngược vào TQ. "đăng tâm thảo" và "đăng tâm" ở TQ thấy dùng cả tâm có và tâm không có bộ thảo đầu.

13:19 Wednesday,25.3.2015

Đăng bởi:  Cừu non

@ Anh/chị Riêng&Chung: Dạ đúng là chữ tâm có bộ Thảo trong từ 空芯菜 là cách viết em thấy người Nhật hiện đại vẫn dùng ạ, không biết ngày xưa thì thế nào.
Em phân vân không biết nguồn gốc chữ 芯 có phải vì ngày xưa người ta dùng cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo 灯芯草 - tiếng Nhật đọc là toushinsou) làm tim nến và cũng làm thuốc rất phổ biến, do đó mới thêm bộ Thảo (ý là của chữ 草 - Thảo) vào chữ 心 và dùng chữ mới này để chỉ lõi các đồ vật thay cho chữ 心 không (?).
Chữ 芯 em chỉ biết dùng để chỉ bấc đèn, bấc nến, ruột bút chì, mới đây là lõi rau muống, bây giờ mới biết thêm là có dùng cho lõi quặng và chip vi xử lý nữa, đúng là mở mang đầu óc quá ạ :D

20:46 Tuesday,24.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Bạn Cừu Non dùng chữ 芯 (tâm) chắc là cách dùng của Nhật Bản (?), còn tiếng Hán hiện đại dùng chữ 心, cũng là tâm, nhưng không có bộ Thảo trên đầu khi nói rau không tâm (rau muống).
Chữ tâm (không có bộ thảo) là nghĩa quả tim, tâm tính, ở giữa v.v... được dùng rộng hơn chữ tâm có bộ thảo trên đầu.
Chữ tâm có bộ thảo thường liên quan đến vật chất (lõi của vật), ở tiếng Hán thấy dùng trong từ bấc đèn, bấc nến (là bộ phận ruột, lõi và có nguồn gốc thảo mộc), hoặc dùng để chỉ phần lõi, phần giữa của vật chất như trong các từ lõi quặng, lõi lò phản ứng hạt nhân, chip vi xử lý của thiết bị điện tử v.v...
Vài dòng trao đổi.

13:24 Tuesday,24.3.2015

Đăng bởi:  Cừu non

Đọc xong comment của anh/chị Riêng&Chung em mới biết là em hiểu sai chữ 空芯菜 rồi ạ. Thì ra chữ 空 ở đây không phải dùng với nghĩa "bầu trời" mà dùng với nghĩa "rỗng".

Em tìm được một bài nghiên cứu thế này, đọc xong bất ngờ vì tận Nepal, đảo Fiji hay New Guinea cũng trồng rau muống:
https://www.academia.edu/6238362/Water_Spinach_Ipomoea_aquatica_Convolvulaceae_A_food_gone_wild

22:19 Monday,23.3.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Ở "xứ lạ" cũng có rau muống. Đọc truyện Phong Thần diễn nghĩa có nói về ông Tỷ Can bị vua Trụ và Đát Kỷ đòi lấy quả tim "thất khiếu" trong người ông ra để nhậu, tại vua tin là tim thất khiếu rất bổ, còn Đát Kỷ bịa ra vậy để trừ khử Tỷ Can. Ông này nhờ bùa phép của Khương Tử Nha, nên nộp tim xong vẫn sống, nhưng ra đường gặp người đàn bà rao bán "rau không tâm", chính là rau muống. Hai bên nói với nhau có 2-3 câu, thế nào ứng vào cái tình trạng "không tâm" của ông Tỷ Can, tức là không có tim. Thế là bùa mất thiêng, Tỷ Can lăn ra chết.
Rau muống rỗng ruột nên ở TQ có một tên gọi là rau không tâm, ngoài ra còn dăm bảy cái tên khác nhau, tùy theo địa phương. Kinh đô của vua Trụ ở địa phận tỉnh Hà Nam (TQ) ngày nay, tức là phía bắc sông Trường Giang, thời tiết mùa đông rất lạnh. Có thể đoán rau muống phân bố tự nhiên khá rộng, từ Hà Nam (TQ) lạnh giá xuống phía nam như Quảng Đông, Quảng Tây có khí hậu khá gần Hà Nội đều trồng được, là món rau khá phổ biến. Trung Y cho rằng rau muống lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt. Nhưng nếu các bác nông dân phun thuốc "kích phọt" vào cho rau lớn thì còn những tác dụng trên nữa hay không???

18:32 Monday,23.3.2015

Đăng bởi:  Cừu non

Theo như em biết thì ở Nhựt Bổn cũng có rau muống đấy ạ, người Nhật gọi là kuushinsai (tiếng Hán viết là 空芯菜, dịch nôm na củ chuối là rau có màu xanh như tâm bầu trời).
Mấy chú Nhựt chỗ em làm mê tít thò lò rau muống. Nghe bảo ở Nhựt siêu mắc mỏ, nên qua tới Việt Nam được ăn rau muống xào tỏi suốt ngày thích mê tơi hehe.

3:12 Friday,20.2.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Bài anh Mai viết hay ghê lên được :) Làm tôi thèm rỏ dãi\, không thể nổi giận được tẹo nào! Xin góp cổ phần một cái là cả miền Nam gọi Bắc kỳ là Rau Muống (cũng chẳng đủ), nên gọi là Ba kỳ đều Muống tất. Nếu sen gọi là quốc hoa thì nên lấy Muống tôi làm quốc... rau! Sen, súng thì cả châu Á này có tha hồ. Chứ Muống không rõ là chỉ có ở Đông Nam Á hay là những nước nào nữa? Xin ai đi nhiều hiểu rộng chỉ thêm!
Chúc năm mới an lành tới mọi người!

0:00 Thursday,19.2.2015

Đăng bởi:  admin

@Cụ già khó tính: cảm ơn bác, bọn cháu sửa lại rồi ạ

23:39 Wednesday,18.2.2015

Đăng bởi:  Cụ già khó tính

Rau mùng tơi "chần" (nước sôi) chứ làm sao "trần" (truồng) được (mà Soi cứ sửa chứ không phải đưa comment lên đâu :)

21:38 Wednesday,18.2.2015

Đăng bởi:  Đinh công đạt

Rau muống tháng chín con dâu dịn, mẹ chồng ăn. Ngày xưa đã có gió heo may thì chỉ cắt rau muống cho lợn! Không hiểu thế nào anh Mai lại cho mọi người ăn rau muống vào dịp này. Kể cả bầy vào đồ gốm Mai hay mái thì cũng thế thôi

10:14 Wednesday,18.2.2015

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Chém Gió, sửa rồi nhé :-)

1:04 Wednesday,18.2.2015

Đăng bởi:  Chém gió

Cái xấu lại có thể dầm ra đánh dấm cho nước rau luộc được à :D. Mà rau muống chấm với nước mắm mới đúng vị chứ madi không hợp

22:50 Tuesday,17.2.2015

Đăng bởi:  Telatenao?

Có gốm Hiên Vân hình như na ná gốm Mai, liệu có phải là cùng một lò nung ra không đây?
Những món dọn ra trong hình minh hoạ, khoan hẵng vội khoe là đựng bằng gốm Mai, mà người đọc cần biết: Ai nấu? Ở đâu phục vụ? và khá quan trọng nhé: Ăn vào mùa nào?
Nghệ sỹ Bùi Hoài Mai đang dần trở thành nhà văn hoá dân gian nằm vùng. Anh thật đa đoan và quá sức, nhưng cũng thật tinh tế ôm đồm. Bao nhiêu hy sinh và trải nghiệm, chúc anh an lạc, khang ninh thịnh vượng, và cũng lo gìn giữ những giá trị bản quyền bản thể dần dần đi là vừa. Con gì được nuôi rồi cũng chỉ để làm thịt, kể cả con người nghệ sỹ, anh ạ !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả